Thành phố Thuỷ Nguyên, kỳ vọng bứt phá cho khu vực Đông Bắc Bộ

Mai Chi |

Sau khi UBND TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30.3.2023 của Thủ tướng Chính phủ, diện mạo thành phố được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi đáng kể khi định hướng chuyển trung tâm hành chính - chính trị sang thành phố Thủy Nguyên, xây dựng 3 đô thị trung tâm.

Thành phố hàng đầu Đông Nam Á vào năm 2030

Quy hoạch được phê duyệt cho thấy, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, TP Hải Phòng sẽ trở thành cực tăng trưởng quan trọng của đất nước, cửa ngõ hướng ra biển Đông trên vịnh Bắc Bộ, có trình độ phát triển cao trong nhóm các TP hàng đầu châu Á và thế giới (vào năm 2045). Hải Phòng sẽ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, một trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm giáo dục, y tế và khoa học công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế; có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Đến năm 2030 TP Hải Phòng sẽ có khoảng 2,8 - 3 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa 74-76%; đến năm 2040 khoảng 3,9 - 4,7 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 80-86%. Quy hoạch định hướng phát triển TP Hải Phòng theo mô hình “Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh”, với cấu trúc không gian: Hai vành đai - Ba hành lang - Ba trung tâm và các đô thị vệ tinh gồm: Vành đai kinh tế ven biển phát triển dịch vụ - du lịch - đô thị hướng ra biển; Vành đai kinh tế công nghiệp dịch vụ từ cảng Lạch Huyện đến phía Bắc (huyện Thuỷ Nguyên), phía Tây (dọc quốc lộ 10), phía Nam (dọc sông Văn Úc) kết nối với mạng lưới khu, cụm công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng và hệ thống cảng biển Hải Phòng.

Ba hành lang cảnh quan gồm hành lang sông Cấm, sông Lạch Tray và sông Văn Úc; Ba trung tâm đô thị và các đô thị vệ tinh gồm trung tâm đô thị lịch sử và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm; Trung tâm thương mại, tài chính quốc tế (CBD) ở quận Hải An và quận Dương Kinh; Đô thị sân bay Tiên Lãng. Các đô thị vệ tinh gồm các đô thị trong vùng sinh thái biển, nông nghiệp, nông thôn.

Diện mạo thành phố Thủy Nguyên

Theo quy hoạch chung, Hải Phòng sẽ xây dựng huyện Thủy Nguyên trở thành TP trực thuộc TP Hải Phòng vào năm 2025.

Ngày 21.9, ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên cho biết: Huyện nằm ở phía Bắc TP với quy mô 35 xã, 2 thị trấn; tổng diện tích tự nhiên khoảng 261,87km2, dân số gần 35 vạn người.

Hiện tại, huyện đang thực hiện nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên đến năm 2045, trong đó nghiên cứu về hiện trạng đất đai, con người, kinh tế xã hội để xây dựng phương án, cũng như các dự báo phát triển đến năm 2045.

TP Thủy Nguyên sẽ được xây dựng trên nền là toàn bộ diện tích, dân số hiện tại của huyện Thủy Nguyên, trong đó sẽ sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính xã và thị trấn cho phù hợp với tiêu chí đô thị loại III.

“Việc thành lập thành phố là cơ hội để Thủy Nguyên phát triển kinh tế và tăng trưởng vượt bậc về mọi mặt. Không gian đô thị sẽ được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn. Cơ hội về việc làm gia tăng, chất lượng sống của nguời dân từng bước được nâng cao cả về tinh thần và vật chất. Diện mạo kiến trúc cảnh quan, kiến trúc công trình của Thủy Nguyên sẽ có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại” - ông Hoàng nói.

Đại diện Sở Nội vụ TP Hải Phòng cho biết, theo Đề án thành lập thành phố thuộc TP Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên, hiện Hải Phòng đã có phương án sắp xếp lại 37 đơn vị hành chính xã, thị trấn thành 21 đơn vị hành chính, trong đó có 17 phường và 4 xã.

“Hiện các cơ quan chức năng đang xây dựng Đề án thành lập thành phố thuộc TP Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên, lập Đồ án quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên đến năm 2045, lập chương trình phát triển đô thị Thủy Nguyên... trình các cơ quan Trung ương thẩm tra. Dự kiến, quý III/2024 sẽ trình lên Ban Thường vụ Quốc hội thông qua” - đại diện Sở Nội vụ Hải Phòng thông tin.

Đừng để TP Thủy Nguyên chỉ hoành tráng trong quy hoạch

KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam - cho rằng, việc Hải Phòng chủ trương chuyển đổi huyện Thủy Nguyên thành thành phố trực thuộc thành phố phải được đặt mục tiêu để trở thành một đô thị có năng lực đổi mới sáng tạo, sức cạnh tranh cao để nhiều doanh nghiệp đến tổ chức các hoạt động kinh doanh tạo ra nhiều giá trị cho xã hội và có môi trường sống tốt để thu hút lực lượng lao động chất lượng cao và tài năng.

Trao đổi với Lao Động chuyên gia, KTS Nguyễn Huy Khánh cho hay, một điều hơi đáng buồn ở Việt Nam là thường làm không đến nơi đến chốn, có mục tiêu lớn nhưng thực tiễn thực hiện thì dễ xảy ra “đầu voi đuôi chuột”. Ví dụ, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc ở Hà Nội được quy hoạch đã gần 30 năm rồi mà nhiều nơi vẫn chưa có nước máy…

“Bệnh ở Việt Nam giống bệnh ở nhiều nước Đông Nam Á, cũng có kế hoạch hoành tráng nhưng người thực thi là một hệ thống chẳng có quyết tâm chẳng có khát vọng gì cả. Kết quả thực hiện vì thế rất hạn chế. Chính vì vậy, việc Hải phòng dự kiến sẽ thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên được kỳ vọng rất nhiều, tạo sự bứt phá và đảm bảo được kỳ vọng” - KTS Khánh nói. Cao Nguyên ghi

Mai Chi
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025

Mai Chi |

Ngày 15.9, UBND TP Hải Phòng cho biết, thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023 – 2025.

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính phải có chế độ hợp lý cho cán bộ, công chức

PHẠM ĐÔNG |

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội yêu cầu quá trình thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính phải đồng thời giải quyết chế độ, chính sách hợp lý cho cán bộ, công chức, người lao động và có lộ trình bố trí, sắp xếp để bảo đảm đúng số lượng quy định.

Năm 2024 hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã tại Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Theo kế hoạch, năm 2024 là hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đến năm 2025 hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức.

Hà Nội chốt các quận, huyện phải xây dựng dự thảo sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Các địa phương của Hà Nội (không bao gồm các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Đông Anh) căn cứ số liệu diện tích tự nhiên, quy mô dân số để xây dựng dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính.

Sắp xếp đơn vị hành chính: Tăng tính hiệu quả công việc ngay từ cơ sở

Tiến Nguyễn |

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không chỉ giảm đầu mối, đơn vị hành chính, mà còn tăng tính năng động của bộ máy chính quyền, giải quyết hiệu quả các vấn đề ngay từ cơ sở, được đông đảo cán bộ và các tầng lớp nhân dân ủng hộ.

Sắp xếp đơn vị hành chính không được nóng vội, phải bảo đảm tính ổn định

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm đúng quy định, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, không cầu toàn, không nóng vội, bảo đảm ổn định của hệ thống chính trị, đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 30.7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 117/NQ-CP Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.

Tiệm lồng đèn Trung thu bằng vỏ lon hiếm hoi giữa Sài Gòn

Như Quỳnh |

Những chiếc lồng đèn Trung thu bằng lon do ông Nguyễn Văn Tuấn treo tại góc nhỏ trên đường Nguyễn Phi Khanh (Quận 1, TPHCM) khiến nhiều người phải ngoái nhìn.

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025

Mai Chi |

Ngày 15.9, UBND TP Hải Phòng cho biết, thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023 – 2025.

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính phải có chế độ hợp lý cho cán bộ, công chức

PHẠM ĐÔNG |

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội yêu cầu quá trình thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính phải đồng thời giải quyết chế độ, chính sách hợp lý cho cán bộ, công chức, người lao động và có lộ trình bố trí, sắp xếp để bảo đảm đúng số lượng quy định.

Năm 2024 hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã tại Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Theo kế hoạch, năm 2024 là hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đến năm 2025 hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức.

Hà Nội chốt các quận, huyện phải xây dựng dự thảo sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Các địa phương của Hà Nội (không bao gồm các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Đông Anh) căn cứ số liệu diện tích tự nhiên, quy mô dân số để xây dựng dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính.

Sắp xếp đơn vị hành chính: Tăng tính hiệu quả công việc ngay từ cơ sở

Tiến Nguyễn |

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không chỉ giảm đầu mối, đơn vị hành chính, mà còn tăng tính năng động của bộ máy chính quyền, giải quyết hiệu quả các vấn đề ngay từ cơ sở, được đông đảo cán bộ và các tầng lớp nhân dân ủng hộ.

Sắp xếp đơn vị hành chính không được nóng vội, phải bảo đảm tính ổn định

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm đúng quy định, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, không cầu toàn, không nóng vội, bảo đảm ổn định của hệ thống chính trị, đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 30.7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 117/NQ-CP Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.