Ngân hàng tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu

Gia Miêu |

Dù Thông tư 03 cho phép ngân hàng kéo dài thời gian tái cơ cấu, giãn nợ đến hết năm nay, song không vì thế mà gánh nặng trích lập dự phòng nợ xấu vơi đi.

Trong báo cáo đánh giá về nhóm ngân hàng của Công ty chứng khoán BOS thống kê, nợ xấu của các ngân hàng tăng nhẹ so với cuối năm 2020. Tổng giá trị nợ xấu của các ngân hàng hiện đang niêm yết đạt 91.244 tỉ đồng vào ngày 31.3.2021, tăng 3.948 tỉ đồng so với cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cũng tăng nhẹ 0,02 điểm phần trăm lên mức 1,41%. Trong tổng số các ngân hàng đang niêm yết thì có 17 ngân hàng đều có sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu với mức tăng trưởng trung bình từ 0,05 đến 0,1%. Đáng chú ý là ngân hàng ACB, Vietcombank và HDBank có mức tăng lần lượt là 0,32, 0,26 và 0,19%. VPBank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất với 3,5% và tăng 0,05 điểm phần trăm so với cuối năm trước.

Với việc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 03/2021, sửa đổi Thông tư 01, các ngân hàng sẽ được trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho những khoản nợ cơ cấu do ảnh hưởng dịch trong thời gian dài hơn. Lộ trình trích lập dự phòng kéo dài trong 3 năm. Việc trích lập dự phòng cụ thể nhiều hay ít của các ngân hàng chịu ảnh hưởng từ chất lượng dự nợ cho vay. Nói cách khác, nếu nợ xấu càng nhiều thì gánh nặng trích lập của các ngân hàng càng tăng. Tuy nhiên, có thể thấy việc nhiều ngân hàng vẫn chủ động trích lập, tăng bộ đệm rủi ro bằng cách nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức kỷ lục. Do đó, nếu có vấn đề phát sinh, ngân hàng cũng đã sẵn nguồn trích lập dự phòng để xử lý, không để nợ xấu đột biến.

Theo thống kê, đến cuối quý 1/2021, phần dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của các ngân hàng tăng 12% so với cuối năm 2020. Tỷ lệ bao phủ tổng nợ xấu với 25 ngân hàng tăng từ 103% lên 110%. Vietcombank và Techcombank là 2 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 200%. Trong đó, ngân hàng Vietcombank có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất hệ thống với 279%. Con số này chỉ thấp hơn mức 368% của cuối năm 2020 và bỏ xa giai đoạn trước chỉ 100-180%. Lãnh đạo ngân hàng này cho biết sẽ là đơn vị đầu tiên hoàn thành trích lập nợ tái cơ cấu mà không cần tới 3 năm như Thông tư 03.

Techcombank cũng nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 219%, cao nhất lịch sử, một phần nhờ nợ xấu giảm trong quý I. Trong 6 năm qua, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của nhà băng này liên tục đi lên, từ mức 62,6% của năm 2015% lên mức 94,7% vào năm 2019 và lần đầu đạt 171% vào cuối năm 2020.

VietinBank đứng thứ ba trong danh sách với tỷ lệ bao phủ nợ xấu kỷ lục 155,4%, tăng 5 năm liên tiếp. TPBank duy trì tỷ lệ này ở 134%, trong khi MB và ACB giảm nhẹ so với cuối năm trước lần lượt là 127,4% và 120% so với mức 134% và 160% vào cuối năm 2020. Ngoài ra, BIDV và Sacombank cũng là hai ngân hàng nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức kỷ lục lần lượt ở 108% và 107%.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Thông tư 03 giúp các ngân hàng lên lộ trình 3 năm trích dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu, tránh được tình trạng chi phí trích lập dự phòng dồn vào năm 2021. Song các ngân hàng nên tự chuẩn bị dự phòng để đảm bảo an toàn trong hoạt động. Một hướng đi khác có thể đẩy nhanh xử lý nợ xấu được gợi mở, đó là cần sớm đưa vào vận hành sàn giao dịch mua bán nợ xấu. Được biết, tại Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển của VAMC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu VAMC phải hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành Sàn giao dịch mua bán nợ giai đoạn 2021 - 2025.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu

Gia Miêu |

Nhiều ngân hàng đã ra sức phát mãi tài sản, tất toán trái phiếu VAMC để làm sạch nợ xấu ngoại bảng.

Eximbank "lục tục" tổ chức ĐHCĐ sau 5 lần hoãn, nợ xấu vọt lên 2534 tỉ đồng

Lan Hương |

Eximbank là ngân hàng duy nhất chưa tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông sau 5 lần hoãn liên tục trong năm 2020. Đây cũng là ngân hàng duy nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam thay đổi ghế Chủ tịch đến 5 lần chỉ trong 1 năm.

VAMC mua 15.000 tỉ đồng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt trong năm 2020

Trà My |

"Năm 2020, VAMC đã mua 281 khoản nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt với 15.218 tỉ đồng dư nợ gốc nội bảng, giá mua nợ là 14.649 tỉ đồng, đạt gần 100% kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước giao", Tổng Giám đốc Công ty quản lý tài sản (VAMC), TS. Đoàn Văn Thắng cho biết.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu

Gia Miêu |

Nhiều ngân hàng đã ra sức phát mãi tài sản, tất toán trái phiếu VAMC để làm sạch nợ xấu ngoại bảng.

Eximbank "lục tục" tổ chức ĐHCĐ sau 5 lần hoãn, nợ xấu vọt lên 2534 tỉ đồng

Lan Hương |

Eximbank là ngân hàng duy nhất chưa tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông sau 5 lần hoãn liên tục trong năm 2020. Đây cũng là ngân hàng duy nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam thay đổi ghế Chủ tịch đến 5 lần chỉ trong 1 năm.

VAMC mua 15.000 tỉ đồng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt trong năm 2020

Trà My |

"Năm 2020, VAMC đã mua 281 khoản nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt với 15.218 tỉ đồng dư nợ gốc nội bảng, giá mua nợ là 14.649 tỉ đồng, đạt gần 100% kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước giao", Tổng Giám đốc Công ty quản lý tài sản (VAMC), TS. Đoàn Văn Thắng cho biết.