Ám ảnh tuổi trẻ và động lực của nữ nghiên cứu sinh 9x

DI YÊN |

Vũ Phương Hằng, sinh năm 1997, là nữ nghiên cứu sinh người Việt trẻ nhất của ngành Kỹ thuật Môi trường tại Đại học Công nghệ Sydney, Australia.

Bắt đầu tham gia trợ lý nghiên cứu, Vũ Phương Hằng, đến từ Hà Nội, đã gặp phải không ít những khó khăn từ viết báo cáo đến thực hành thí nghiệm. Và cũng từ đây, 9x quyết định “dấn thân” vào nghiên cứu để có thể hoàn thiện những kỹ năng cho bản thân và đóng góp cho sự phát triển của môi trường.

Dẫn đầu nữ giới trong khối ngành kỹ thuật, công nghệ

“15 năm trước, tôi và người thân đã rất khó chịu khi phải sống trong mùi hôi thối của cá chết và ô nhiễm nước thải bốc lên từ sông Nhuệ. Lúc đó, còn khá nhỏ nên chưa hình dung được nguyên do và hệ quả lâu dài của những hành động xả rác, nước thải xuống sông, hay đốt rác,... Lớn thêm một chút, được tiếp xúc với các thông tin, báo chí, mình nhận ra môi trường sạch và bền vững có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con người và xã hội. Chính vì thế, sau khi tốt nghiệp lớn 12 tại Australia, mình lựa chọn theo học ngành kỹ sư môi trường tại Đại học Wollongong”, Hằng cho biết.

Trong suốt thời gian học đại học, Hằng được tiếp cận những kỹ thuật và hệ thống tân tiến để xử lý nước thải, rác thải và cung cấp nước sạch cho cộng đồng ở Úc cũng như trên thế giới.

Năm 2018, cô tốt nghiệp ngành Kỹ sư Môi trường với bằng Cử nhân danh dự loại 1 tại Đại học Wollongong. Ngay sau đó, Hằng có cơ hội làm Trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ cho nước và nước thải tại Đại học Sydney dưới sự hướng dẫn của các giáo sư trong ngành.

“Tôi được tiếp xúc nhiều hơn với các công việc kỹ thuật, thí nghiệm phân tích, và tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề như phục hồi tài nguyên, năng lượng tái tạo và nền kinh tế vòng tròn dưới góc nhìn của kĩ sư môi trường. Đồng thời, công việc này đã giúp tôi có cơ hội làm việc với nhiều thầy cô, nhà khoa học Việt Nam tại Australia. Họ đều là những người đã và đang khởi xướng, tham gia các dự án về công nghệ môi trường liên kết giữa Australia và Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn với tôi và là động lực để mình học hỏi và phát triển chuyên môn với mong muốn một ngày không xa mình cũng có thể đóng góp sức nhỏ vào sự phát triển môi trường xanh và bền vững của Việt Nam”, 9x tâm sự.

Với những kinh nghiệm có được, 9x quyết định ứng tuyển và nhận được học bổng toàn phần bậc Tiến sĩ, Đại học Công nghệ Sydney giai đoạn 2020 - 2024.

Hai năm đầu của nghiên cứu sinh, Hằng tập trung vào việc tối ưu hóa quá trình canh tác và thu hoạch vi tảo. Chỉ hai năm đầu của quá trình nghiên cứu, cô xuất sắc đạt được nhiều giải thưởng như: Giải Nhất cuộc thi thuyết trình luận án 3 phút của khoa Kĩ sư và Công nghệ, giải Nhì Cuộc thi trình bày nghiên cứu của khoa Xây dựng và Môi trường, Đại học Công nghệ Sydney.

Cô bạn (giữa, hàng 2 từ trên xuống) tham gia cuộc thi thuyết trình luận án 3 phút của khoa Kĩ sư và Công nghệ, ĐH Công nghệ Sydney. Ảnh: NVCC
Tham gia cuộc thi thuyết trình luận án 3 phút của khoa Kĩ sư và Công nghệ, ĐH Công nghệ Sydney. Ảnh: NVCC
Trở thành lãnh đạo nữ giới thế hệ mới

Bên cạnh việc nghiên cứu, Hằng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Đáng chú ý, 9x Hà Nội là Đại sứ bình đẳng giới người Việt hiếm hoi và Cán bộ Kết nối sinh viên của Hội Nữ giới ngành Kỹ thuật Đại học Công nghệ Sydney. Gần đây nhất, cô trở thành một trong số 300 ứng viên tham gia chương trình Lãnh đạo nữ giới thế hệ mới do Tập đoàn McKinsey tổ chức với quy mô toàn cầu.

“Tôi rất may mắn khi được lắng nghe và trò chuyện với các nữ lãnh đạo cấp cao thành công, tiềm năng trong nhiều ngành nghề để phát triển kỹ năng lãnh đạo và thúc đẩy bình đẳng giới, đa dạng giới. Đồng thời, ở đây tôi cũng học hỏi được rất nhiều giá trị để bản thân tự tin hơn trong quá trình phát triển các kỹ năng lãnh đạo và mang lại những ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng”, Hằng nói.

Trước đây, khi nói đến ngành học, cô đã nhận được nhiều lời bình luận, mọi người cho rằng khối ngành công nghệ, kỹ sư chỉ nên dành cho nam giới. Thế nhưng với đam mê của mình, cô bạn đã nỗ lực để đạt được ước mơ.

Ngay từ lúc học đại học, Hằng tích cực tham gia các hội/nhóm cho nữ giới trong ngành kỹ thuật công nghệ với châm ngôn “sáng tạo và dẫn dắt thay đổi trong xã hội để việc học và làm trong ngành kỹ thuật, công nghệ không bị giới hạn bởi giới tính”. Tại đây, cô đã kết nối với các nữ nghiên cứu sinh ngành kỹ thuật khác, cùng họ xác định thử thách, nhu cầu của bản thân, và làm việc với Hội Nữ giới trong ngành để giải quyết vấn đề.

Trong năm 2021, nữ nghiên cứu cũng đề xuất các chủ đề thảo luận trong các cuộc họp Đại sứ của trường để có thể giúp các nghiên cứu nữ giải tỏa căng thẳng, cân bằng cuộc sống và quản lý thời gian hiệu quả. Đồng thời, cô còn hỗ trợ tổ chức và điều hành các sự kiện có ý nghĩa và các hội thảo xây dựng kỹ năng cho các nữ nghiên cứu sinh ngành kỹ thuật.

“Tháng 9.2021, tôi trực tiếp lên ý tưởng và điều phối tổ chức một buổi thảo luận về bộ phim tài liệu “Picture a scientist”, câu chuyện các nhà nghiên cứu nữ đã cùng nhau cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới trong STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) nhiều nhất. Tại đây, các nghiên cứu nữ chúng tôi đều sẵn sàng chia sẻ, trao đổi sôi nổi về trải nghiệm bất bình đẳng giới trong STEM và những chính sách trường Đại học đã đề ra để giải quyết vấn đề cũng như cách vượt qua sự bất bình đẳng này của từng cá nhân tham gia thảo luận”, Hằng kể.

Nói về hành trình sắp tới, Hằng cho biết cô sẽ tập trung hoàn thành các kế hoạch thí nghiệm đã đề ra và thu hoạch các số liệu và tham gia trợ giảng cho một môn học thuộc ngành Kỹ sư bậc Đại học tại trường.

"Ở đây tôi cũng học hỏi được rất nhiều giá trị để bản thân tự tin hơn trong quá trình phát triển các kỹ năng lãnh đạo và mang lại những ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng” - Hằng chia sẻ.

"Các nghiên cứu nữ chúng tôi đều sẵn sàng chia sẻ, trao đổi sôi nổi về trải nghiệm bất bình đẳng giới trong STEM và những chính sách trường Đại học đã đề ra để giải quyết vấn đề cũng như cách vượt qua sự bất bình đẳng này của từng cá nhân tham gia thảo luận”, Hằng kể.

DI YÊN
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện lỗ hổng trong nghiên cứu tiến hóa của con người nhờ răng khỉ

Anh Vũ |

Một nghiên cứu về răng của khỉ đã khiến các nhà khoa học phải xem xét lại những kết luận về quá trình tiến hóa của con người.

Nghiên cứu xây dựng nhà máy điện sinh khối tại tỉnh Vĩnh Long

Chân Phúc |

Tỉnh Vĩnh Long và Tập đoàn Erex, công ty cổ phần Tập đoàn T&T đã ký kết biên bản ghi nhớ về xây dựng nhà máy điện sinh khối trên địa bàn tỉnh trong buổi làm việc tại UBND tỉnh Vĩnh Long ngày 24.2

Chủ nhân giải thưởng 3 triệu USD: Hãy đi theo những hướng nghiên cứu mới

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng ngày 21.1, 3 nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada) với công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vaccine ngăn ngừa COVID-19 đã có những chia sẻ về cảm xúc sau khi nhận giải thưởng chính VinFuture mùa đầu tiên.

Kính viễn vọng James Webb "tắm nắng" chờ NASA nghiên cứu hệ thống điện

Anh Vũ |

Việc triển khai tấm chắn nắng cho kính viễn vọng không gian James Webb hiện tạm thời bị gián đoạn do NASA cần nghiên cứu thêm về hệ thống cung cấp điện.

Đổi mới sáng tạo để thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu

Minh Hạnh |

Việc thành lập 2 Trung tâm quốc tế về Toán học và Vật lý; ứng dụng khoa học và công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững tại Tây Nguyên... là những thành công nổi bật đến từ Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2020, góp phần nâng tầm năng lực KHCN của đất nước trên trường quốc tế.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Phát hiện lỗ hổng trong nghiên cứu tiến hóa của con người nhờ răng khỉ

Anh Vũ |

Một nghiên cứu về răng của khỉ đã khiến các nhà khoa học phải xem xét lại những kết luận về quá trình tiến hóa của con người.

Nghiên cứu xây dựng nhà máy điện sinh khối tại tỉnh Vĩnh Long

Chân Phúc |

Tỉnh Vĩnh Long và Tập đoàn Erex, công ty cổ phần Tập đoàn T&T đã ký kết biên bản ghi nhớ về xây dựng nhà máy điện sinh khối trên địa bàn tỉnh trong buổi làm việc tại UBND tỉnh Vĩnh Long ngày 24.2

Chủ nhân giải thưởng 3 triệu USD: Hãy đi theo những hướng nghiên cứu mới

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng ngày 21.1, 3 nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada) với công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vaccine ngăn ngừa COVID-19 đã có những chia sẻ về cảm xúc sau khi nhận giải thưởng chính VinFuture mùa đầu tiên.

Kính viễn vọng James Webb "tắm nắng" chờ NASA nghiên cứu hệ thống điện

Anh Vũ |

Việc triển khai tấm chắn nắng cho kính viễn vọng không gian James Webb hiện tạm thời bị gián đoạn do NASA cần nghiên cứu thêm về hệ thống cung cấp điện.

Đổi mới sáng tạo để thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu

Minh Hạnh |

Việc thành lập 2 Trung tâm quốc tế về Toán học và Vật lý; ứng dụng khoa học và công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững tại Tây Nguyên... là những thành công nổi bật đến từ Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2020, góp phần nâng tầm năng lực KHCN của đất nước trên trường quốc tế.