Chốn tổ của phái Lâm Tế ở Việt Nam, chùa Thập Tháp Di Đà

Bài và ảnh Kim Sơn |

Chùa Thập Tháp Di Đà tọa lạc trên một gò không cao lắm nhưng rộng, hình như mai rùa thuộc thôn Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Chùa do Tổ Nguyên Thiều lập nên vào năm thứ 3 đời Lê Huyền Tông (1665), khi lập chùa thấy có 10 tháp xưa của người Champa nên đặt tên là vậy và thêm hai chữ Di Đà.

Từ chốn thiêng của Champa tới chốn tổ Lâm Tế

Theo lời kể của người dân địa phương về sự tồn tại của 10 ngôi đền tháp Champa trước đây và với những dấu vết vật liệu kiến trúc hiện còn sót lại cho thấy, đây là một quần thể kiến trúc có quy mô lớn. Ngoài chất liệu truyền thống là gạch, chất liệu đá được sử dụng khá nhiều trong kiến trúc, dùng để trang trí và làm các khung cửa, bậc cửa, diềm mái. Qua một số hiện vật được tìm thấy, với những mô típ hoa văn trang trí, đặc biệt là mô típ xoắn mác với một đầu nhọn uốn cong, một đầu cuộn tròn, mà các nhà nghiên cứu gọi là mô típ tháp Mắm, những mô típ này đều có mặt trên các ngôi đền tháp như: Dương Long, Cánh Tiên... cho nên, bước đầu nhận đinh phế tích Thập Tháp có niên đại vào thế kỷ 12. Với vị trí năm rất gần thành Chà Bàn, xung quanh là hàng loạt các di tích đền tháp và phế tích đền tháp Champa, cho thấy vai trò quan trọng của phế tích Thập Tháp, có thể là một trung tâm tôn giáo của vương triều Vijaya trong lịch sử Champa.

Chùa tổ đình Thập Tháp Di Đà gắn với tên tuổi vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều. Nhiều tư liệu ngày nay cho biết, Ngài họ Tạ, tự là Hoán Bích, sinh năm Mậu Tý (1648), năm 19 tuổi xuất gia ở chùa Báo Tự (Trung Quốc). Năm 1677, Ngài theo thuyền buôn của người Trung Quốc đến phủ Quy Ninh, nay thuộc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 28km, dựng thảo am thờ Phật A Di Đà.

Dưới thời Nguyễn, chùa là thắng cảnh nổi tiếng trong vùng được đề cập tới trong Đại Nam Nhất thống chí: “Chùa Mười Tháp (Thập Tháp tự); ở thôn Thuận Chánh huyện Tuy Viễn, sau chùa có 10 tòa tháp của Chiêm Thành, nên gọi tên ấy, nay đã đổ vỡ. Năm Minh Mạng thứ nhất (1820), sư chùa Thiên Mụ là Hòa thượng Mật Hoằng trùng tu, nhà chùa cao rộng, sơn thiếp huy hoàng, cùng với chùa Linh Phong đều nổi tiếng là thắng cảnh”.

Chùa đã trải qua 16 đời truyền thừa với nhiều vị thiền sư danh tiếng như: Thiền sư Liễu Triệt, Thiền sư Minh Lý, Thiền sư Phước Huệ... Thiền sư Phước Huệ đã được tôn làm Quốc sư, được mời vào giảng kinh trong hoàng cung nhà Nguyễn từ đời vua Thành Thái đến vua Bảo Đại, và giảng dạy Phật pháp ở Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên (Huế) từ năm 1935.

Đây cũng là nơi cứu đói, trợ cấp cho dân nghèo những lúc đói kém: Trong những năm 1878 - 1879, nông dân mất mùa đói khổ, Thiền sư Ngộ Thiệu - Minh Lý (1836 - 1889), trụ trì chùa Thập Tháp Di Đà (Bình Định), đóng góp tiền của và thóc gạo cho triều đình cứu trợ nạn đói. Cũng năm này (1878), ngài được vua Tự Đức sắc ban cho bức hoành sơn son thếp vàng, đề bốn chữ "Thưởng Tứ Hảo Nghĩa".

Vườn tháp Tổ uy nghi nơi chùa Thập Tháp Di Đà.
Vườn tháp Tổ uy nghi nơi chùa Thập Tháp Di Đà.

Di sản quý báu của cha ông

Từ bên ngoài, đi dọc theo hồ sen đến cổng chùa, bạn sẽ thấy hai trụ biểu vuông cao, trên đó có hai tượng sư tử ngồi uy nghi, nối lại với nhau bằng một vòng cung, phía trên gắn hai chữ “Thập Tháp”. Sau cổng chùa là một tấm bình phong, mặt đắp nổi hình long mã phù đồ được đặt trên bệ chân quỳ. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “Khẩu”, bao gồm ngôi chánh điện, Đông đường (giảng đường), Tây đường (nhà Tổ) và nhà phương trượng.

Ngôi chánh điện do Thiền sư Liễu Triệt trùng tu vào năm 1749. Hiện nay, ngôi chánh điện có mái thẳng, lợp ngói âm dương, trên nóc có hình lưỡng long tranh châu. Trong chùa còn bảo tồn hai tượng Hộ Pháp, 36 tượng La Hán và nhiều bức chạm khắc gỗ từ thời cuối Lê đầu Nguyễn, trong thời kỳ Thiền sư Minh Lý trụ trì (1871 - 1889). Chính giữa Phật điện thờ các tượng Tam Thế Phật, Chuẩn Đề, Ca Diếp, A Nan; bên cạnh là khám thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng, được đặt ở hai gian hai bên điện Phật; hai vách tả hữu có tượng Thập Bát La Hán, tượng Thập Điện Minh Vương, Hộ Pháp, Tổ sư Đạt Ma và Tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

Chùa đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng tấm biển “Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự” treo giữa cửa chính của ngôi chánh điện, và Hòa thượng Mật Hoằng đã trùng khắc lại vào năm 1821. Đại hồng chung (đúc năm 1893) và trống lớn được đặt ở hai đầu hành lang. Phía sau chánh điện có tấm bia ghi bài minh "Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh" do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn, được Hòa thượng Minh Lý lập vào năm 1876.

Nhà phương trượng nằm sau ngôi chánh điện, được Quốc sư Phước Huệ xây dựng vào năm 1924. Nhà Tổ ở phía Nam, nối giữa ngôi chánh điện và nhà phương trượng, thờ Tổ khai sơn Nguyên Thiều cùng các vị trụ trì, chư Tăng quá cố và các Phật tử đã khuất. Đối diện nhà Tổ là giảng đường, nơi có bảng gỗ ghi bài “Thập Tháp Tự Chí” do Thị giảng Học sĩ phủ An Nhơn Võ Khắc Triển soạn năm 1928, ghi lại lịch sử khai sáng, quá trình xây dựng và truyền thừa của ngôi tổ đình Thập Tháp. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ 2.000 bản khắc gỗ để in các kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú... Bộ "Đại Tạng Kinh" do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường còn 1.200 quyển kinh, luật, luận và ngữ lục.

Vườn tháp Tổ nằm ở phía Bắc với 20 ngôi tháp cổ kính an trí nhục thân của các vị trụ trì và chư tôn túc trong chùa. Phía sau chùa còn có tháp Bạch Hổ và tháp Hội Đồng. Ngoài ra, chùa nằm ở vị trí "yểm hậu" của thành Hoàng Đế, đã chứng kiến nhiều sự kiện hưng vong của thành và những cuộc giao tranh diễn ra tại đây. Trong chùa có hai di vật thời Tây Sơn, đó là "hòn đá chém" và "vết súng đạn thần công" trên một cột chùa.

Chùa Thập Tháp Di Đà là một trong những ngôi tổ đình nổi tiếng nhất ở miền Trung, chùa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia.

Bài và ảnh Kim Sơn
TIN LIÊN QUAN

Di sản mộ và đền thờ thượng tướng Lê Bôi, công thần khai quốc Lê sơ

Đặng Viết Tường |

Di sản khu mộ và đền thờ Lê Bôi ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định 3777/ VH-QĐ, ngày 23 tháng 12 năm 1995. Theo sách “Danh nhân Hà Tĩnh”, vùng đất Tùng Ảnh, (Việt Yên cũ) do nghĩa quân Lam Sơn khai phá nhằm tự túc binh lương, cũng được sử dụng để phong ấp cho vị công thần khai quốc Lê Bôi, thủy tổ họ Lê ở làng Tùng Ảnh từ nửa đầu thế kỷ XV.

Chùa Lôi Động: Nét cổ kính bên dòng sông Cấm

Bài và ảnh Kim Sơn |

Nằm nép mình bên dòng sông Cấm quanh năm đỏ nặng phù sa, chùa Lôi Động hiện lên với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, lưu giữ trong mình những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo. Chùa Lôi Động đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Hành trình khám phá ngôi chùa cổ này sẽ đưa du khách ngược dòng thời gian, tìm về với không gian tâm linh thanh tịnh, yên bình.

Đền thờ vua Mai Hắc Đế ở Mai Phụ

Bài và ảnh đặng viết tường |

Từ thành phố Hà Tĩnh, theo đường Nguyễn Công Trứ, đường 22/2 qua cầu Hộ Độ khoảng 3km rẽ phải hướng ra biển sẽ đến thôn Mai Lâm xã Mai Phụ, quê gốc, nơi sinh của vua Hắc Đế - Mai Thúc Loan. Khu di tích đền thờ Mai Thúc Loan được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, theo Quyết định số 3423/ QĐ-UBND, ngày 25.10.2011 và được đại trùng tu vào năm 2016.

Nguy cơ áp thấp gần Biển Đông mạnh lên thành bão

Thanh Hà |

Dự báo, áp thấp gần Biển Đông mới hình thành có khả năng mạnh lên thành bão trong những ngày tới.

Cử tri từng kiến nghị thay thế cầu Phong Châu từ 2022

Xuyên Đông |

Liên quan đến cầu Phong Châu vừa bị sập sáng 9.9, từ năm 2022, cử tri Phú Thọ từng kiến nghị thay thế cầu này.

Hoãn xét xử vụ 7 thanh tra giao thông nhận hối lộ

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Phiên tòa xét xử đưa và nhận hối lộ với 56 bị cáo, trong đó có 7 thanh tra giao thông đã bị tạm hoãn do nhiều người vắng mặt.

Israel không kích trúng nhà lãnh đạo dịch vụ khẩn cấp ở Gaza

Thanh Hà |

Lãnh đạo Cục Tình trạng Khẩn cấp Dân sự Gaza là người mới nhất trong số 83 thành viên của cơ quan này thiệt mạng do hỏa lực của Israel kể từ ngày 7.10.2023.

Sập nhà ở Lào Cai, 1 người tử vong

Đinh Đại |

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 khiến ngôi nhà ở xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai) bị sập làm 1 người tử vong.

Di sản mộ và đền thờ thượng tướng Lê Bôi, công thần khai quốc Lê sơ

Đặng Viết Tường |

Di sản khu mộ và đền thờ Lê Bôi ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định 3777/ VH-QĐ, ngày 23 tháng 12 năm 1995. Theo sách “Danh nhân Hà Tĩnh”, vùng đất Tùng Ảnh, (Việt Yên cũ) do nghĩa quân Lam Sơn khai phá nhằm tự túc binh lương, cũng được sử dụng để phong ấp cho vị công thần khai quốc Lê Bôi, thủy tổ họ Lê ở làng Tùng Ảnh từ nửa đầu thế kỷ XV.

Chùa Lôi Động: Nét cổ kính bên dòng sông Cấm

Bài và ảnh Kim Sơn |

Nằm nép mình bên dòng sông Cấm quanh năm đỏ nặng phù sa, chùa Lôi Động hiện lên với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, lưu giữ trong mình những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo. Chùa Lôi Động đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Hành trình khám phá ngôi chùa cổ này sẽ đưa du khách ngược dòng thời gian, tìm về với không gian tâm linh thanh tịnh, yên bình.

Đền thờ vua Mai Hắc Đế ở Mai Phụ

Bài và ảnh đặng viết tường |

Từ thành phố Hà Tĩnh, theo đường Nguyễn Công Trứ, đường 22/2 qua cầu Hộ Độ khoảng 3km rẽ phải hướng ra biển sẽ đến thôn Mai Lâm xã Mai Phụ, quê gốc, nơi sinh của vua Hắc Đế - Mai Thúc Loan. Khu di tích đền thờ Mai Thúc Loan được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, theo Quyết định số 3423/ QĐ-UBND, ngày 25.10.2011 và được đại trùng tu vào năm 2016.