10 năm "Tết Sum vầy" mang sự đoàn viên đến với người lao động

linh nguyên |

Tết Giáp Thìn năm 2024, chương trình "Tết Sum vầy" đã đi qua chặng đường 10 năm đến với người lao động và hiện diện ngày một rõ nét trong đời sống xã hội. Từ sáng kiến của Báo Lao Động, “Tết Sum vầy” được tổ chức trong toàn quốc, đem lại niềm vui cho hàng chục triệu lượt đoàn viên, người lao động.

Ngỡ ngàng và hạnh phúc

Chương trình chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động đầu tiên mang tên “Tết Sum vầy” được tổ chức vào ngày 10.2.2015 tại khu nhà ở công nhân (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội). Xuất phát từ sáng kiến của Báo Lao Động, Tổng LĐLĐVN, Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình "Tết Sum vầy" với sự tham gia của khoảng 600 công nhân lao động.

Lúc ấy, những công nhân có mặt tại chương trình không khỏi ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì gần như chưa bao giờ họ được tham gia một chương trình Tết có nhiều hoạt động vui như vậy. Họ hạnh phúc và rưng rưng nước mắt khi được mời lên sân khấu nhận quà hỗ trợ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, những món quà ấy lại được chính tay bà Tòng Thị Phóng - lúc ấy là Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội trao. Nhiều công nhân nhận quà xong, xuống sân khấu, bước về chỗ ngồi phía dưới vẫn đưa tay quệt nước mắt. Với họ, món quà vật chất mà Công đoàn vừa trao tặng giúp gia đình họ có thêm một phần đủ đầy cho mâm cơm ngày Tết, cũng có người sẽ dành để mua tấm áo mới tặng bố mẹ sau những ngày xa nhà đi làm ăn.

Bên cạnh món quà vật chất là sự động viên, khích lệ tinh thần vô cùng lớn. Bởi, mỗi công nhân chưa bao giờ nghĩ được đứng gần lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Tổng LĐLĐVN đến vậy. Không những được đứng gần mà còn được các lãnh đạo ân cần hỏi thăm, chia sẻ, tặng quà...

Ngoài 600 suất quà Tết cho 600 công nhân có hoàn cảnh khó, cũng tại “Tết Sum vầy”, chương trình “Tấm vé nghĩa tình” đã hỗ trợ 15 chuyến xe miễn phí đưa công nhân lao động về quê đón Tết; trao 58 “Mái ấm Công đoàn”...Tổng số tiền chăm lo tại đây khoảng 1,7 tỉ đồng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng LĐLĐVN và Báo Lao Động, nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã hỗ trợ cho chương trình trên 1,6 tỉ đồng.

Trong lần đầu tiên chương trình chăm lo Tết cho người lao động chính thức mang tên “Tết Sum vầy” ấy, có lẽ chị Vũ Thị Thanh (Công ty Yamazaki Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội) là người hạnh phúc nhất. Chắc chắn chị không bao giờ quên giây phút được sum vầy với mẹ và con trai ngay trên sân khấu của chương trình, ngay tại một địa điểm rất gần với nơi chị hàng ngày làm việc chăm chỉ kiếm tiền gửi về quê nuôi con.

Để mang lại niềm vui bất ngờ cho một nữ công phải xa con quá lâu như chị Thanh, Báo Lao Động đã phối hợp đưa mẹ và con trai chị Vũ Thị Thanh tới tham dự chương trình. Không chỉ mẹ con, bà cháu cùng rơi nước mắt - những giọt nước mắt hạnh phúc và xúc động - mà hầu hết những công nhân, những đại biểu chứng kiến cảnh ấy cũng không kìm được nước mắt.

Quả thật, với ý tưởng, sáng kiến của mình, Báo Lao Động đã đem lại niềm vui không thể đong đếm, không thể định giá được cho người lao động. Ý tưởng, sáng kiến ấy chỉ có thể xuất phát từ trách nhiệm và từ tình cảm của những người luôn nghĩ và nỗ lực làm những gì tốt nhất cho người lao động.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang trao quà cho đoàn viên và người lao động tại Lễ kỷ niệm 10 năm “Tết Sum vầy” và khai trương “Chợ Tết Công đoàn năm 2024”. Ảnh: Hải Nguyễn
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang trao quà cho đoàn viên và người lao động tại Lễ kỷ niệm 10 năm “Tết Sum vầy” và khai trương “Chợ Tết Công đoàn năm 2024”. Ảnh: Hải Nguyễn

Tất cả chung tay vì người lao động

Kỷ niệm 10 năm chương trình "Tết Sum vầy", nhiều người vẫn nhắc lại cảm xúc của chương trình đầu tiên ấy. Điều quan trọng, từ sáng kiến tổ chức "Tết Sum vầy" cho người lao động ấy, đến nay không chỉ 100% các tỉnh, thành, ngành tổ chức "Tết Sum vầy" cho người lao động mỗi khi Tết đến Xuân về, mà rất nhiều các công đoàn cơ sở cũng tổ chức chương trình "Tết Sum vầy" cho đoàn viên, người lao động ngay tại doanh nghiệp.

Tại chương trình kỷ niệm 10 năm “Tết Sum vầy” diễn ra ngày 21.1.2024 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Sau 10 năm triển khai đã có hơn 168.000 chương trình “Tết Sum vầy” được tổ chức ở các cấp công đoàn với hơn 29 triệu lượt đoàn viên, người lao động tham gia, tổng kinh phí được hỗ trợ là trên 17.000 tỉ đồng.

Có thể thấy sức sống của chương trình ngày càng mãnh liệt và định vị rõ nét trong xã hội. Có những doanh nghiệp FDI, tổng giám đốc là người nước ngoài đã cùng tham gia thi gói bánh chưng với người lao động trong "Tết Sum vầy".

Những chiếc bánh chưng ấy, sau cuộc thi được đem luộc chín và mang tặng cho các trung tâm bảo trợ xã hội. Nhiều nơi, lãnh đạo công ty phối hợp cùng Công đoàn tổ chức các chuyến xe đưa công nhân về quê đón Tết, sau thời gian nghỉ Tết lại bố trí xe đón công nhân lên làm việc đúng thời hạn.

Mỗi năm, mỗi nơi lại có những cách làm mới “Tết Sum vầy” với các hoạt động phù hợp, đáp ứng lòng mong mỏi của đoàn viên, người lao động địa phương mình. Nhưng “cốt” của chương trình là sự chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động thì vẫn được giữ và làm cho ngày càng đậm đà thêm. Bởi vậy, những năm gần đây, nhiều đoàn viên, người lao động mong được tham gia chương trình “Tết Sum vầy” khi Tết cổ truyền đến.

Có mặt tại “Tết Sum vầy” lần thứ 10 do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 20.1 tại Hà Nội, anh Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam (Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) chia sẻ: “Tết Sum vầy” là chương trình rất có ý nghĩa của tổ chức Công đoàn, đã trở thành nguồn động viên cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng thời thể hiện sự chăm lo của Công đoàn các cấp tới công nhân lao động dịp Tết Nguyên đán.

Được biết, anh Long đại diện Công đoàn đưa 20 công nhân lao động đến tham dự chương trình “Tết Sum vầy Giáp Thìn năm 2024”. Chương trình “Tết Sum vầy” thực sự có ý nghĩa, nhất là với những công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn khi Tết đến Xuân về” - anh Long nói.

Còn anh Phạm Hoàng Hiếu - đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Lock&Lock Hà Nội tâm sự: “Tết Sum vầy” với nhiều hoạt động do Công đoàn tổ chức đã đem lại niềm vui ngay trước thềm năm mới cho công nhân lao động chúng tôi. Niềm vui ấy gồm cả vật chất lẫn tinh thần nên chúng tôi sẽ mang “Tết Sum vầy” về với gia đình...”.

Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo phương châm hướng về cơ sở, tại cơ sở, vì đoàn viên và người lao động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn viên, công nhân viên chức lao động, Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng và Báo Lao Động đã có sáng kiến đề xuất với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức “Tết Sum vầy” quy mô cấp Tổng LĐLĐVN. Vì vậy, chương trình “Tết Sum vầy” đầu tiên được tổ chức vào dịp Tết Ất mùi - 2015 tại Thủ đô Hà Nội.

linh nguyên
TIN LIÊN QUAN

Trao quà Tết sum vầy cho đoàn viên và con đoàn viên khó khăn ở Bình Thuận

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Con của đoàn viên, công nhân lao động khó khăn thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh và đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được Liên đoàn lao động tỉnh Bình Thuận trao quà Tết sum vầy.

Tết sum vầy nhiều niềm vui của người lao động ngành Công Thương Hải Phòng

Mai Dung |

Sáng 28.1, Công đoàn ngành Công Thương Hải Phòng tổ chức chương trình Tết sum vầy - Xuân chia sẻ 2024.

"Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ" dành cho công nhân, lao động ở Hải Dương

Diệu Thuý (LĐLĐ Hải Dương) |

Hải Dương - Ngày 27.1, Liên đoàn Lao động TP Hải Dương tổ chức chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ", trao hơn 200 suất quà cho các đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn.

Tận thấy báu vật nghìn năm tuổi còn sót lại từ rừng lim xanh Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Cả rừng lim xanh rộng hàng chục ha ở núi Mả Sở (xã Hoà Bình, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) đến nay chỉ còn sót lại 2 cây lim phía sau đền Nghè Hà Phú. Một trong 2 cây lim đã có tuổi đời hơn 1.000 năm, được công nhận là cây di sản.

Độc đáo những chiếc đũa buông chôn dưới đất 10 năm không mục

Duy Tuấn |

Bình Thuận – Để làm ra những đôi đũa buông truyền thống phải chọn sóng buông già có tuổi đời 50 năm, trải qua nhiều công đoạn từ cắt gỗ, làm nhám, rồi đánh bóng bằng sáp ong mới hoàn thành các đôi đũa bền đẹp. Đũa từ sóng buông tự nhiên không sử dụng hóa chất, không bị mối mọt nên được thị trường ưa chuộng.

Chuyện dọc đường nước Mỹ

Ngọc Vân |

Tháng 10 năm 2023, tôi vừa có chuyến đi đầu tiên trong đời tới Mỹ theo lời mời của phía bạn dành cho các nhà báo ASEAN, tới hai thành phố nổi tiếng là Thủ đô Washington D.C và New York. Không ít choáng ngợp và đôi chút… hụt hẫng trong lần đầu tiên ấy.

400 con rồng quy tụ ở ngôi đình cổ Hải Phòng

Mai Dung |

Đình Hàng Kênh – ngôi đình cổ hơn 300 năm tuổi là di tích đặc biệt, tiêu biểu của thành phố Cảng - Hải Phòng. Ngôi đình còn nổi tiếng bởi lối kiến trúc độc đáo với các mảng chạm khắc gần 400 con rồng cầu kỳ, tinh xảo, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.

Giá thuê nhà tăng, nhiều khách thuê choáng váng

ANH HUY |

Dù trải qua một năm khó khăn nhưng giá nhà cho thuê tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội vẫn liên tục tăng khiến khách choáng váng. Các chuyên gia dự báo, trong năm 2024, thị trường này sẽ hạ nhiệt nhờ các giải pháp đưa ra để giảm giá nhà.

Trao quà Tết sum vầy cho đoàn viên và con đoàn viên khó khăn ở Bình Thuận

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Con của đoàn viên, công nhân lao động khó khăn thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh và đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được Liên đoàn lao động tỉnh Bình Thuận trao quà Tết sum vầy.

Tết sum vầy nhiều niềm vui của người lao động ngành Công Thương Hải Phòng

Mai Dung |

Sáng 28.1, Công đoàn ngành Công Thương Hải Phòng tổ chức chương trình Tết sum vầy - Xuân chia sẻ 2024.

"Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ" dành cho công nhân, lao động ở Hải Dương

Diệu Thuý (LĐLĐ Hải Dương) |

Hải Dương - Ngày 27.1, Liên đoàn Lao động TP Hải Dương tổ chức chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ", trao hơn 200 suất quà cho các đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn.