Nợ xấu tăng tạo sức ép ngân hàng mạnh tay trích lập dự phòng

Gia Miêu |

Dịch bệnh COVID-19 vẫn bùng phát tác động đến việc nợ xấu tiếp tục phát sinh. Các ngân hàng tiếp tục đứng trước sức ép trích lập dự phòng rủi ro.

Báo cáo tài chính quý II/2021 của nhiều ngân hàng vừa công bố cho thấy, tình hình nợ xấu tiềm tàng mới rất đáng lo ngại vì ảnh hưởng bởi đợt dịch bệnh COVID-19 lần thứ tư này, khi sức chịu đựng của doanh nghiệp và người dân đã tới hạn. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2021 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dưới tác động của dịch bệnh COVID-19, tỉ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2021, tăng từ mức 1,69% (cuối năm 2020) lên 1,78% (cuối tháng 4.2021). Tuy nhiên, mức tăng này chưa phản ánh những rủi ro tiềm ẩn mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt trong thời gian tới.

Trong bối cảnh đó, đến cuối năm 2021, có khả năng tỉ lệ nợ xấu nội bảng và tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của toàn hệ thống sẽ cao hơn so với dự báo trước đây.

Trong một diễn biến có liên quan, với việc áp dụng Thông tư 03/2021, sửa đổi Thông tư 01, các ngân hàng sẽ được trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho những khoản nợ cơ cấu do ảnh hưởng dịch trong thời gian dài hơn. Lộ trình trích lập dự phòng kéo dài trong 3 năm, nếu nợ xấu càng nhiều thì gánh nặng trích lập của các ngân hàng càng tăng.

Chính vì vậy, chỉ trong 6 tháng đầu năm, các ngân hàng từ khối quốc doanh đến thương mại cổ phần đều tăng mạnh chi phí dự phòng. Ở khối ngân hàng quốc doanh, báo cáo tài chính quý 2 của Vietcombank cho thấy, chi phí dự phòng rủi ro 6 tháng đầu năm 2021 tăng 37% so với cùng kỳ 2020 lên 5.500 tỉ đồng. VietinBank cũng trích lập gần 8.500 tỉ đồng trong nửa đầu năm, tăng 28% so với cùng kỳ. BIDV trong sáu tháng đầu năm cũng đã có mức trích lập dự phòng tăng 48% so với cùng kỳ.

Trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, ACB là ngân hàng có mức trích lập chi phí dự phòng rủi ro trong 6 tháng đầu năm tăng tới 66% lên hơn 6.350 tỉ đồng, MB Bank cũng tăng chi phí dự phòng lên hơn 4.200 tỉ đồng…

Trong bối cảnh này, tỉ lệ bao phủ nợ xấu tại nhiều ngân hàng đã lên mức kỷ lục trong 6 tháng đầu năm. Theo thống kê thì hiện nay, có rất nhiều ngân hàng đưa tỉ lệ bao phủ nợ xấu đạt trên 100%, thậm chí một số ngân hàng đạt trên 200-300%.

Đơn cử như tính đến thời điểm 30.6.2021, tỉ lệ bao phủ nợ xấu tại Vietcombank là 352%, tức cứ 100 đồng nợ xấu thì ngân hàng này đã dự phòng tới 352 đồng. Trước đó, hồi đầu năm, tỉ lệ bảo phủ nợ xấu của Vietcombank chạm mức kỷ lục 379%. VietinBank, Agribank, BIDV cũng đã đưa tỉ lệ bao phủ nợ xấu lên lần lượt là 129%, 131% và 131%.

Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần cũng có rất nhiều ngân hàng có tỉ lệ bao phủ nợ xấu hơn 200% như Techcombank vẫn gia tăng trích lập dự phòng giúp tỉ lệ bao phủ nợ xấu đến cuối tháng 6 đạt kỷ lục 259%. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu của MB tăng từ 134% hồi đầu năm lên 236% cuối tháng 6.2021, trong khi ACB cũng cải thiện mạnh từ 160% lên 208%.

Theo chuyên gia phân tích tài chính, ông Nguyễn Duy Phương - Giám đốc khối đầu tư Quý DG Investment, với Thông tư 1/2020 và 3/2021 của NHNN, các ngân hàng được phép tái cơ cấu nợ để giúp các doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch bệnh và không chuyển nhóm nợ, nên nhiều món nợ đáng lý phải là nợ xấu thì ngân hàng có thể giữ nguyên nhóm nợ, do đó tổng dư nợ xấu có thể thấp hơn nhiều so với nợ xấu thực tế. Cũng chính vì vậy, dự phòng nợ xấu trên sổ sách có thể thấp hơn nhiều so với số dự phòng nếu ngân hàng phải trích lập dự phòng đúng với thực tế.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng lo lắng khi nợ xấu tăng trở lại

Gia Miêu |

Bức tranh nợ xấu của các ngân hàng theo báo cáo kết kinh doanh quý 2.2021 vừa được công bố, thể hiện nhiều gam màu xám.

Ngân hàng tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu

Gia Miêu |

Dù Thông tư 03 cho phép ngân hàng kéo dài thời gian tái cơ cấu, giãn nợ đến hết năm nay, song không vì thế mà gánh nặng trích lập dự phòng nợ xấu vơi đi.

VAMC mua 15.000 tỉ đồng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt trong năm 2020

Trà My |

"Năm 2020, VAMC đã mua 281 khoản nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt với 15.218 tỉ đồng dư nợ gốc nội bảng, giá mua nợ là 14.649 tỉ đồng, đạt gần 100% kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước giao", Tổng Giám đốc Công ty quản lý tài sản (VAMC), TS. Đoàn Văn Thắng cho biết.

VinaCapital: Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế nhưng cảnh báo nợ xấu ngân hàng

Hương Nguyễn (dịch) |

Mặc dù tự tin vào triển vọng của Việt Nam trong năm 2021, nhưng ông Michael Kokalari, chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng vấn đề nợ xấu ngân hàng cũng cần được lưu ý.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Ngân hàng lo lắng khi nợ xấu tăng trở lại

Gia Miêu |

Bức tranh nợ xấu của các ngân hàng theo báo cáo kết kinh doanh quý 2.2021 vừa được công bố, thể hiện nhiều gam màu xám.

Ngân hàng tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu

Gia Miêu |

Dù Thông tư 03 cho phép ngân hàng kéo dài thời gian tái cơ cấu, giãn nợ đến hết năm nay, song không vì thế mà gánh nặng trích lập dự phòng nợ xấu vơi đi.

VAMC mua 15.000 tỉ đồng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt trong năm 2020

Trà My |

"Năm 2020, VAMC đã mua 281 khoản nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt với 15.218 tỉ đồng dư nợ gốc nội bảng, giá mua nợ là 14.649 tỉ đồng, đạt gần 100% kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước giao", Tổng Giám đốc Công ty quản lý tài sản (VAMC), TS. Đoàn Văn Thắng cho biết.

VinaCapital: Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế nhưng cảnh báo nợ xấu ngân hàng

Hương Nguyễn (dịch) |

Mặc dù tự tin vào triển vọng của Việt Nam trong năm 2021, nhưng ông Michael Kokalari, chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng vấn đề nợ xấu ngân hàng cũng cần được lưu ý.