Chờ phim về đề tài công nhân

Linh Anh |

Khi gấp lại những trang cuối cùng cuốn tiểu thuyết "Hoa xương rồng" của nhà văn Nguyễn Trí, tôi tự đặt cho mình câu hỏi: “Nếu tiểu thuyết này chuyển thể thành một bộ phim truyện, liệu có được đón nhận? Liệu có thể trở thành một hiện tượng của điện ảnh?”.

Sở dĩ có câu hỏi đó là bởi "Hoa xương rồng" - tiểu thuyết đoạt giải Nhất cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn - dường như có đầy đủ những gì mà một bộ phim ăn khách cần. Đó là câu chuyện về những thân phận người lao động ở một xóm trọ nghèo, có những người xuất thân từ giang hồ nay đã hoàn lương, có câu chuyện từ đi tìm việc, có những mâu thuẫn trong nhà máy, phân xưởng. Từ bối cảnh, cốt truyện, diễn biến tâm lý nhân vật, lời thoại cho đến thông điệp về sự trung thực với đầy đủ chất liệu cuộc sống khiến người đọc cảm thấy như vừa xem xong một bộ phim về người lao động, về công nhân, về cả tổ chức Công đoàn.

Lý thuyết là như thế, nhưng để biến "Hoa xương rồng" thành một kịch bản phim truyện hay phim truyền hình lại một vấn đề khác.

Cũng những câu hỏi tương tự khi Nhà hát Tuổi trẻ chuyển thể một số truyện ngắn được giải tại cuộc thi nói trên công diễn vào đêm trao giải để nói về cuộc đấu tranh về quyền lợi, người lao động về nhân viên ngành điện: Cuộc sống thực tế của người lao động hôm nay là mạnh ngầm, là kho chất liệu dồi dào cho các tác phẩm văn học, liệu có nhà sản xuất, đạo diễn nào bỏ tiền, trí tuệ đầu tư một bộ phim “ra tấm ra món” về cuộc sống của người công nhân hay không?

Khoảng 6 - 7 năm trước, một cách vô tình, tôi xem trên Star Movie một bộ phim về công nhân sửa chữa điện có tên “Life on the Line” - tựa đề tiếng Việt là "Vị cứu tinh", có sự xuất hiện của ngôi sao hạng A Holywood là John Travolta. Phim đơn giản, nhưng bi thương, sâu sắc và cảm động cho thấy sự nguy hiểm tột cùng của nghề thợ điện. Chỉ một sơ suất nhỏ, một sự cố bất ngờ trong lúc làm việc cũng dẫn đến tai nạn chết người. Đan xen đó là chuyện tình cảm của các nhân vật, mối quan hệ với gia đình người hàng xóm cũng làm thợ điện... tạo nên những nút thắt, mở và những mâu thuẫn, xung đột cho phim.

Điện ảnh thế giới vẫn biết cách khai thác những góc nhìn hay về nghề, về người thợ như vậy. Nhưng điện ảnh Việt Nam dường như vẫn còn đó một món nợ với những người công nhân.

Tôi từng ngồi với nhà văn - nhà biên kịch Nguyễn Thị Thu Huệ khi chị được mời là thành viên Hội đồng Chung khảo Nhất cuộc thi "Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn", nhà văn Thu Huệ nói rằng: “Ở góc độ chuyên môn, nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của cuộc thi hoàn toàn có thể chuyển thể hoặc tạo ra gợi ý để các nhà làm phim Việt Nam đưa đời sống người lao động lên màn ảnh. Tuy nhiên nó còn liên quan đến thị hiếu, nhà đầu tư. Trong thâm tâm tôi rất muốn được xem một bộ phim thật hay về đời sống công nhân hiện nay”.

Tiểu phẩm “Điểm cực hạn” (lấy cảm hứng từ một số tác phẩm tham gia dự thi) tại lễ trao giải cuộc thi “Sáng tác văn học về công nhân, công đoàn giai đoạn 2021 - 2023“. Ảnh: Hải Nguyễn
Tiểu phẩm “Điểm cực hạn” (lấy cảm hứng từ một số tác phẩm tham gia dự thi) tại lễ trao giải cuộc thi “Sáng tác văn học về công nhân, công đoàn giai đoạn 2021 - 2023“. Ảnh: Hải Nguyễn

Thật khó nhớ về một bộ phim Việt Nam nào thực sự nói về đề tài công nhân gần đây. Đề tài thợ mỏ có "Những người thợ mỏ", "Cơn lốc biển" hay loạt phim truyền hình "Cuộc đời của Huệ"... nhưng đã ra mắt khán giả hàng chục năm trước.

Công bằng mà nói, hình ảnh người lao động nói chung vẫn được khai thác và tạo ra nhiều thành công. Thế nhưng chủ yếu vẫn là hình ảnh của những người lao động tự do. Đơn cử như "Những người thợ xẻ" hay gần đây là "Nhà bà nữ", "Tro tàn rực rỡ", "Mai"... mang lại thành công cả ở những giải thưởng cho điện ảnh Việt lẫn phòng vé.

Nhưng câu chuyện về đời sống của lực lượng công nhân vẫn ở đâu đó khá xa vời, hoặc chưa đủ để tạo nên một “cơn chấn động” trong khán giả. Nói là thiếu chất liệu thì không phải. Có bao nhiêu vấn đề mà người lao động hiện nay quan tâm: Chuyện nhà ở, chuyện việc làm, chuyện lương thưởng, mối quan hệ tại các khu ở của công nhân, mâu thuẫn trong doanh nghiệp...

Hình ảnh công nhân đã có những đổi thay, không chỉ đơn giản là lực lượng công nhân sáng vào ca theo nhịp kẻng, lao động chân tay mà còn là lao động trí óc, những công nhân cổ trắng với tay nghề cao, có khát vọng, ước mơ tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra của cải cho xã hội.

Vấn đề ở đây còn là sự đầu tư. Có thể là Nhà nước đặt hàng nhưng sự trông đợi vào sự thành bại, có lẽ là ở những nhà sản xuất tư nhân. Giá trị của điện ảnh không phụ thuộc vào nguồn tiền nào mà ở chỗ nó tác động lên xã hội, lên nhận thức của người xem ra sao.

Món nợ với người công nhân, người lao động của điện ảnh Việt vẫn đang còn đó. Và hy vọng tương lai gần, đây sẽ là "mỏ vàng" về chất liệu, kịch bản cho những nhà làm phim Việt.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Con cháu của họ cũng thế thôi - tiểu thuyết đặc biệt từng đoạt giải Goncourt

Thanh Hương |

Tiểu thuyết đặc biệt đoạt giải Goncourt năm 2018 “Con cháu của họ cũng thế thôi” của nhà văn Nicolas Mathieu chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.

Tác giả đoạt giải Nhất tiểu thuyết từng là tâm điểm ở một phiên tòa đẫm nước mắt

Mi Lan |

Tác giả Nguyễn Trí vừa đoạt giải nhất thể loại tiểu thuyết cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn với tác phẩm “Hoa xương rồng”. Cách đây 13 năm, ông từng là nhân vật tâm điểm ở một phiên tòa đẫm nước mắt.

Các nhà văn ấn tượng với loạt tiểu thuyết, truyện ngắn viết về công nhân

Tô Thế |

Sau một thời gian chấm thi nghiêm túc, công tâm, đúng theo yêu cầu và thể lệ, Hội đồng Sơ khảo cuộc thi viết văn về công nhân - công đoàn đã chọn ra 43 truyện ngắn (bao gồm cả nhóm truyện ngắn cùng một tác giả), 18 tiểu thuyết lọt vào vòng Chung khảo cuộc thi.

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Nguyễn Thanh Bình

Thanh Mai |

HĐND tỉnh An Giang đã thống nhất biểu quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đại biểu HĐND tỉnh An Giang khóa X đối với ông Nguyễn Thanh Bình.

Vượt rào, chụp ảnh trên cầu gần 800 tỉ đồng ở Cần Thơ chưa thông xe

Tạ Quang |

Cần Thơ - Cầu Trần Hoàng Na còn gặp một số vướng mắc nên chưa đủ điều kiện đưa vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên, người dân vẫn vô tư vượt rào vào chụp ảnh, thả diều, đi thể dục.

TAND TPHCM gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị để xử vụ án Vạn Thịnh Phát vào mai

Anh Tú - Minh Tâm |

TPHCM - Đến trưa ngày 4.3, TAND TPHCM đang gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị để xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát liên quan tới bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo khác vào ngày mai (ngày 5.3).

Tạm giữ xe tự chế đưa đón học sinh ở Hải Phòng sau phản ánh của Lao Động

Hà Vi |

Hải Phòng - Sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng xe tự chế đưa đón học sinh hoạt động hàng ngày, tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông ở xã Thuận Thiên (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), cơ quan chức năng đã làm việc với chủ phương tiện, lập hồ sơ vi phạm hành chính, tạm giữ xe, tháo dỡ mái che trên xe để xử lý theo quy định pháp luật.

Nga hạ gục xe tăng Abrams thứ hai ở Ukraina

Ngọc Vân |

Xe tăng Abrams thứ hai và xe rà phá bom mìn ở Ukraina được cho là đã bị Nga hạ gục.

Con cháu của họ cũng thế thôi - tiểu thuyết đặc biệt từng đoạt giải Goncourt

Thanh Hương |

Tiểu thuyết đặc biệt đoạt giải Goncourt năm 2018 “Con cháu của họ cũng thế thôi” của nhà văn Nicolas Mathieu chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.

Tác giả đoạt giải Nhất tiểu thuyết từng là tâm điểm ở một phiên tòa đẫm nước mắt

Mi Lan |

Tác giả Nguyễn Trí vừa đoạt giải nhất thể loại tiểu thuyết cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn với tác phẩm “Hoa xương rồng”. Cách đây 13 năm, ông từng là nhân vật tâm điểm ở một phiên tòa đẫm nước mắt.

Các nhà văn ấn tượng với loạt tiểu thuyết, truyện ngắn viết về công nhân

Tô Thế |

Sau một thời gian chấm thi nghiêm túc, công tâm, đúng theo yêu cầu và thể lệ, Hội đồng Sơ khảo cuộc thi viết văn về công nhân - công đoàn đã chọn ra 43 truyện ngắn (bao gồm cả nhóm truyện ngắn cùng một tác giả), 18 tiểu thuyết lọt vào vòng Chung khảo cuộc thi.