Chuyện về Chen Si - người tốt vĩ đại nhất Trung Quốc

hương giang |

Trong thành phố đang hiện đại hóa rất nhanh như Nam Kinh ở Trung Quốc có một cây cầu dài hơn 6km, cực kỳ nổi tiếng. Người ta thi nhau tìm tới đây, hết ngày này qua tháng khác, không phải vì cảnh đẹp mà vì muốn... tự tử. Đa số sẽ được toại nguyện, nhưng một số sẽ bị ngăn cản không thể tìm tới cái chết, bởi một con người kỳ lạ.

Một trong những người tốt vĩ đại nhất

Cầu Nam Kinh vươn mình lên cắt ngang dòng sông Dương Tử cuồn cuộn chảy ở phía dưới. Người Trung Quốc đã tạo ra nó từ 500.000 tấn xi măng và 1 triệu tấn thép. Khi hoàn thành, cây cầu hiện ra như một khối kiến trúc thô ráp, dài tổng tổng cộng 6,5km, với 4 làn xe hơi đi qua mặt sàn trên cùng và 2 tuyến đường ray nằm ở sàn dưới.

Nó chịu trách nhiệm vận chuyển hàng ngàn con người và vô số hàng hóa đi, đến thành phố mỗi ngày. Nhưng ngoài nhiệm vụ chính thức này, nó còn đảm nhận thêm một “chức năng” không mong muốn: Là điểm xuất phát để không ít người giã biệt cõi đời này.

Rất khó để biết đã có tổng cộng bao nhiêu người chết vì nhảy khỏi cầu Nam Kinh xuống sông Dương Tử. Báo chí địa phương phỏng đoán con số khoảng 2.000 người. Chính quyền Trung Quốc không công bố số lượng chính thức. Theo tạp chí GQ, chính quyền cũng chẳng đếm những người tìm cách nhảy xuống con sông, nhưng rốt cục lại chọn sai chỗ, khiến họ lao thẳng vào cây xanh bên dưới, đập vào mặt sàn bê tông hoặc dẹp lép sau khi tiếp đất tại khu vực chỉ cách mặt nước chừng vài mét. Có thể họ làm thế để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của vấn nạn tự sát.

Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch Trung Quốc cho biết mỗi năm nước này có khoảng 250.000 vụ tự sát, chiếm 1/5 tổng số vụ tự sát của thế giới. Ngoài ra, khoảng 2 triệu người có ý định kết liễu cuộc sống của chính mình.

Trong một thời gian dài, chính quyền đã phớt lờ vấn đề tự sát. Có những ví dụ cho thấy nhà chức trách xử l‎ý vấn đề rất tồi. Đơn cử như tại thành phố Quảng Châu, người ta đã cho phết bơ lên một cây cầu thép nổi tiếng, nhằm khiến việc leo qua thành cầu khó khăn hơn và làm nản chí những người định tìm tới đây tự sát. “Chúng tôi đã bố trí bảo vệ ở hai đầu cầu, dựng các hàng rào đặc biệt, lắp biển cảnh báo người ta không nên tự sát ở đây. Nhưng những biện pháp đó chẳng hề có tác dụng cho tới khi chúng tôi phết bơ lên thành cầu”, một quan chức địa phương cho biết.

Tại Nam Kinh, chính quyền không có ý định phết bơ lên cầu, bất chấp việc số lượng nạn nhân tự tử ở đây không ngừng tăng lên. Trong bối cảnh đó, Chen Si đã xuất hiện như một người hùng ít ai ngờ tới. Từ năm 2004, khi đang làm công nhân trong một công ty vận tải ở Nam Kinh, Chen đã lặng lẽ xuất hiện ở cổng phía Nam của cây cầu mỗi khi rảnh việc, để có thể phát hiện và ra tay cứu những con người muốn nhảy khỏi thành cầu.

Chen thường xuyên ghi blog (nhật ký điện tử) về các hoạt động của mình trên cầu Nam Kinh và theo đó anh đã cứu tổng cộng hơn 200 người. Nhờ thế, Chen đã được coi là một trong những người tốt vĩ đại nhất Trung Quốc.

Những câu chuyện rợn tóc gáy trong nhật ký

Đa phần các bài viết trên blog của Chen chỉ như những con số thống kê, khô khốc và ớn lạnh: Một người đàn ông trung niên nhảy khỏi cầu xuống thảm hoa bên dưới, chết tại chỗ; một người phụ nữ đi từ cổng phía Nam nhảy xuống khu vực lòng sông, chết tại chỗ; gần bức tượng ở cổng phía Nam, một người đàn ông nhảy xuống trúng vào bê tông bên dưới, một chân đứt lìa khỏi cơ thể…

Nhưng đôi khi nó cũng có những câu chuyện chi tiết hơn. Đó là bài viết về một cặp vợ chồng, đã nắm tay nhau khi họ nhảy xuống dòng sông. Đó là một người đàn ông mặc đồ đen từ đầu tới chân, đã nổi lững lờ trên dòng nước sau khi nhảy xuống dưới, như thể chờ người tới cứu. Nhưng khi một chiếc thuyền cứu hộ tiến tới gần, anh ta đã bị dòng nước của sông Dương Tử cuốn xuống dưới đáy. Blog còn ghi lại câu chuyện về một người đàn ông được Chen cứu sống, nhưng lao vào đánh anh như điên và sau đó tự cắn đứt lưỡi mình, để rồi suýt chết vì mất máu. Lần ấy, máu từ người này đã phun lên ướt đẫm người Chen.

Blog cũng có ghi lý do người ta tìm tới cái chết ở cây cầu Nam Kinh. Một số do mới chia tay người yêu, số khác đánh bạc hết tiền tiết kiệm. Cũng có người thất bại trong việc làm ăn, mắc trọng bệnh, bị ngược đãi hoặc bị coi rẻ. Họ tuyệt vọng. Họ chẳng còn muốn níu kéo cuộc sống trên cõi đời này. Và họ chia tay cuộc sống theo cách thức vô cùng thảm khốc.

Chen kể rằng anh thường mơ thấy một cơn ác mộng lặp đi lặp lại. Có ai đó bám trên thành cầu Nam Kinh chuẩn bị nhảy xuống và anh vội lao tới cứu. Nhưng lần nào cũng thế, anh luôn chậm mất một nhịp và con người kia sẽ rơi xuống dòng sông, với đầy những con ma đói đang gào thét phía dưới đòi thêm những linh hồn mới.

Các chuyên gia cho biết với những ai quyết định nhảy qua thành cầu Nam Kinh, họ sẽ chết vì một trong hai khả năng sau. Trước tiên là vì va chạm tốc độ cao với mặt nước. Ở tốc độ rơi khoảng 104km/h, một cú va chạm với mặt nước sẽ không nhẹ nhàng như ta vẫn thấy trong phim mà trái lại, sẽ chẳng khác nào việc rơi thẳng xuống sàn bê tông. Xương cốt con người sẽ nát vụn. Ruột gan lòng phèo sẽ bị ép ra khỏi cơ thể. Trong kịch bản nhẹ nhàng nhất, người tự tử sẽ lập tức ngất xỉu và chết vì đa chấn thương hoặc mất máu ồ ạt.

Khả năng thiệt mạng thứ hai là vì ngạt nước. Đặt giả thuyết là người tự tử sống sót một cách thần kỳ sau cú va chạm với mặt nước, anh ta sẽ thấy mình nhanh chóng chìm xuống dưới. Anh ta sẽ không dễ dàng đạp chân hay tay để nổi lên, khi mà xương cốt đã gãy vụn. Ngoài ra còn phải kể tới tác động từ dòng nước xiết nguy hiểm của sông Dương Tử, vốn có thể nhấn chìm ngay cả những người lành lặn khỏe mạnh nhất.

Theo lời Chen, trên cầu Nam Kinh luôn có 3 nhóm người tìm tới để tự sát và anh phải đương đầu với họ bằng sức mạnh hoặc lời lẽ, tùy theo hoàn cảnh. Nhóm đầu tiên bao gồm những người tâm lý bất ổn định hoặc thậm chí đã bị coi là người tâm thần. Trong cơn điên mong muốn tìm cách thoát khỏi cõi tạm trần gian, họ có thể mang theo bất kỳ ai muốn cản đường

Vì thế, Chen phải xông vào tấn công họ, như thể anh là một người rất nguy hiểm. Anh sẽ đấm, đá, tát những con người này, làm mọi điều cần thiết, bằng vũ lực, để ngăn không cho họ nhảy ra khỏi thành cầu. “Tôi rất tự tin vào sức mạnh của mình”, anh chia sẻ. “Do không được huấn luyện để xử lý người bị tâm thần, tôi chỉ cố để đưa họ xuống khỏi thành cầu càng nhanh càng tốt”. Sau khi giải cứu những người này xong, Chen sẽ giúp đưa họ tới điều trị tại bệnh viện tâm thần của Đại học Nam Kinh, một trong vài điểm ở thành phố nơi người tự tử được chăm sóc và điều trị bởi các nhân viên y tế chuyên nghiệp.

Nhóm thứ hai là những người dễ tổn thương về cảm xúc, có thể là một cá nhân vừa mất đi người họ vô cùng yêu quý như vợ/chồng/con/cha/mẹ hoặc đang bị ngược đãi và không tìm thấy lối thoát. Nếu người định tự tử là phụ nữ, chiến thuật của Chen là cố nói chuyện khiến đối tượng phải bật khóc. Thường khi nước mắt rơi xuống, sự căng thẳng sẽ giảm bớt. Lúc cảm xúc tăng lên, Chen sẽ dễ dàng nắm lấy tay người định tự tử và kéo cô ta vào chỗ an toàn.

Nếu người định tự tử là đàn ông, giải pháp sẽ đơn giản hơn, nhưng cũng khó lường hơn. Chen sẽ chỉ có một trong hai lựa chọn. Một là anh dọa đấm thẳng vào mặt đối tượng, nếu anh ta không rời khỏi khu vực gần thành cầu và đi tới nơi an toàn. Hai là Chen sẽ dùng cách tiếp cận mềm mỏng, thường là mời đối tượng một điếu thuốc rồi bắt chuyện, dụ tới một nhà hàng để uống rượu và chia sẻ câu chuyện bi kịch mà anh ta đang lâm phải.

Nhóm người cuối cùng là những kẻ “đã thất bại vô cùng nặng nề hoặc quá nhiều lần gặp thất bại.” Đa số người muốn tự tử thuộc nhóm này là đàn ông. Có thể họ vừa mất rất nhiều tiền, hoặc họ không còn thấy mình tuyệt vời như trước nữa, hoặc vì lý do nào đó, họ mới mất đi cuộc sống sung túc với xe sang, nhà đẹp, vợ con đề huề. Sẽ rất khó để khiến những người này đổi ý, ngoại trừ việc kiên trì thuyết phục.

Hy sinh đời tư vì người khác

Có thể nói số phận đã góp phần đưa đẩy Chen tới công việc anh đang làm hiện nay. Chen có một tuổi thơ không hạnh phúc. Cha mẹ chia tay nhau năm anh lên 8 tuổi. Mẹ đẻ sau đó đã bỏ rơi anh để sống tiếp cuộc đời bà. Chen buộc phải về sống với bà ngoại, tại một ngôi làng hẻo lánh. Bà ngoại là một phụ nữ góa chồng từ năm 18 tuổi, nay đóng vai trò một người kiến tạo hòa bình, một “chuyên gia tư vấn tâm lý” trong ngôi làng. Chính từ những tháng ngày ở bên bà, Chen mới nhận thấy sức mạnh của việc dùng lời lẽ thuyết phục người khác. Sự đổ vỡ của gia đình cũng mang tới những trải nghiệm khiến Chen luôn muốn cứu vớt các cảnh đời bất hạnh giống mình.

Tốt nghiệp cấp hai, Chen bỏ học vì nhà không có tiền. Anh rời quê lên thành phố kiếm việc làm và đã phải sống cảnh nghèo khổ trong thời gian rất dài. Lúc tồi tệ nhất, anh phải ngủ dưới gầm cầu trong nhiều tháng trời. Những năm 1990, Chen mở một quầy bán hoa quả và chỉ khi ấy, cuộc đời mới có vẻ sáng sủa hơn với anh.

Biến cố lớn khiến Chen quyết tâm thành một người ngăn tự sát. Đó là khi anh đọc được câu chuyện về cây cầu Nam Kinh đăng trên một tờ báo địa phương, nói rằng người ta thi nhau tìm tới đây để từ giã cõi đời. Anh quyết định tìm tới đây với một chiếc ống nhòm và đã bền bỉ tiến hành công việc cứu người từ đó tới nay.

Một ngày nọ của năm 2000, trong lúc đi bán hoa quả ở Nam Kinh, Chen thấy một cô gái khoảng 20 tuổi đang đứng cạnh thành một cây cầu và khóc. Đột nhiên cô gái tìm cách leo qua thành cầu. Đó là khi Chen nhận ra cô định tự sát. Không suy nghĩ thêm bất kỳ điều gì khác, anh lập tức lao tới kéo cô trở lại chỗ an toàn. “Khi ấy tôi chỉ phản ứng hoàn toàn tự nhiên”, anh chia sẻ.

Chỉ vài năm sau, Chen đã có trải nghiệm gần hơn với vấn nạn tự sát. Năm 2003, một người họ hàng lớn tuổi mà Chen rất yêu quý, đã kết liễu đời mình sau khi hai đứa con trai lớn tranh cãi xem ai phải nuôi ông. “Cuộc sống này thật quá mong manh. Nếu chỉ một trong hai đứa con kia tỏ ra có hiếu hơn một chút, hẳn ông ấy đã không tự tử như vậy”, Chen nói.

Biến cố lớn khiến Chen quyết tâm thành một người ngăn tự sát. Đó là khi anh đọc được câu chuyện về cây cầu Nam Kinh đăng trên một tờ báo địa phương, nói rằng người ta thi nhau tìm tới đây để từ giã cõi đời. Anh quyết định tìm tới đây với một chiếc ống nhòm và đã bền bỉ tiến hành công việc cứu người từ đó tới nay.

Chen hoạt động trên cây cầu rất đều đặn, theo một quy tắc nghiêm ngặt. Anh luôn thực hiện quy tắc này, kể cả khi trời đang mưa, đang có tuyết rơi hay nắng nung người. Anh luôn tập trung quan sát ở cổng phía Nam của cầu, nơi đa số trường hợp tự tử thường được phát hiện tại khu vực cách xa cánh cổng không quá 100 mét, ở đoạn đường dẫn từ cổng lên các nhịp cầu chính.

“Nhiều người tự tử vội vã nhảy qua khỏi thành cầu, bởi họ tưởng mình đang đứng ở khu vực con sông chảy qua. Nhưng thực tế thì họ không rơi xuống nước. Cái chết đến với họ vô cùng đau đớn”, anh kể.

Anh thường canh gác tại một địa điểm trên cầu trong khoảng 40 phút, quan sát mọi điểm nghi vấn bằng ống nhòm, sau đó sẽ lên xe máy và lượn tới khu vực khác trên cầu. Anh thường chạy tới khu vực cách cổng phía Bắc chừng 1,6km thì quay ngược trở lại. Nếu Chen phát hiện một khu vực nào đó có khả năng xảy ra một vụ tự sát cao hơn những nơi khác, anh sẽ ở lại đó lâu hơn. Đôi khi anh ở lại tới hàng giờ.

Giữa đám đông xuôi ngược qua lại không ngớt trên cây cầu, nhiệm vụ cứu người mà Chen đang thực hiện trông có vẻ bất khả thi. Làm sao anh có thể nhận ra ai đó đang định kết liễu đời mình trên cây cầu rất dài này? Có phải họ được đánh dấu đặc biệt để anh nhận ra? Chen không có đáp án cho những câu trả lời ấy. Nhưng có một thực tế là anh luôn nhận ra những người có ý định tự sát ở trên cây cầu đó.

Khỏi phải nói Chen đã hy sinh nhiều thế nào khi làm công việc đặc biệt này. Với lương tháng khoảng 3.000 NDT (481 USD), anh đã tiêu hơn 130.000 NDT để giúp những người anh cứu sống. Số tiền được anh dùng để thuê một ngôi nhà có 2 phòng ở gần cây cầu, để những người sống sót sau khi tự sát tới ở và nhận sự tư vấn tâm lý từ Chen cùng các tình nguyện viên tới từ Đại học Nam Kinh. Gần như lúc nào rảnh rỗi, Chen lại tìm tới cây cầu.

Đổi lại anh được những gì? Một lần bị đuổi việc. Một vết dao đâm vào đùi. Những cú đấm đá không thương tiếc từ những kẻ được anh cứu sống. Vô số lời phàn nàn từ vợ, rằng anh dành quá nhiều thời gian, tiền bạc cho những người khác. Cá nhân Chen cũng thấy ân hận vì không tiết kiệm đủ tiền giúp con gái vào một lớp học chất lượng tốt. Nhưng anh không thể xoay lưng, bỏ qua những con người tuyệt vọng vẫn đang tìm tới cây cầu đó.

Để giảm bớt gánh nặng cho bản thân, đôi khi Chen đưa những người sống sót trở lại cầu để giúp cứu những người khác. Anh cũng nhận được sự giúp đỡ từ những tình nguyện viên. Nhưng phần lớn thời gian anh làm việc một mình. Chen rất hy vọng trong tương lai chính quyền địa phương và cư dân Trung Quốc sẽ hợp sức đương đầu với vấn nạn tự tử, chứ không né tránh nó như hiện nay.

“Tôi chỉ là một người bình thường, một kẻ xa lạ với tự sát, và vẫn có thể cứu những con người đó”, anh nói với tờ Global Times. “Nếu bạn bè, thân nhân của những con người đó can thiệp khi họ mới có ý nghĩ tự tử thì làm sao họ có thể đi tới chỗ tuyệt vọng tới vậy?”.

Khỏi phải nói Chen đã hy sinh nhiều thế nào khi làm công việc đặc biệt này. Đổi lại anh được những gì? Một lần bị đuổi việc. Một vết dao đâm vào đùi. Những cú đấm đá không thương tiếc từ những kẻ được anh cứu sống. Vô số lời phàn nàn từ vợ, rằng anh dành quá nhiều thời gian, tiền bạc cho những người khác. Cá nhân Chen cũng thấy ân hận vì không tiết kiệm đủ tiền giúp con gái vào một lớp học chất lượng tốt.

hương giang
TIN LIÊN QUAN

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.