Cho đất nước những mùa Xuân

Hoàng Lâm |

“...Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

Mùa bình thường mùa vui nay đã về

mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên...”

I. Những ngày nghỉ Tết Âm lịch, nhân lúc rảnh rỗi, tôi ngồi nghe lại một số bài hát về mùa xuân mà đến giờ không phải bạn trẻ nào cũng biết. “Mùa Xuân đầu tiên” được cố nhạc sĩ Văn Cao viết năm 1976- mùa xuân đầu tiên khi đất nước thống nhất.

Hơn 30 năm, kể từ khi Văn Cao viết Tiến quân ca với những câu từ như lửa cháy: "Vì nhân dân chiến đấu không ngừng/ Tiến mau ra sa trường/ Tiến lên, cùng tiến lên/ Nước non Việt Nam ta vững bền...” người dân Việt Nam mới được hưởng một mùa xuân thanh bình, hạnh phúc và giản dị.

Để có “mùa xuân đầu tiên” ấy, dân tộc phải chờ quá lâu, phải tổn thất, mất mát với nhiều sự hy sinh, xương máu. Cái giá của hoà bình, tự do và hạnh phúc thật lớn và càng làm cho người ta trân trọng, gìn giữ những gì đã có và đang có.

Đôi khi, như quy luật của đất trời, để có được mùa xuân, người ta phải trải qua cái giá lạnh, khắc nghiệt của mùa đông. Và đôi khi cái gì đến dễ dàng quá, tự nhiên quá thì người ta không cảm nhận được rõ giá trị của nó.

Bản thân “Mùa xuân đầu tiên”, số phận của ca khúc cũng có lúc long đong, lận đận và phải đến hơn 20 năm sau khi Văn Cao sáng tác ca khúc, “Mùa xuân đầu tiên” mới được nhắc đến nhiều, hát đến nhiều.

Không ít người đã bình luận rất hay rằng: Có những thứ bình thường lại hóa thành bất thường. Một “mùa bình thường” để sum họp chỉ còn là ước mơ suốt bao năm ròng: “Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu”.

Có những cái bình thường bỗng trở nên khác thường. Một mùa thường kỳ như muôn năm cũ thôi mà lại là “đầu tiên” - mùa xuân mơ ước ấy nay đã thành đời thực.

Để có được mùa xuân đầu tiên ấy, cả đất nước đã hiện thực hoá được khát vọng: Khát vọng hoà bình, khát vọng thống nhất, khát vọng tự do.

II. Những ngày này, một sự kiện quan trọng của đất nước đã được nhắc đến nhiều: Tròn 50 năm hiệp định Paris được ký kết, ngày 27.1.1973.

Đây là kết quả của một quá trình dài, từ đàm phán bảo vệ nền độc lập sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; đến đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva năm 1954 và đỉnh cao là đàm phán, ký kết Hiệp định Paris năm 1973, tạo tiền đề để nhân dân ta thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Với khát vọng ấy, non sông Việt Nam đã nối liền một dải bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

III. 50 năm sau, chúng ta tiếp tục hun đúc khát vọng ấy như thế nào?

Sẽ vẫn là khát vọng cháy bỏng về hoà bình, độc lập, tự do và hạnh phúc. Nếu như trong “Mùa xuân đầu tiên”, giấc mơ chỉ là sự giản dị “với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông”, với “đàn con nay đã về”, với một “cuộc đời êm ấm” để “từ đây người biết quê người/ Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người” thì sứ mệnh của những con người hôm nay đã được nâng lên ở mức cao hơn: Khát vọng về sự phồn vinh, về sự hùng cường của dân tộc, về hạnh phúc của mỗi người dân.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ, một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn phải: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam”.

Chỉ mấy ngày nữa, đất nước kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng, ngày 3.2.1930- 3.2.2023.

Hiệp định Paris 1973, đại thắng mùa Xuân 1975 là những bước ngoặt lịch sử, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt của Đảng, phát huy cao độ thắng lợi trên các mặt trận ngoại giao, chính trị, quân sự, kết hợp thành công sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo ra thế và lực mới cho cuộc chiến đấu của dân tộc.

Tiếp theo những “Mùa xuân đầu tiên”, Đảng dẫn dắt dân tộc hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thành quả đã được khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Mục tiêu đến năm 2025 là nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đang ở rất gần.

Mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, không phải quá xa.

Mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, cần rất nhiều cố gắng.

Với khát vọng, ý chí, quyết tâm thì mỗi người đều có thể đóng góp được cho Tổ quốc bằng nỗ lực hàng ngày, để cho đất nước những mùa Xuân.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Dù ở đâu, người Việt đều hướng về Tết cổ truyền

PHÙNG LINH |

Nhiều người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài háo hức về quê sau một thời gian dài gián đoạn vì dịch bệnh hoặc nhiều lý do khác. Còn những người ở lại, họ cũng tự tìm cho mình những niềm vui riêng để vơi đi nỗi nhớ nhà trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết cổ truyền trong tâm thức những người lao động làm việc ở nước ngoài

ANH THƯ |

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về là lúc mà những người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài thêm bồi hồi nhớ về không khí Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết cổ truyền nơi đất khách: Những người con luôn hướng về nguồn cội

Bảo Châu |

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong lòng những người con xa xứ lại dâng trào nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, làng xóm. Thế nên, ở nơi viễn xứ, họ vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đúng nghĩa theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Dù ở đâu, người Việt đều hướng về Tết cổ truyền

PHÙNG LINH |

Nhiều người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài háo hức về quê sau một thời gian dài gián đoạn vì dịch bệnh hoặc nhiều lý do khác. Còn những người ở lại, họ cũng tự tìm cho mình những niềm vui riêng để vơi đi nỗi nhớ nhà trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết cổ truyền trong tâm thức những người lao động làm việc ở nước ngoài

ANH THƯ |

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về là lúc mà những người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài thêm bồi hồi nhớ về không khí Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết cổ truyền nơi đất khách: Những người con luôn hướng về nguồn cội

Bảo Châu |

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong lòng những người con xa xứ lại dâng trào nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, làng xóm. Thế nên, ở nơi viễn xứ, họ vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đúng nghĩa theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam.