Ngắm cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng mới được công nhận bảo vật Quốc gia

Mai Dung |

3 hiện vật thuộc bộ sưu tập An Biên của ông Trần Đình Thăng (Hải Phòng) vừa được công nhận là bảo vật quốc gia, nâng tổng số bảo vật quốc gia trong bộ sưu tập này là 18 bảo vật.

Bộ sưu tập An Biên của ông Trần Đình Thăng (69 tuổi, Tổng thư ký Hội cổ vật Hải Phòng) hiện có gần 500 hiện vật, trong đó, toàn bộ hiện vật đều có hồ sơ khoa học, đã thẩm định, được ông Thăng đăng ký với cơ quan nhà nước.
Bộ sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng (69 tuổi, Tổng thư ký Hội cổ vật Hải Phòng) hiện có gần 500 hiện vật, trong đó, toàn bộ hiện vật đều có hồ sơ khoa học, được ông Thăng đăng ký với cơ quan nhà nước.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 18.1.2024 công nhận 29 bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023), trong đó, 3 bảo vật nằm trong bộ sưu tập An Biên. Các bảo vật gồm: Bình đồng Đông Sơn (An Biên), niên đại: Văn hóa Đông Sơn, Thế kỷ II - I trước sau Công nguyên,  Bình gốm hoa nâu, niên đại: Thế kỷ XI - XII; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.,Lư hương gốm men lam xám, niên đại: Khoảng niên hiệu Hưng Trị (1588 - 1591), đời vua Mạc Mậu Hợp.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 18.1.2024 công nhận 29 bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023), trong đó, 3 bảo vật nằm trong bộ sưu tập tư nhân An Biên. 3 bảo vật gồm: Bình đồng Đông Sơn (An Biên), niên đại Văn hóa Đông Sơn, Thế kỷ II - I trước sau Công nguyên; Bình gốm hoa nâu, niên đại thế kỷ XI - XII; Lư hương gốm men lam xám, niên đại khoảng niên hiệu Hưng Trị (1588 - 1591), đời vua Mạc Mậu Hợp.

Bình đồng Đông Sơn có niên đại thế kỷ thứ 2-1 trước, sau Công nguyên, được đúc với khối hình lớn, cao 53 cm, đường kính miệng 15,7 cm, thân 37 cm, chân đế 34 cm, trọng lượng 7,5 kg. Bình là tác phẩm nghệ thuật mang giá trị tiêu biểu của kỹ nghệ đúc đồng và trang trí điển hình của người Việt cổ trên đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn.
Bình đồng Đông Sơn có niên đại thế kỷ thứ 2-1 trước, sau Công nguyên, được đúc với khối hình lớn, cao 53 cm, đường kính miệng 15,7 cm, thân 37 cm, chân đế 34 cm, trọng lượng 7,5 kg. Bình là tác phẩm nghệ thuật mang giá trị tiêu biểu của kỹ nghệ đúc đồng và trang trí điển hình của người Việt cổ trên đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn. Chân đế với lối đúc rỗng với đường nét hoa văn liền mạch, khúc chiết, tạo chiều sâu mỹ cảm thưởng ngoạn. Ông Thăng cho biết - chiếc bình đến nay vẫn là "có một, không hai" kể cả trong nước và quốc tế.
Bình gốm hoa nâu là hiện vật tiêu biểu cho sự phát triển đỉnh cao kỹ nghệ gốm thời Lý (1009-1225). Bình cao 25,5 cm, đường kính miệng 22,7 cm, đáy 18 cm, trọng lượng 2,7 kg, được các chuyên gia nhận định là pháp bảo thuộc dòng đồ phục vụ Phật giáo. Pháp bảo dùng đựng xá lợi, pháp thân của bậc trí giác, trí tâm kiết tường để thờ phụng trong bảo tháp hay quốc tự.
Bình gốm hoa nâu là hiện vật tiêu biểu cho sự phát triển đỉnh cao kỹ nghệ gốm thời Lý (1009-1225). Bình cao 25,5 cm, đường kính miệng 22,7 cm, đáy 18 cm, trọng lượng 2,7 kg, được các chuyên gia nhận định là pháp bảo thuộc dòng đồ phục vụ Phật giáo. Pháp bảo dùng đựng xá lợi, pháp thân của bậc trí giác, trí tâm kiết tường để thờ phụng trong bảo tháp hay quốc tự. Theo ông Thăng, bình được tạo tác bởi sự kết tinh giá trị nghệ thuật và tâm thức của nghệ nhân, lấy đạo Phật di dưỡng tinh thần để làm ra loại hình mang nhiều giá trị trên các lĩnh vực văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng tôn giáo.
Bảo vật thứ 3 được công nhận đợt này là Lư hương gốm men lam xám có sự kết hợp nhuần nhuyễn kỹ thuật đắp nổi, khắc chìm, in dán và tạo khắc độ dày mỏng của lớp men phủ vào đồ án trang trí. Lư cao 41 cm, đường kính miệng 23,5 cm, đế 21 cm, nặng 7,3 kg.  Chiếc lư hương là độc bản, khối hình đẹp và còn khá nguyên vẹn. Căn cứ vào đề tài, minh văn cho thấy lư hương do tầng lớp quý tộc, hoàng thân quốc thích đặt làm cung tiến vào nơi tôn nghiêm hay quốc tự.
Bảo vật thứ 3 được công nhận đợt này là lư hương gốm men lam xám. Lư hương có sự kết hợp nhuần nhuyễn kỹ thuật đắp nổi, khắc chìm, in dán và tạo khắc độ dày mỏng của lớp men phủ vào đồ án trang trí. Lư cao 41 cm, đường kính miệng 23,5 cm, đế 21 cm, nặng 7,3 kg. Chiếc lư hương là độc bản, khối hình đẹp và còn khá nguyên vẹn.
Ngoài 3 bảo vật nêu trên, năm 2022, ông Thăng cũng có 6 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia Hai chiếc đĩa gốm men ngọc (niên đại: Thời Lý, thế kỷ XI - XII); đĩa gốm men lam tím (niên đại: Thời Lê sơ, thế kỷ XV); lư hương gốm hoa lam (niên đại: Thời Lê sơ, thế kỷ XV); hai đài đồng đốt trầm, nắp tượng nghê (niên đại: thế kỷ XVI - XVII).
Ngoài 3 bảo vật nêu trên, năm 2022, ông Thăng cũng có 6 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia gồm hai chiếc đĩa gốm men ngọc (niên đại: Thời Lý, thế kỷ XI - XII); đĩa gốm men lam tím (niên đại: Thời Lê sơ, thế kỷ XV); lư hương gốm hoa lam (niên đại: Thời Lê sơ, thế kỷ XV); hai đài đồng đốt trầm, nắp tượng nghê (niên đại: thế kỷ XVI - XVII).
Trước đó, năm 2021, 9 hiện vật gốm men trắng, có từ triều Lý gồm: bốn ấm, hai liễn và ba đĩa nằm trong bộ sưu tập của ông Thăng cũng được công nhận bảo vật quốc gia. Đến nay, 3 năm liên tiếp, ông Thăng đều có hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.
Trước đó, năm 2021, 9 hiện vật gốm men trắng, có từ triều Lý gồm: bốn ấm, hai liễn và ba đĩa nằm trong bộ sưu tập của ông Thăng cũng được công nhận bảo vật quốc gia. Đến nay, 3 năm liên tiếp, ông Thăng đều có hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bộ sưu tập cổ vật An Biên là một di sản lớn, có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, thể hiện ở số lượng hiện vật, loại hình đa dạng, hình thức độc đáo, tính nguyên gốc và toàn vẹn. Còn với ông Trần Đình Thăng - việc sưu tập, lưu trữ, bảo tồn những hiện vật, bảo vật chính là cách ông thể hiện lòng yêu nước, trách nhiệm với việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Ảnh: haiphong.gov.vn
Theo đánh giá của các chuyên gia, bộ sưu tập cổ vật An Biên là một di sản lớn, có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, thể hiện ở số lượng hiện vật, loại hình đa dạng, hình thức độc đáo, tính nguyên gốc và toàn vẹn. Còn với ông Trần Đình Thăng - việc sưu tập, lưu trữ, bảo tồn những hiện vật, bảo vật chính là cách ông thể hiện lòng yêu nước, trách nhiệm với việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Trao đổi với Lao Động, ông Trần Đình Thăng cho biết, năm 2024 và những năm tiếp theo, ông Thăng dự kiến sẽ dừng gửi hồ sơ công nhận bảo vật quốc gia để tập trung cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của 18 bảo vật này. Ảnh: haiphong.gov.vn

Mai Dung
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tặng quà công nhân, người lao động Hải Phòng

Mai Dung |

Chiều 22.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp, Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân sẻ chia 2024”. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Ấm áp Tết sum vầy của hơn 160.000 CNLĐ khu công nghiệp ở Hải Phòng

Mai Dung |

Ngày 21.1, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức chương trình Tết sum vầy - Xuân sẻ chia 2024.

Hải Phòng chuẩn bị tổ chức hội thi vật dân tộc thời Mạc lần thứ 3

Mai Dung |

Ngày 20.1, Ban Quản lý Di tích Từ đường họ Mạc Cổ Trai (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng tổ chức họp báo về hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần thứ 3 năm 2024.

4 cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh sai phạm liên quan đến Công ty AIC

Quang Việt |

Việc bắt tạm giam với cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh và nhiều lãnh đạo tại tỉnh Bắc Ninh là diễn biến mới nhất với các cáo buộc sai phạm liên quan đến Công ty AIC của bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Khởi động lại đường huyết mạch gần 3.400 tỉ đồng ở Hoàng Mai, Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Chính quyền quận Hoàng Mai đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục để khởi động lại Dự án đầu tư xây dựng đường Tam Trinh, tổng vốn gần 3.400 tỉ đồng.

Người phụ nữ chịu di chứng chất độc da cam tố bị ép nộp phạt 50 triệu đồng

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Phản ánh đến Báo Lao Động, chị Vũ Thị Sen (SN 1978, trú xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, chị bị Giám đốc Công ty TNHH tư vấn và phát triển giáo dục đặc biệt Giang Sơn (cơ sở Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) ép nộp phạt 50 triệu đồng và dọa sẽ cho đi tù vì “dám” gửi ảnh bữa cơm cho trẻ tự kỷ không đảm bảo chất lượng đến phụ huynh.

Thái Nguyên: Lợn giống trong dự án giảm nghèo vừa cấp đã ốm, chết hàng loạt

Lam Thanh |

Sau vài ngày đưa về chuồng, hàng loạt lợn giống hỗ trợ giảm nghèo cho đồng bào dân tộc tại xã Cây Thị (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) có biểu hiện ho, ốm. Nhiều con chết bất thường khiến người dân đứng ngồi không yên.

Cần cấm thầu doanh nghiệp trúng thầu gạo dự trữ quốc gia nhưng "bỏ chạy"

Xuyên Đông - Minh Ánh |

Thông thường các đơn vị phải cạnh tranh để được trúng thầu, nhưng đấu thầu gạo dự trữ quốc gia lại tồn tại một nghịch lý: Nhiều doanh nghiệp đã trúng thầu, thà chấp nhận nộp phạt, phá hợp đồng chứ nhất định không chịu cung cấp gạo.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tặng quà công nhân, người lao động Hải Phòng

Mai Dung |

Chiều 22.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp, Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân sẻ chia 2024”. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Ấm áp Tết sum vầy của hơn 160.000 CNLĐ khu công nghiệp ở Hải Phòng

Mai Dung |

Ngày 21.1, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức chương trình Tết sum vầy - Xuân sẻ chia 2024.

Hải Phòng chuẩn bị tổ chức hội thi vật dân tộc thời Mạc lần thứ 3

Mai Dung |

Ngày 20.1, Ban Quản lý Di tích Từ đường họ Mạc Cổ Trai (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng tổ chức họp báo về hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần thứ 3 năm 2024.