“Ông lớn” nào đủ tiềm lực để đua phát hành tiền ảo với Facebook?

Thế Lâm |

Facebook vừa chính thức công bố dự án tiền ảo Libra đã gây chấn động giới tài chính – tiền tệ toàn cầu, đặc biệt là đối với hệ thống tài chính truyền thống tại các quốc gia, khu vực phát triển như Bắc Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, thời đại kinh tế số, công nghệ Internet và mạng xã hội bùng nổ như ngày nay, còn nhiều “ông lớn” đủ tiềm lực làm được như Facebook.

Facebook vừa chính thức công bố dự án tiền ảo Libra đã gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ, Từ giới tài chính truyền thống đến các chính quyền ở Châu Âu và chính khách Mỹ, đều có cùng một nỗi lo là hệ thống tiền ảo của Facebook sẽ vượt tầm kiểm soát, Facebook có thể sẽ trở thành một thứ quyền lực khủng khiếp, thao túng thị trường tiền tệ, thanh toán phi truyền thống toàn cầu.

Song theo giới quan sát, Facebook chỉ là người đi đầu chứ chưa hẳn là người duy nhất. Vậy tâm điểm của giới quan sát “tia” vào những tập đoàn, đại Cty nào cũng có đủ tiềm lực như Facebook để tung ra tiền ảo?

1. Google: Nếu trong hệ sinh thái của Facebook có Messenger, WhasApp, Instagram với mỗi ứng dụng đều có cả tỉ người dùng, có lượng tương tác tổng cộng có thể lên tới hàng chục tỉ lượt mỗi ngày thì Google cũng không kém cạnh.

Google hiện là cỗ máy tìm kiếm vô đối trên thế giới, với lượng tìm kiếm đã đạt trên 3,5 tỉ lượt/ngày vào năm 2018. Bên cạnh đó, hệ sinh thái của Google thậm chí còn phong phú, đa dạng hơn Facebook.

(ảnh: Internet).
(ảnh: Internet).

Google có YouTube thống trị mạng xã hội video toàn cầu với hơn 2 tỉ người dùng đăng kí hàng tháng. Ngoài ra, Google còn có hệ điều hành Chrome chiếm trên 65% thị phần trình duyệt Internet. Các ứng dụng như Gmail, Drive, Photo, Maps... cũng thu hút hàng chục tỉ lượt người dùng mỗi tháng.

Nếu tính về lượng người dùng và lượt tương tác trên hệ sinh thái, Google không thua kém Facebook. “Ông lớn” Internet này hoàn toàn đủ tiềm lực để ra mắt tiền ảo.

2. Amazon: Năm 2018, Amazon đã có hơn 100 triệu thành viên Amazon Prime. Tuy nhiên, lượng người mua hàng trên Amazon thì còn lớn hơn nhiều lần vì có rất nhiều người chưa là thành viên và ở nhiều quốc gia khác nữa ngoài Mỹ.

Amazon cùng với Apple, Microsoft gần đây thay nhau “đăng quang” vị trí doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thế giới vượt qua mốc 1.000 tỉ USD. Dữ liệu người dùng được cho chính là yếu tố cốt lõi giúp Amazon phân tích để phục vụ tốt hơn, cung cấp các dịch vụ thiết thực và tiện ích hơn cho khách hàng. Ngoài mảng thương mại điện tử..., mảng Amazon Web Service cũng chiếm thị phần lớn nhất thế giới về điện toán đám mây, lưu trữ cũng như cung cấp các giải pháp, dịch vụ số trên nền Internet.

(ảnh: Internet).
(ảnh: Internet).

3. Apple: Nhóm “Big Four” GAFA (ghép từ chữ cái đầu của Google, Amazon, Facebook, Apple) của Mỹ đang trong tầm ngắm về việc đánh thuế bổ sung của Liên minh Châu Âu tại phiên họp các bộ trưởng tài chính của G20 mới đây. Apple là thành viên thứ 4 của nhóm GAFA được cho rằng cũng sở hữu dữ liệu hàng tỉ người dùng không chỉ ở mảng thiết bị điện thoại iPhone mà cả mảng cung cấp dịch vụ nhạc số Apple Music bao năm qua. Lợi nhuận từ Apple Music mỗi năm cũng lên đến hàng chục tỉ USD đủ thấy lượt tải và tương tác từ người dùng là khổng lồ.

(ảnh: Internet).
(ảnh: Internet).

4. Uber: Uber từng là một trong những doanh nghiệp khởi nghiệp được định giá lớn nhất toàn cầu (70 tỉ USD) vừa được IPO chưa lâu. Thị trường của Uber ngoài Mỹ còn có Châu Âu và Châu Á, với sự hiện diện tại hơn 50 quốc gia. Đây đang là doanh nghiệp kinh tế số thông qua ứng dụng di động có qui mô lớn nhất toàn cầu hiện nay và cũng nhanh chóng có mặt trong Hiệp hội Libra do Facebook khởi sướng.

(ảnh: Internet).
(ảnh: Internet).

Quốc gia thứ hai có nền kinh tế số phát triển mạnh trên thế giới hiện nay chỉ sau Mỹ chính là Trung Quốc. Một số tên tuổi của Trung Quốc cũng có tiềm lực để phát hành tiền ảo. Vấn đề chỉ là phụ thuộc vào ý chí ban lãnh đạo doanh nghiệp và hành lang pháp lí tại quốc gia sở tại.

5. Alibaba: Về doanh thu, Alibaba còn thua xa Amazon nhưng về lợi nhuận thì đã cao hơn Amazon trong nhiều năm trở lại đây. Alibaba hiện là trang thương mại điện tử lớn thứ 2 thế giới song lớn số 1 tại Trung Quốc và Châu Á. Nếu trang mẹ Alibaba là phương thức bán hàng từ doanh nghiệp tới khách hàng (B2C) thì Taobao thuộc Alibaba chính là trang C2C cũng có tầm cỡ tại Trung Quốc. Ngoài ra, ví điện tử AliPay cũng được xem là một tên tuổi trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến tại Trung Quốc và đang muốn lấn sân ra hải ngoại.

(ảnh: Internet).
(ảnh: Internet).

6. Tencent: Tencent và Alibaba chính là hai “ông lớn” Internet của Trung Quốc hiện nay đã gia nhập vào top các Cty Internet hàng đầu thế giới. Tencent có một hệ sinh thái đa dạng từ game online, nội dung số, ứng dụng OTT, thương mại điện tử cho tới cổng thanh toán. WeChat là một trong những công cụ OTT hàng đầu tại Trung Quốc hiện nay với hơn 500 triệu người dùng.

(ảnh: Internet).
(ảnh: Internet).
Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chưa ra mắt, tiền điện tử Libra của Facebook đã bị phản ứng dữ dội

Song Minh |

Kế hoạch ra mắt đồng tiền điện tử Libra của Facebook đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ các nhà quản lý tài chính, nhóm người tiêu dùng và các nhà lập pháp.

Libra – tiền ảo mới của Facebook khác gì với Bitcoin?

Hương Nguyễn (dịch CNBC) |

Việc Facebook công bố ra mắt đồng tiền điện tử của mình với tên gọi Libra đã gây ra "cơn địa chấn” trong ngành tài chính toàn cầu. Giá Bitcoin lập tức chao đảo sau khi thông tin này được công bố. Vậy Libra khác gì Bitcoin và các đồng tiền ảo khác?

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Chưa ra mắt, tiền điện tử Libra của Facebook đã bị phản ứng dữ dội

Song Minh |

Kế hoạch ra mắt đồng tiền điện tử Libra của Facebook đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ các nhà quản lý tài chính, nhóm người tiêu dùng và các nhà lập pháp.

Libra – tiền ảo mới của Facebook khác gì với Bitcoin?

Hương Nguyễn (dịch CNBC) |

Việc Facebook công bố ra mắt đồng tiền điện tử của mình với tên gọi Libra đã gây ra "cơn địa chấn” trong ngành tài chính toàn cầu. Giá Bitcoin lập tức chao đảo sau khi thông tin này được công bố. Vậy Libra khác gì Bitcoin và các đồng tiền ảo khác?