Bệnh nhân 91: Những khoảnh khắc vượt cửa tử

Lệ Hà |

Bệnh nhân 91 - phi công người Anh, 43 tuổi - hiện là bệnh nhân mắc COVID-19 có số ngày điều trị dài nhất ở nước ta: Đã hơn 100 ngày với những thời điểm nguy kịch tưởng không qua khỏi.

Giành giật sự sống từng giờ cho người bệnh

Tháng 3.2020, giai đoạn Việt Nam liên tiếp ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới. Phi công Anh đã đi gần trọn một vòng tử sinh, từ chuyến bay định mệnh đến Buddha bar - nơi khởi phát ổ dịch COVID-19 lớn nhất ở TPHCM, từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đến Bệnh viện Chợ Rẫy, từ phụ thuộc ECMO hoàn toàn giờ đã bắt đầu tập hít thở bằng lá phổi tưởng chừng chỉ có thể cắt bỏ.

Bệnh nhân xác định dương tính ngày 18.3. Trong những ngày đầu, bệnh nhân sức khỏe tốt, vẫn đi lại, sinh hoạt bình thường như nhiều bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 khác. "Tuy nhiên, bệnh nhân từ chối không sử dụng suất ăn bệnh viện cung cấp do đồ ăn Việt Nam có nhiều gia vị, nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM phải tìm đủ mọi cách như giảm bớt gia vị, đặt đồ ăn bên ngoài nhưng bệnh nhân này vẫn không chịu ăn, kể cả uống sữa" - bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM), người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân 91, nhớ lại.

Lúc bệnh nhân cởi mở hơn, hợp tác với nhân viên y tế thì cũng là lúc bắt đầu có dấu hiệu trở nặng, sốt cao liên tục, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ (43 tuổi) và không có bệnh nền. Liên tiếp những ngày sau đó, bệnh nhân 91 rơi vào tình trạng nguy kịch. Chỉ sau nửa tháng được xác định mắc COVID-19, bệnh nhân phải can thiệp bằng kỹ thuật ECMO (tim, phổi nhân tạo). Chưa dừng lại ở đó, phổi bệnh nhân có thời điểm đã đông đặc (diện đông đặc 2 phổi ước đến 90%), bạch cầu máu còn tăng (tình trạng có viêm, bội nhiễm), còn phải dùng kháng sinh, kháng nấm, tăng men gan GGT (tổn thương gan do thuốc), còn phải lọc máu.

Các chuyên gia, bác sĩ bắt đầu tìm hướng cứu phổi cho bệnh nhân. Một cách duy nhất được đưa ra đó là ghép phổi. Các cuộc hội chẩn liên tiếp diễn ra giữa các chuyên gia, bác sĩ ở cả 3 miền đất nước. Sau mỗi cuộc hội chẩn, các chuyên gia, bác sĩ lại cố tìm ra hướng điều trị tốt nhất cho phi công người Anh.

"Bệnh mới nên việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 cũng phải cập nhật các kiến thức. Tất cả kỹ thuật hiện đại nhất trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu ở Việt Nam đều được áp dụng cho bệnh nhân 91, có những loại thuốc chưa từng sử dụng ở Việt Nam nhưng cũng được mua về nhằm đảm bảo giữ mạng sống cho bệnh nhân. Chúng tôi gần như không ăn, không ngủ, túc trực 24/24 giờ theo dõi mọi tình hình, sự biến chuyển của bệnh nhân" - bác sĩ Nguyễn Thanh Phong kể.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM - nhớ lại: Tình hình bệnh nhân luôn được cập nhật, thảo luận liên tục bất kể ngày hay đêm. Ngoài việc tìm kiếm thuốc và các phương pháp điều trị thì quá trình 65 ngày bệnh nhân 91 nằm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cũng là 65 ngày các nhân viên y tế ở đây mất ăn mất ngủ. Bên trong phòng cách ly áp lực âm, hầu như 24/24 đều có người túc trực, sẵn sàng xử trí các tình huống, sự cố bất ngờ xảy ra. Trong tuần đầu tiên chạy ECMO, các bác sĩ gần như thức trắng liên tục, thỉnh thoảng chợp mắt 1 lúc cũng choàng tỉnh dậy bởi mơ thấy bệnh nhân gặp sự cố.

Sau nhiều ngày nỗ lực điều trị, phổi của bệnh nhân hồi phục khoảng 20-30%. Chiều 22.5, bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM về Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân tiếp tục được điều trị tích cực, song song tìm nguồn phổi hiến tặng để ghép phổi toàn phần khi đủ điều kiện. Thời điểm đó, bác sĩ Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - khẳng định: Bệnh viện huy động toàn lực để cứu chữa cho bệnh nhân 91 đến khi bệnh nhân có đầy đủ các yếu tố thuận lợi về sức khỏe thì sẽ tiến hành ghép phổi theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19.

Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể ngay sau đó nhận được hàng chục cuộc điện thoại cùng người đến đăng ký trực tiếp, bày tỏ mong muốn được hiến tặng một thùy phổi cho bệnh nhân số 91 mắc COVID-19.

Bệnh nhân 91 đã "cãi lại" được thầy thuốc

Thế nhưng, "cơ hội" ghép phổi không thực hiện được bởi những tia hy vọng mong manh của các y bác sĩ đã được đền đáp. Bệnh nhân 91 hồi phục kỳ diệu từng ngày. Ngày 22.5, bệnh nhân 91 vẫn phải thở máy và phụ thuộc ECMO, nhiễm trùng phổi chưa được khống chế. Nhưng sang đến ngày 27.5, bệnh nhân có dấu hiệu tỉnh, cử động đơn giản.

Mỗi ngày một chút, đến ngày 29.5, bệnh nhân thông khí phổi tăng đến 40%. Đến ngày 2.6, các y bác sĩ điều trị vui mừng khi bệnh nhân có phản xạ tốt hơn, có thể xoay đầu khi nhận y lệnh từ bác sĩ, sức cơ tay chân cũng khá hơn, tình trạng cứng hàm cũng cải thiện, đã ngậm được kín miệng. Chỉ 1 ngày sau, bệnh nhân 91 đã ngưng ECMO rồi hồi phục 50%, tỉnh táo hoàn toàn dù vẫn dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. “Do bệnh nhân phi công người Anh hơi khó ăn nên điều dưỡng mỗi ngày phải hỏi bệnh nhân này hôm sau muốn ăn gì, ăn vào lúc nào... để chuẩn bị. Món ăn khoái khẩu của anh ấy là sườn cừu, mì spaghetti... và đặc biệt là phở. Hiện bệnh nhân chưa ăn được nhiều, mỗi bữa dùng được khoảng 1/4 phần ăn nên vẫn tiếp tục được truyền dung dịch đạm” - điều dưỡng Lê Thị Hồng Thắm, Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Chợ Rẫy), cho hay.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 - đã vui mừng chia sẻ: Sức khoẻ của nam phi công tiếp tục có những phục hồi kỳ diệu. Tôi đã trực tiếp trò chuyện với bệnh nhân 91. Cả tuần nay, bệnh nhân đã trò chuyện vui vẻ, đôi khi còn "cãi lại" thầy thuốc do bị bắt uống thuốc, bắt tập nhiều quá.

Đến nay, bệnh nhân đã cai thở máy, sức khoẻ hồi phục tốt. Tình hình sức khỏe của bệnh nhân rất khả quan. Nam phi công tỉnh, tiếp xúc, giao tiếp bằng lời nói, có thể tự thở, các hoạt động cung cấp oxy giảm, ban ngày không cần thở oxy. Tình trạng phổi hồi phục trên dữ liệu lâm sàng, tự thở tốt, không suy hô hấp. Bệnh nhân đã tự ăn uống trên giường bệnh.

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá, nam phi công đã đảm bảo các tiêu chí để có thể xuất viện. Bệnh nhân sẽ được chuyển sang chăm sóc dinh dưỡng và tiếp tục cải thiện thể lực.

Theo các chuyên gia, đây là giai đoạn vật lý trị liệu, phục hồi chức nặng, săn sóc vết thương loét và tăng cường dinh dưỡng. Bệnh nhân cần ít nhất 2-3 tuần phục hồi thể trạng để có thể đi lại an toàn khi di chuyển.

Dù thời gian điều trị cho bệnh nhân 91 còn tiếp tục nhưng bằng tâm huyết, trí tuệ của mình, các bác sĩ Việt Nam đã cứu sống một ca mắc COVID-19 đặc biệt. Đến giờ phút này, tất cả bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại Việt Nam đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Chính vì thế, các ca bệnh nặng đều được điều trị thành công.

Đã hơn 2 tháng Việt Nam không có thêm ca lây nhiễm COVID-19 nào trong cộng đồng. Tại Việt Nam, hiện có 349 người mắc COVID-19, 0 ca tử vong. Việt Nam đang được thế giới nhắc đến như một điều kỳ diệu trong chống đại dịch.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang diễn biến khó lường, đặc biệt là quốc gia láng giềng với Việt Nam là Trung Quốc. Sau gần 2 tháng không có ca nhiễm mới ở cộng đồng, chỉ trong vài ngày trở lại đây, Trung Quốc đã phát hiện hàng chục ca nhiễm bệnh trong cộng đồng khiến nhiều khu vực bị phong tỏa trở lại, một số chợ đầu mối bị đóng cửa, nhiều trường học tiếp tục cho học sinh nghỉ học, giãn cách xã hội....

Theo chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian tới đây, cả nước tiếp tục bước vào giai đoạn phát triển mới. Cụ thể, tiếp tục phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài, kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh trên các tuyến biên giới đường bộ, đường biển, đường hàng không, tuyệt đối không chủ quan, lơ là; thực hiện biện pháp cách ly phù hợp đối với người nhập cảnh, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Xây dựng Việt Nam là điểm đến an toàn của thế giới không chỉ là nhằm các mục tiêu phát triển kinh tế mà còn vì các mục tiêu chính trị, đối ngoại của đất nước, nhất là với các đối tác quan trọng, các quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Dự kiến bệnh nhân 91 mắc COVID-19 về nước ngày 12.7

Lệ Hà |

Sáng 28.6, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đã 73 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Dự kiến bệnh nhân 91 (BN91) - nam phi công người Anh mắc COVID-19  sẽ về nước vào ngày 12.7.

Bệnh nhân 91 đã bước đi được vài bước, Đại sứ Anh cảm ơn y bác sĩ

Thùy Linh |

Bản tin Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 sáng sớm 27.6 cho hay hôm nay là 72 ngày liên tiếp, Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Bệnh nhân 91 hiện có thể tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy được, chịu lực hai tay trên khung tập tự đứng dậy và bước được vài bước.

Bản tin 1 phút 26.6: 100 ngày điều trị COVID-19 của bệnh nhân 91

Nhóm PV |

Bệnh nhân 91 trải qua 100 ngày điều trị COVID-19 tại Việt Nam; Tư nhân hóa trường chuyên: Cựu học sinh Chuyên Amsterdam lên tiếng; Miền Bắc lại hạ nhiệt, thời tiết "dễ thở" hơn... là những tin tức đáng chú ý trong Bản tin 1 phút ngày 26.6.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Dự kiến bệnh nhân 91 mắc COVID-19 về nước ngày 12.7

Lệ Hà |

Sáng 28.6, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đã 73 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Dự kiến bệnh nhân 91 (BN91) - nam phi công người Anh mắc COVID-19  sẽ về nước vào ngày 12.7.

Bệnh nhân 91 đã bước đi được vài bước, Đại sứ Anh cảm ơn y bác sĩ

Thùy Linh |

Bản tin Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 sáng sớm 27.6 cho hay hôm nay là 72 ngày liên tiếp, Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Bệnh nhân 91 hiện có thể tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy được, chịu lực hai tay trên khung tập tự đứng dậy và bước được vài bước.

Bản tin 1 phút 26.6: 100 ngày điều trị COVID-19 của bệnh nhân 91

Nhóm PV |

Bệnh nhân 91 trải qua 100 ngày điều trị COVID-19 tại Việt Nam; Tư nhân hóa trường chuyên: Cựu học sinh Chuyên Amsterdam lên tiếng; Miền Bắc lại hạ nhiệt, thời tiết "dễ thở" hơn... là những tin tức đáng chú ý trong Bản tin 1 phút ngày 26.6.