Chuyện nghề của một diễn viên múa

Bài và ảnh Anh Tuấn |

Nghề diễn viên múa giống như những bông hoa sớm nở chóng tàn. Những khoảnh khắc xinh đẹp, thăng hoa, lộng lẫy trên sân khấu chỉ là một phần nổi che khuất chín phần chìm phía dưới.

Bông hoa sớm nở...

Sinh ra ở Lạng Sơn - mảnh đất địa đầu Tổ quốc trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật, năm 16 tuổi, vừa học hết cấp II, Nguyễn My (tên nhân vật đã được thay đổi) xa gia đình một mình xuống Thái Nguyên theo học hệ Trung cấp Múa trường Trung học Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc (nay là Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc). Bốn năm sau, cầm tấm bằng tốt nghiệp ra trường, Nguyễn My bắt đầu sự nghiệp một vũ công chuyên nghiệp ở tuổi 19, đôi mươi.

“16 tuổi mới bắt đầu đi học như tôi là còn muộn. Nghề múa hầu hết các bạn bắt đầu từ rất sớm, có khi 11-12 tuổi đã vào tập ở các lớp năng khiếu. Chúng tôi phải tập luyện từ nhỏ khi xương chưa cứng thì mới tập được các động tác khó”.

“Xa nhà sớm giúp chúng tôi tự lập hơn trong cuộc sống. Từ nhỏ đã ở trong ký túc xá với các bạn cùng trường, có người vẫn là đồng nghiệp của tôi tại nhà hát đến tận bây giờ nên chúng tôi thân nhau như anh chị em trong gia đình” - Nguyễn My tâm sự.

“May mắn với tôi là trường tôi đặt ở thành phố Thái Nguyên. Trên địa bàn thành phố có Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Việt Bắc, một nhà hát lớn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ra trường năm 2006 tôi đầu quân về Nhà hát Việt Bắc, ban đầu chỉ là diễn viên hợp đồng. Mãi đến 2012 mới có đợt thi viên chức. Tôi trúng tuyển và chính thức trở thành "người nhà nước" với hệ số lương khởi điểm 1,86”.

Hơn 15 năm gắn bó với nghề múa, Nguyễn My đã trải qua cả những khoảnh khắc vui sướng, thăng hoa lẫn những nỗi buồn không tên. Là diễn viên múa dân gian, Nguyễn My có cơ hội đi nhiều nơi - cả trong nước và ngoài nước - để trình diễn trước công chúng. Cô và các đồng nghiệp Nhà hát Việt Bắc từng tham gia những chương trình giao lưu văn hóa kéo dài cả tháng trời tại Pháp, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Nigeria... đặt chân đến những vùng đất mà với nhiều người khác chỉ là ước mơ.

“Năm 2013, nhà hát chúng tôi được Bộ cử đi tham gia chương trình giao lưu văn hóa bên Pháp. Đó là Festival lớn quy tụ các đoàn nghệ thuật từ hơn 30 nước tham dự. Không khí lễ hội từ sáng đến đêm. Ngoài thời gian biểu diễn, chúng tôi tham gia các hoạt động giao lưu, giới thiệu những nét đẹp văn hóa Việt Nam với thế giới. Thực sự là những ngày rất vui, một kỷ niệm đẹp không thể nào quên mà nếu không theo nghề múa chắc gì tôi có cơ hội chạm đến ước mơ này” - Nguyễn My kể lại.

...Nhưng cũng chóng tàn

Cuộc sống không chỉ toàn màu hồng! Với một diễn viên múa, những khoảnh khắc xinh đẹp, thăng hoa, lộng lẫy trên sân khấu chỉ là một phần nổi, che khuất đi chín phần chìm phía dưới. Đó là đủ loại chấn thương từ nặng đến nhẹ khi tập luyện và biểu diễn, đến nỗi với Nguyễn My đó là điều hết sức bình thường.

“Chấn thương là điều đương nhiên với diễn viên múa chúng tôi. Thâm tím, bầm dập, mỏi cơ, nhức xương là điều hết sức bình thường. Bản thân tôi may mắn vì chưa gặp phải chấn thương nặng nào. Nhưng nhiều bạn đồng nghiệp của tôi bong gân, sái chân sái tay, có khi phải nghỉ tập vài ngày mới khỏi”.

Thu nhập là một vấn đề khác với Nguyễn My. Từng lập gia đình nhưng sau đó chia tay, Nguyễn My một mình nuôi 2 con nhỏ. Xa gia đình, không có ông bà hỗ trợ, mức lương Nhà nước chẳng thể đủ cho 3 mẹ con giữa thành phố lớn. Nguyễn My làm thêm đủ các việc để lo cho con, từ làm ở quán ăn đến bán hàng online.

“Đói thì đầu gối phải bò thôi. Mình là mẹ không lo được cho các con thì ai lo. Tôi làm nhiều việc lắm, đến giờ cũng không nhớ hết mình đã làm những gì. Nhiều bạn trong nhà hát tôi cũng thế, có ai an nhàn một nghề mà sống được đâu”.

“Hầu hết chúng tôi từ nơi khác đến Thái Nguyên lập nghiệp, nên chúng tôi bán các đặc sản địa phương trên Facebook. Rồi có người bán ôtô, bất động sản. Một chị đồng nghiệp của tôi học thêm Trường Đại học Y dược, Đại học Thái Nguyên, buổi tối đi bán thuốc, trở thành một trình dược viên”.

“Nghề múa của chúng tôi lên đỉnh cao sớm, 20 tuổi là những năm tháng rực rỡ nhất. Qua tuổi 30 là tính đến giải nghệ được rồi. Không phải ai cũng có thể làm giáo viên hay thăng tiến thành các vị trí quản lý. Chúng tôi phải tranh thủ thời gian làm thêm nhiều công việc khác để lo cho cuộc sống hiện tại và tương lai” - Nguyễn My bộc bạch.

Năm ngoái, đội của Nguyễn My được bổ sung thêm 2 diễn viên hợp đồng mới, đều là những nữ vũ công trẻ sinh năm 1999 - 2000. Nhìn lớp trẻ, Nguyễn My vui vì như được thấy lại thanh xuân tuổi 20, nhưng đồng thời cũng cảm nhận rõ sự nghiệt ngã của thời gian. Nhiều đồng đội của Nguyễn My từng cùng cô tham gia các chuyến lưu diễn trước, những chuyến đi gần đây đã không còn có mặt.

Với My cũng vậy! Đã ngoài 30 tuổi, My cảm nhận rõ thời gian cô đứng dưới ánh đèn sân khấu không còn nhiều.

Bài và ảnh Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Hào quang ngắn ngủi của nghề diễn viên xiếc, múa ballet

Huyền Chi - Ngọc Trang |

Đặc thù nghệ sĩ, diễn viên xiếc hay ballet được đào tạo hàng chục năm trời. Thế nhưng thời đỉnh cao của họ chỉ kéo dài tối đa 20 năm, chính sách giải quyết việc làm sau thời kỳ biểu diễn còn hạn chế.

Tuổi nghề ngắn, 30-35 tuổi cần nghỉ hưu và những hiểm nguy phía sau hào quang ngành xiếc

Thanh Hải |

Nghệ sĩ xiếc phải vất vả hàng chục năm khổ luyện để trình diễn hấp dẫn, chuyên nghiệp, nhưng chỉ giữ được phong độ ở thời gian ngắn ngủi, nhận đồng lương ít ỏi và "dài cổ" đợi lương hưu.

Công diễn vở ballet đương đại đặc biệt nhân kỷ niệm Ngày châu Âu

Ngọc Vân |

Kỷ niệm Ngày châu Âu 9.5, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam sẽ giới thiệu tới công chúng vở ballet đương đại đặc biệt với âm nhạc từ tổ khúc huyền thoại “Bốn mùa”.

Ký ức về cuộc gặp với Tổng thống Putin của người Việt đầu tiên nhận Huy chương Pushkin

Ngọc Trang |

7 năm sau khi nhận Huy chương Pushkin, PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh vẫn chưa quên khoảnh khắc lần đầu tiên gặp gỡ và trò chuyện với Tổng thống Nga - Putin.

Chưa cấp đổi Huân chương, Huy chương cho người có công vì con dấu hết giá trị sử dụng

HƯNG THƠ |

Hàng trăm bằng Huân chương, Huy chương kháng chiến của người có công ở tỉnh Quảng Trị chưa được cấp đổi, cấp lại vì lý do con dấu đã hết giá trị sử dụng. Việc cấp lại, cấp đổi bằng đã tạm dừng nhiều năm, nhưng hiện chưa rõ các bằng gốc của người có công gửi đi, nay đang ở đâu.

Cơ chế “lưỡng tính” là cải cách có tính đột phá cho báo chí

Theo Vietnamnet |

Cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có 2 cơ chế hoạt động song song: vừa như đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp.

Phát hiện manh mối tín hiệu lúc MH370 biến mất

Ngọc Vân |

Tín hiệu 6 giây có thể là chìa khóa để tìm thấy máy bay mất tích MH370, theo các nhà nghiên cứu.

Người vợ xinh đẹp của diễn viên chuyên trị vai "xã hội đen" trên phim giờ vàng

Thùy Trang |

Diễn viên Duy Hưng có cuộc sống hạnh phúc bên vợ và con trai.

Hào quang ngắn ngủi của nghề diễn viên xiếc, múa ballet

Huyền Chi - Ngọc Trang |

Đặc thù nghệ sĩ, diễn viên xiếc hay ballet được đào tạo hàng chục năm trời. Thế nhưng thời đỉnh cao của họ chỉ kéo dài tối đa 20 năm, chính sách giải quyết việc làm sau thời kỳ biểu diễn còn hạn chế.

Tuổi nghề ngắn, 30-35 tuổi cần nghỉ hưu và những hiểm nguy phía sau hào quang ngành xiếc

Thanh Hải |

Nghệ sĩ xiếc phải vất vả hàng chục năm khổ luyện để trình diễn hấp dẫn, chuyên nghiệp, nhưng chỉ giữ được phong độ ở thời gian ngắn ngủi, nhận đồng lương ít ỏi và "dài cổ" đợi lương hưu.

Công diễn vở ballet đương đại đặc biệt nhân kỷ niệm Ngày châu Âu

Ngọc Vân |

Kỷ niệm Ngày châu Âu 9.5, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam sẽ giới thiệu tới công chúng vở ballet đương đại đặc biệt với âm nhạc từ tổ khúc huyền thoại “Bốn mùa”.