Sức sống mới nơi non nước xứ Mường

Việt Hải |

Câu chuyện giảm nghèo phát triển bền vững đang hứa hẹn có thêm những đột phá mới khi Hòa Bình thay đổi nhiều, đời sống văn mình, phố thị ngăn nắp, ngay cả ở những nơi nẻo cao, suối sâu người Mường cùng các đồng bào dân tộc cũng bừng khí thế phát triển kinh tế nhờ sự đặc biệt quan tâm và đồng hành của tỉnh cùng chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2022 - 2030.

Chia sẻ với Đoàn công tác của NHCSXH, Phó Chủ tịch Thường thực UBND tỉnh Hòa Bình, kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Văn Toàn cho biết: Khi mới thành lập năm 2003. Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu với tổng dư nợ hơn 206 tỷ đồng, đến nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang triển khai thực hiện 19 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đến 31.12.2021 đạt trên 3.625 tỉ đồng với 120.947 khách hàng đang còn dư nợ, gấp 16,6 lần so với khi mới thành lập.

Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Ngô Văn Tuấn phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác NHCSXH.
Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Ngô Văn Tuấn phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác NHCSXH.
Gần 600 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tại NHCSXH tỉnh Hòa Bình kể từ khi mới thành lập đến nay với tổng doanh số cho vay đạt 10.521 tỉ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã thực sự phát huy hiệu quả trong đời sống khi tạo và duy trì việc làm cho gần 46 nghìn lao động; hơn 1,3 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; gần 32 nghìn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập; cho vay hỗ trợ xây dựng, cải tạo gần 179 nghìn công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng, sửa chữa gần 21,5 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo; 10 người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc cho 1.462 lượt người lao động do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19...

Đặc biệt từ sau khi Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14.3.2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được ban hành, Tỉnh ủy đã ban hành một công văn riêng để triển khai.

Mới đây thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 10.6.2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã nhanh chóng ban hành kết luận, từ đó UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành kế hoạch và công văn triển khai thực hiện. Theo đó, sẽ tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào chi nhánh NHCSXH tỉnh; hàng năm, cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách các cấp ủy thác sang NHCSXH trong giai đoạn 2022 - 2030 mỗi năm tối thiểu 32 tỉ đồng để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Hòa Bình.
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Hòa Bình.
Hiệu quả của những trợ lực này có thể thấy rõ trong từng hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa Bình, như nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương tăng 55 tỉ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đạt trên 61 tỉ đồng, góp phần đưa tổng nguồn vốn tín dụng đến hết năm 2021 đạt 3.635 tỉ đồng, gấp 16,6 lần so với khi mới thành lập năm 2003. Chất lượng hoạt động tín dụng chính sách không ngừng được củng cố, nâng lên. Đến 31.12.2021, tỷ lệ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,13% tổng dư nợ, giảm 3,7% so với thời điểm nhận bàn giao.

“Hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 giảm từ 36,14% xuống còn 15,21% so với đầu giai đoạn. Toàn tỉnh có 2 huyện và 65 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn”, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn ghi nhận.

Tuy nhiên dự báo năm 2022, tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025 của tỉnh Hòa Bình còn cao (hộ nghèo 15,49%; hộ cận nghèo 10,65%). Mặc dù tỉnh đã có kế hoạch dành nguồn vốn ngân hàng năm tối thiểu 32 tỉ đồng ủy thác qua chi nhánh NHCSXH tỉnh cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách, song Bí thư cũng cho biết nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh rất lớn. Vì vậy, ông đề nghị NHCSXH Trung ương quan tâm bố trí nguồn vốn tăng trưởng từ 12% - 15%/năm trong giai đoạn 2022 - 2025, đặc biệt là nguồn vốn cho vay hỗ tợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.

Toàn cảnh buổi làm việc Đoàn công tác NHCSXH với Tỉnh ủy Hòa Bình.
Toàn cảnh buổi làm việc Đoàn công tác NHCSXH với Tỉnh ủy Hòa Bình.
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng khẳng định sẽ đồng hành, quan tâm bố trí nguồn vốn tăng trưởng giai đoạn 2022 - 2025. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, XKLĐ, sản xuất, kinh doanh từ nguồn ngân sách địa phương còn rất lớn. Hiện tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách địa phương trong tổng nguồn vốn còn thấp, đến 31.12.2021 nguồn vốn ủy thác tại địa phương chỉ chiếm tỷ trọng 1,68% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.

Từ đó, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng đề nghị Tỉnh ủy và UBND tỉnh cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội theo Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời chỉ đạo các sở, ngành có liên quan phối hợp với NHCSXH xây dựng các đề án hỗ trợ người dân được vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lao động từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH; phấn đấu trong 5 năm tới, nguồn vốn ngân sách địa phương chiếm từ 8% - 10% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn.

Việt Hải
TIN LIÊN QUAN

Hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau dịch

Vũ Long |

Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới vừa ký hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Cảnh báo bẫy tín dụng đen, đẩy mạnh kênh tín dụng chính

Lao Động |

14h ngày 12.11, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Cảnh báo bẫy tín dụng đen, đẩy mạnh kênh tín dụng chính thức” nhằm bàn về các giải pháp góp phần đẩy lùi tín dụng đen, giúp người dân, công nhân lao động tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức.

Tăng trưởng tín dụng 2021 có thể chạm ngưỡng 13%

Lam Duy |

Nhờ hoạt động cho vay thường tăng tốc trong 2 tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng năm 2021 có thể đạt 13%.

Cứu thành công cháu bé 9 tuổi bị mắc kẹt ở khe hẹp giữa 2 nhà

Văn Đức |

Lào Cai - Lực lượng cứu hộ đã giải cứu thành công cháu bé bị mắc kẹt giữa 2 tường nhà sau 30 phút.

Bình Dương: 1 giám đốc trung tâm đăng kiểm làm việc với cơ quan điều tra

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Ngày 13.1, trên mạng xôn xao tin đồn giám đốc một trung tâm đăng kiểm ở Bình Dương bị khởi tố, bắt giam để điều tra vi phạm liên quan đến vụ án đưa và nhận hối lộ ở các trung tâm đăng kiểm ở nhiều tỉnh, thành phố.

Khánh thành cầu trị giá hơn 2 tỉ do Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động tài trợ

NHÓM PV |

Cần Thơ - Chiều 13.1, cầu kênh A7 ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, do Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm Lòng Vàng Lao Động tài trợ xây dựng đã chính thức được khánh thành.

Nghề làm bánh phồng tôm truyền thống 3 đời tất bật sản xuất bán Tết

TẠ QUANG |

Vào những ngày cận Tết, cơ sở bánh gia truyền 3 đời nức tiếng tại TP. Cần Thơ “bánh phồng tôm Dương gia” lại tất bật sản xuất bánh bán Tết và kiếm thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Thang máy chung cư rơi ở Nha Trang: Yêu cầu công khai chất lượng kiểm định

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi mời chủ đầu tư lên làm việc, Sở Xây dựng Khánh Hòa đã yêu cầu có báo cáo khắc phục sự cố thang máy rơi. Trước mắt, Sở yêu cầu chủ đầu tư công khai thông tin kiểm định các tháng máy để người dân giám sát.

Hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau dịch

Vũ Long |

Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới vừa ký hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Cảnh báo bẫy tín dụng đen, đẩy mạnh kênh tín dụng chính

Lao Động |

14h ngày 12.11, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Cảnh báo bẫy tín dụng đen, đẩy mạnh kênh tín dụng chính thức” nhằm bàn về các giải pháp góp phần đẩy lùi tín dụng đen, giúp người dân, công nhân lao động tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức.

Tăng trưởng tín dụng 2021 có thể chạm ngưỡng 13%

Lam Duy |

Nhờ hoạt động cho vay thường tăng tốc trong 2 tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng năm 2021 có thể đạt 13%.