Cuộc trùng tu bất tận

Thanh Hà |

Hơn cả một công trình kiến trúc, nhà thờ chính toà của Milan hay Duomo di Milano (Italy) là một tiến trình. Trong hơn 600 năm, nhà thờ Gothic vĩ đại được làm mới liên tục, với cùng loại nhân công, cùng kĩ năng và thậm chí cả quá trình hậu cần của các nguyên liệu xây dựng chính.

Vẻ đẹp đắt giá

"Với nhà thờ của Milan, vẻ đẹp có giá của nó", theo New York Times. Nhà thờ Gothic đồ sộ của trung tâm thời trang và tài chính Italy là một trong những nhà thờ lớn nhất thế giới.

Đức ông Gianantonio Borgonovo - chủ tịch của Veneranda Fabbrica del Duomo di Milano - tổ chức chịu trách nhiệm xây dựng và bảo trì nhà thờ từ năm 1387 - cho biết: “Trùng tu là công việc chính của Fabbrica, vì đá cẩm thạch từ Candoglia này không cứng. Trong 50 năm, tối đa là một thế kỉ, cần phải thay tất cả những viên đá".

Loại đá cẩm thạch xây dựng nhà thờ Duomo được khai thác ở Candoglia, gần hồ Maggiore, cách Milan khoảng 100 km về phía Tây bắc, “không bền bằng đá cẩm thạch Carrara" thường được sử dụng ở Italy.

Phải mất 6 thế kỉ để xây dựng nhà thờ đồ sộ này: Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1386, dưới thời cai trị của Gian Galeazzo Visconti - lãnh chúa đầu tiên của thành phố. Những chi tiết cuối cùng của nhà thờ được hoàn thành vào thế kỉ 20, với việc bổ sung thêm các cánh cửa. Nội thất nhà thờ cũng ấn tượng như mặt tiền và có nhiều tác phẩm nghệ thuật từ thời kì Phục hưng và Baroque. Napoléon lên ngôi vua của Italy trong Duomo di Milano năm 1805. Có 145 ngọn tháp trong nhà thờ của Milan. Bức tượng nổi tiếng của Madonnina, được làm bằng đồng mạ vàng, được đặt trên ngọn tháp cao nhất vào năm 1774.

Theo thông tin trên website, Duomo di Milano "kể câu chuyện về đức tin và nghệ thuật kéo dài hơn 6 thế kỉ". Việc xây dựng nhà thờ bắt đầu vào thời điểm  phong cách của các nhà thờ Gothic đã đạt đến đỉnh cao.

"Quyết định của Gian Galeazzo về việc sử dụng đá cẩm thạch Candoglia thay vì gạch Lombard truyền thống đi kèm với một cuộc cách mạng thực sự về phong cách thông qua việc lựa chọn Gothic. Điều này buộc Fabbrica phải tìm các kĩ sư, kiến trúc sư, nhà điêu khắc và thợ cắt đá từ khắp châu Âu" - website nhà thờ thông tin.

Cũng theo bài viết này, công trường xây dựng nhà thờ của Milan đã trở thành không gian sôi động để trao đổi những ý tưởng, kinh nghiệm và kĩ năng đa dạng nhất của những người lao động đến từ khắp châu Âu, "khiến Duomo trở thành nơi giao thoa của các dân tộc và nền văn hóa và là nơi châu Âu nhất trong số các nhà thờ Gothic".

Duomo di Milano - biểu tượng được bảo trì cực kì cẩn thận trong 6 thế kỉ, đòi hỏi phải được coi sóc cơ bản liên tục kể từ khi xây dựng - chắc chắn vẫn là địa danh được yêu thích nhất ở thủ đô tài chính và thời trang của Italy. Nhà thờ, cùng với khoảng 3.400 bức tượng và hình chạm khắc trang trí, các trụ chống, tháp nhọn... được chế tác từ đá cẩm thạch quý hiếm với các đặc tính vật lý và hóa học độc đáo khiến nhà thờ đặc biệt lộng lẫy nhưng cũng đi kèm với nhược điểm: Đá cẩm thạch đặc biệt dễ vỡ. “Đá cẩm thạch có thể vỡ bất ngờ" - Francesco Canali - thành viên của Veneranda Fabbrica del Duomo di Milano - cho biết.

Kể từ khi xây dựng, Duomo di Milano liên tục được trùng tu. Do đó, chi phí cho tất cả hoạt động luôn rất cao. Đức ông Gianantonio Borgonovo đang tìm cách tăng viện trợ từ khu vực tư nhân để trang trải một số chi phí không ngừng nghỉ cho việc trùng tu nhà thờ. Được biết, nhà thờ được trợ cấp qua đóng góp và di sản của những người Milan giàu có cũng như những người dân địa phương bình thường. Họ có thể tặng những đồ vật có giá trị trong những chiếc hộp trên công trường và những đồ vật này sau đó được đấu giá.

Công trường vĩnh cửu 

Nhà thờ Duomo di Milano được hoàn thành năm 1965, 579 năm sau khi khởi công, giải thích cho câu nói của người Italy về một điều gì đó không bao giờ kết thúc: “è come la fabbrica del Duomo" tức là “giống như việc xây nhà thờ”, theo New York Times.

“Trong những ngày này, khúc dạo đầu cho mùa xuân sắp tới, với bầu trời xanh đặc trưng của Lombardy ở hậu cảnh, quan sát nhà thờ từ quảng trường và thậm chí còn đặc biệt hơn từ sân thượng, chúng tôi ghi nhận giàn giáo mới rộng lớn đã bao phủ cơ sở". Ghi chú này không lấy từ biên niên sử của một năm nào đó của thế kỉ 15, mà được xuất bản trực tuyến ngày 17.3.2017 từ Diario dei Cantieri - nhật kí công trình xây dựng nhà thờ.

"Không phải kết tinh của lịch sử, địa điểm xây dựng vĩnh cửu này, quá trình xây dựng vô tận bao bọc nhà thờ Milan, có thể được coi là cơ thể sống của một nơi chưa bao giờ ngừng được xây dựng, phục hồi đồng thời tự đổi mới liên tục để giữ nguyên trạng" - như tạp chí Abitare từng nhận định.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng liên tục tại nhà thờ của Milan không đồng bộ với văn hoá trùng tu hiện đại, bởi việc này được thực hiện hoàn toàn vì mục đích bảo tồn. Như kĩ sư Francesco Canali chỉ ra, trước tiên, nhà thờ mang tới cảm giác liên tục nên khó nhận ra sự khác biệt với quá trình trùng tu một di tích lịch sử. Ví dụ, để khôi phục một công trình thường cần có điều tra sơ bộ, tái tạo hình ảnh ban đầu, đánh giá bổ sung. Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ xảy ra ở Duomo di Milano bởi kiến thức của các chuyên gia bảo tồn nhà thờ chưa bao giờ bị đứt đoạn nhờ kho lưu trữ đặc biệt ghi lại những thăng trầm của nhà thờ trong nhiều thế kỉ.

Tính độc đáo của nhà thờ nằm ở chỗ nó được cấu trúc, thậm chí cho đến tận ngày nay, như một địa điểm xây dựng thời trung cổ và hoạt động như một nhà thờ Gothic trong suốt 600 năm: Với cùng loại công nhân, cùng kĩ năng và thậm chí cùng cơ sở hậu cần liên quan đến nguyên liệu thô chính - đá cẩm thạch - chỉ có những thay đổi rõ ràng liên quan tới vấn đề vận chuyển bởi sự biến chuyển của thời đại, Abitare lưu ý.

Các chuyên gia tại Veneranda Fabbrica del Duomo cũng luôn theo dõi chặt chẽ tình trạng cấu trúc của nhà thờ, với toàn bộ công trình được kết nối với các cảm biến cung cấp những phép đo kĩ thuật số liên tục thuộc nhiều loại khác nhau, “giống như một điện tâm đồ hoạt động liên tục". Mỗi năm 2 lần, các bức tượng và thành phần trang trí của nhà thờ được đội ngũ có chuyên môn kiểm tra xem có bị gãy và nứt không. Khi cần sửa chữa, những phiến đá cẩm thạch được xử lý trước bằng máy móc sau đó được những người thợ đá tái tạo lại thủ công như tác phẩm của các nhà điêu khắc trước đó.

Các chuyên gia nhận định, đá cẩm thạch thực sự đã định hình số phận của Duomo di Milano. Chính loại đá cẩm thạch "mềm", dùng để xây dựng nhà thờ của Milan đã khiến cho việc xây dựng tòa nhà trở thành công việc được thực hiện liên tục. Được biết, Gian Galeazzo Visconti đã tặng các mỏ đá ở Candoglia cho Fabbrica năm 1387. Kể từ thời điểm đó, ngôi làng 200 người chưa bao giờ ngừng cung cấp vật liệu cho khách hàng duy nhất là nhà thờ, một phần là do nhu cầu thay thế liên tục: Ở mặt tiền, để trang trí và trong các cấu trúc hỗ trợ.

Trên thực tế, quan niệm táo bạo về thiết kế của tòa nhà khiến ngay từ đầu, cần phải liên kết các khối đá cẩm thạch bằng thanh giằng sắt, thứ chắc chắn sẽ bị rỉ sét và khi giãn nở sẽ làm nứt đá cẩm thạch từ bên trong. Điều này làm cho nhà thờ dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở phía nam khi có mức độ tiếp xúc với môi trường lớn hơn.

Ngày nay, các thanh giằng bằng sắt được thay bằng titan, nhưng các yếu tố khác vẫn đang ảnh hưởng tới công trình. Mưa axit, với hàm lượng axit sunfuric phản ứng với thành phần chính của đá cẩm thạch (canxi cacbonat) khiến các chi tiết trang trí bị biến đổi. Ngoài ra, các hiện tượng tự nhiên như quá trình cottura, tức sự phân tách các tinh thể canxit - ảnh hưởng đến tất cả các loại đá cẩm thạch, nhưng đặc biệt đáng chú ý với đá cẩm thạch Candoglia bởi kết cấu của loại đá này khiến quá trình cottura diễn ra nhanh, dữ dội hơn và đạt đến mức độ không chỉ ảnh hưởng đến diện mạo của công trình mà có thể gây nguy hiểm.

Ngày nay,  Veneranda Fabbrica del Duomo di Milano thường xuyên giám sát kĩ các bề mặt nhà thờ, sử dụng nhân sự có chuyên môn để loại bỏ những phần có nguy cơ hư hỏng và lên lịch thay thế chúng. “Mỗi mùa xuân, như đã diễn ra hơn 6 thế kỉ nay, một hoạt động vừa cũ vừa mới lặp lại...  Ở Candoglia, công việc cắt đá cẩm thạch mà nhà thờ cần cho những tháng tới đã bắt đầu”, như Diario dei Cantieri đề ngày 28.4.2017.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Diện mạo những công trình Pháp cổ từng được Hà Nội trùng tu, cải tạo

KHÁNH AN |

Hà Nội - Nhà hát lớn, Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, Trường mầm non 1-6 và rất nhiều công trình kiến trúc Pháp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã được cải tạo, trùng tu.

Khách mê mẩn với "tổ ong khổng lồ bằng đá", "nhà thờ cổ" tại Phú Yên

Hoài Luân |

Phú Yên - Dịp lễ Quốc Khánh 2.9 năm nay, tỉnh Phú Yên đón 41.500 lượt khách đến tham quan du lịch. Trong đó, Nhà thờ Mằng Lăng và Gành Đá Đĩa là hai điểm thu hút rất đông du khách đến check in và chụp ảnh. Phần lớn khách du lịch đến từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hoà, các tỉnh Tây Nguyên.

Hình ảnh Nhà thờ Đức Bà sau 5 năm trùng tu

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Được trùng tu từ năm 2017, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023, nhưng đến nay Nhà thờ Đức Bà vẫn chưa hoàn tất việc trùng tu vì nhiều lý do khách quan.

Bỏ túi kinh nghiệm ngắm trọn sông nước Ninh Bình cho kì nghỉ 30.4 và 1.5

Linh Boo |

Chỉ cách Hà Nội một tiếng rưỡi đi xe, Ninh Bình là điểm đến lí tưởng cho kì nghỉ lễ 30.4-1.5 sắp tới khi thời tiết còn dịu mát, cảnh quan xanh tươi...

Dời ngày khánh thành đoạn cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đến 19.5

DUY TUẤN |

Ngày 24.4, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản về kế hoạch lễ khánh thành 2 đoạn cao tốc: Phan Thiết - Dầu Giây và Mai Sơn - Quốc lộ 45 vào ngày 29.4, để người dân đi lại dịp lễ 30.4. Riêng đoạn cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết chỉ mới hoàn thành tuyến chính, nên dời khánh thành đoạn đến ngày 19.5, để bảo đảm tốt nhất về điều kiện an toàn khai thác.

Tuổi nghỉ hưu ảnh hưởng đến tuổi thọ thế nào?

Song Minh |

Sau tuổi nghỉ hưu, phụ nữ được cho là sẽ sống thọ hơn nam giới 4 năm.

Điều tra vụ vợ chết, chồng bị thương bất thường tại chung cư ở TPHCM

Chân Phúc |

TP Hồ Chí Minh -  Ngày 24.4, lực lượng chức năng Quận 12 đang điều tra vụ 2 vợ chồng thương vong tại 1 chung cư trên địa bàn.

Chuyện về “người rừng” sống một mình trên đỉnh Đa

Minh Nguyễn |

"Người rừng" Lại Văn Quang sinh sống một mình ở nơi hẻo lánh, hoang vu ở thành phố Hòa Bình.

Diện mạo những công trình Pháp cổ từng được Hà Nội trùng tu, cải tạo

KHÁNH AN |

Hà Nội - Nhà hát lớn, Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, Trường mầm non 1-6 và rất nhiều công trình kiến trúc Pháp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã được cải tạo, trùng tu.

Khách mê mẩn với "tổ ong khổng lồ bằng đá", "nhà thờ cổ" tại Phú Yên

Hoài Luân |

Phú Yên - Dịp lễ Quốc Khánh 2.9 năm nay, tỉnh Phú Yên đón 41.500 lượt khách đến tham quan du lịch. Trong đó, Nhà thờ Mằng Lăng và Gành Đá Đĩa là hai điểm thu hút rất đông du khách đến check in và chụp ảnh. Phần lớn khách du lịch đến từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hoà, các tỉnh Tây Nguyên.

Hình ảnh Nhà thờ Đức Bà sau 5 năm trùng tu

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Được trùng tu từ năm 2017, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023, nhưng đến nay Nhà thờ Đức Bà vẫn chưa hoàn tất việc trùng tu vì nhiều lý do khách quan.