Logistics oằn mình cõng phí: Thủ phạm là BOT và “phí bôi trơn”

LINH ANH - KHÁNH HÒA |

Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra tới 28,3 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỉ đồng cho việc kiểm tra chuyên ngành. Điều này góp phần khiến chi phí logistics ở Việt Nam tăng rất cao. Ngoài ra những tác nhân còn lại, chính là phí BOT và tiêu cực phí mà ở đây có thể hiểu là “phí bôi trơn” khi thông quan.

Nghịch lý: Từ Hải Phòng đi Hà Nội đắt hơn đi Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc)

Theo đánh giá của hiệp hội logistics Việt Nam, năm 2017, tỉ lệ chi phí logistics trên GDP của Việt Nam đứng ở mức 20,9% GDP, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Có 5 yếu tố khiến chi phí logistics tăng cao, đó là chi phí vận tải hàng hóa bằng đường bộ quá cao; phụ phí tại cảng biển mà chủ tàu container nước ngoài đang thu chủ hàng Việt Nam; hạn chế về kết cấu hạ tầng; thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng (Hải Phòng); và cuối cùng là kiểm tra chuyên ngành.

Trong các khoản phí logistics thì chi phí nhiên liệu chiếm 30-35%, phí BOT dao động từ 15%-30% trong đó BOT Bắc Nam chiếm 15%, BOT Hải Phòng - Hà Nội lên đến 30% và phí tiêu cực là 5%.

Hiệp hội Logistics chỉ ra ví dụ rất rõ ràng minh chứng cho nghịch lý là chi phí vận chuyển từ Hải Phòng đi Hà Nội còn cao hơn chi phí cho chuyến hàng đó đi Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore bằng đường biển. Cụ thể, chi phí Hải Phòng - Hồng Kông (Trung Quốc) chỉ 20USD/1 container 20feet, đi Nhật Bản 100USD/1container 20feet thấp hơn nhiều chi phí đường bộ từ Hải Phòng đi Hà Nội.

Còn với tuyến Hải Phòng - TPHCM dài 1.900km, tổng chi phí vận chuyển và xếp/dỡ đối với đường bộ là 34 triệu đồng/TEU (đơn vị của container tính theo dung tích) và 37 triệu đồng/FEU (2 TEU được quy như là 1 FEU); đối với đường sắt là 12,4 triệu đồng/TEU và 14,3 triệu đồng/FEU; đối với đường biển là 5,2 triệu đồng/TEU và 6,7 triệu đồng/FEU. Ngoài ra, còn có phụ phí 10-20 loại khác nhau như phụ phí vệ sinh container 150.000 đồng/ TEU, 200.000 đồng/FEU; phụ phí mất cân bằng container rỗng 2,3 triệu/TEU và 4 triệu/FEU. Tổng phụ phí khoảng 350-500 USD/TEU, FEU.

BOT và tiêu cực phí

Các doanh nghiệp vận tải cho rằng: Ngoài các loại phí cố định, giờ đây, phí cầu đường BOT thậm chí còn cao hơn cả chi phí nhiên liệu cho quãng đường vận chuyển vì các trạm thu phí dày đặc. Hiệp hội Vận tải TPHCM đưa ra ví dụ khi chở hàng từ các cảng ở quận 7, TPHCM đi Vũng Tàu, chi phí nhiên liệu khoảng 750.000 đồng cho 60 lít dầu, nhưng phí cầu đường cho cả lượt đi và về là 800.000 đồng. Hay quãng đường từ các cảng ở quận 7 xuống Biên Hòa - Đồng Nai, tiền phí qua trạm BOT lên tới 560.000 đồng (cả đi và về), trong khi chi phí nhiên liệu chỉ chiếm 437.000 đồng cho 35 lít dầu.

Chia sẻ với Báo Lao Động, anh T.Tuấn - chủ xe kiêm lái xe container chở thanh long xuất khẩu ở cửa khẩu Tân Thanh cho biết, tổng chi phí vận chuyển từ Bình Thuận ra Lạng Sơn lên tới 55-57 triệu đồng, trong đó, ngoài tiền phí BOT vào khoảng 5 triệu đồng, các chủ xe còn phải “chung chi” cho các chốt CSGT dọc đường. Riêng đối với tiêu cực phí, qua khảo sát cho thấy chỉ có 35,5% doanh nghiệp rất ít khi phải trả các khoản phí không chính thức cho các cơ quan chức năng khi tiến hành vận tải hàng hóa; trong khi có tới 17% DN thường xuyên phải trả các khoản phí này. Nghĩa là có tới hơn 60% các doanh nghiệp dùng phí bôi trơn và gần 20% sử dụng thường xuyên. Đây cũng là câu chuyện mà Báo Lao Động đã phản ánh việc đưa nhận tiền nườm nượp ở hải quan Hải Phòng vừa qua.

Trên đường thuỷ, dù gần như không phải mất phí BOT nhưng chi phí dọc đường của các DN vận tải cũng không hề ít. Theo anh N.Thịnh - một DN vận tải thuỷ tại Hải Phòng - tại khu vực này vận tải sông thuần túy bằng các loại tàu SI, SII phát triển nóng bởi ai cũng có thể mua tàu để chạy vận tải và tự quản lý theo kiểu gia đình nên thường thiếu giấy tờ, thiếu bằng cấp, chở không đúng hoặc chở quá tải… nên dẫn đến sự ra đời của tình trạng “làm luật” nghĩa là cứ làm thủ tục cảng vụ là mất 1 khoản nhất định. Từ đó, nhiều trạm kiểm soát trên sông được dựng lên và dù có đủ giấy tờ, bằng cấp vẫn phải “làm luật”. Ông này cho biết, các trạm kiểm soát trên sông nhiều đến mức khó có thể giải thích như tuyến Hà Nam - Hòn Nét có tổng chiều dài tuyến đường khoảng 250km mà có tới 18-20 trạm kiểm soát các loại. Cũng theo ông Thịnh, với các tàu vận tải biển SB, chi phí mềm “ngoài luồng” làm cho giá thành vận tải tăng lên khoảng 25-30%.

Hiệp hội logistics kiến nghị cắt giảm chi phí vận tải, trước hết là đường bộ, minh bạch hóa phí BOT, xóa bỏ chi phí ngầm trong vận tải, loại bỏ các phụ phí bất hợp lý. Nếu không giải được bài toán này thì logistics Việt Nam sẽ thành logic… tắc và không thể phát triển được. 

LINH ANH - KHÁNH HÒA
TIN LIÊN QUAN

Bùng nổ thương mại điện tử trong logistics Việt Nam

Lan Hương |

Sáng 10.4, tại hội thảo Logistics và Thương mại điện tử: Đồng hành cùng phát triển, đại diện Liên minh hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (VESA) cho biết, thương mại điện tử đang là xu hướng chủ đạo của nền thương mại toàn cầu.

Sau bài viết của Lao Động, nhiều độc giả chia sẻ từng khốn đốn vì thiếu phí "bôi trơn" hải quan

LT |

Sau khi nhóm phóng viên của báo Lao Động phản ánh tình trạng nườm nượp cảnh kẹp tiền, đưa - nhận tại Hải quan Hải Phòng, nhiều độc giả đã bày tỏ sự bức xúc với hành vi trên. Đồng thời, độc giả cũng hoan nghênh, khen ngợi tinh thần tác nghiệp của phóng viên báo Lao Động.

Logistics - Những bất thường và trả giá

GS TSKH Lã Ngọc Khuê |

Dù được các chuyên gia cảnh báo từ lâu, nhưng mãi tới 2014, khi Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra con số thống kê, chi phí Logistics ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, người ta mới bừng tỉnh và nghiêm túc hơn trong việc kiếm tìm những đối sách ngõ hầu tiết giảm được tổn thất không đáng có của nền kinh tế do Logistics gây ra.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Bùng nổ thương mại điện tử trong logistics Việt Nam

Lan Hương |

Sáng 10.4, tại hội thảo Logistics và Thương mại điện tử: Đồng hành cùng phát triển, đại diện Liên minh hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (VESA) cho biết, thương mại điện tử đang là xu hướng chủ đạo của nền thương mại toàn cầu.

Sau bài viết của Lao Động, nhiều độc giả chia sẻ từng khốn đốn vì thiếu phí "bôi trơn" hải quan

LT |

Sau khi nhóm phóng viên của báo Lao Động phản ánh tình trạng nườm nượp cảnh kẹp tiền, đưa - nhận tại Hải quan Hải Phòng, nhiều độc giả đã bày tỏ sự bức xúc với hành vi trên. Đồng thời, độc giả cũng hoan nghênh, khen ngợi tinh thần tác nghiệp của phóng viên báo Lao Động.

Logistics - Những bất thường và trả giá

GS TSKH Lã Ngọc Khuê |

Dù được các chuyên gia cảnh báo từ lâu, nhưng mãi tới 2014, khi Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra con số thống kê, chi phí Logistics ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, người ta mới bừng tỉnh và nghiêm túc hơn trong việc kiếm tìm những đối sách ngõ hầu tiết giảm được tổn thất không đáng có của nền kinh tế do Logistics gây ra.