Khẩn cấp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua “cú sốc” COVID-19

Vũ Long |

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn do COVID-19, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, cần được hỗ trợ sớm.

Tiếp sức để doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng sức chống chịu

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, từ tháng 4.2021, làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam và lan rộng, nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện các đợt giãn cách liên tiếp khiến sức chống chịu của khu vực doanh nghiệp đã có sự suy giảm rõ rệt.

“Thống kê cho thấy, trong tháng 8.2021, cả nước có 5.761 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 68.000 tỉ đồng và số lao động đăng ký 43,4 nghìn người, giảm 34,1% về số doanh nghiệp, giảm 44,6% về vốn đăng ký và giảm 39,1% về số lao động so với tháng 7.2021” – Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp tại hội nghị, xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng “Nhà nước đồng hành, chia sẻ, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp trên nguyên tắc khó khăn, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm tháo gỡ, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, phải chủ động báo cáo cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý; tập trung triển khai ngay các biện pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, ách tắc trong sản xuất, kinh doanh với phương châm “sớm nhất - hiệu quả nhất” nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động tiêu cực đối với khu vực doanh nghiệp”.

Hỗ trợ doanh nghiệp bằng chính sách miễn thuế, giãn nợ

Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong bối cảnh COVID-19 căng thẳng, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn: Nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất; chi phí sản xuất tăng cao do thực hiện phòng chống dịch:  Xét nghiệm 3 ngày 1 lần, lo ăn ở cho người lao động khi thực hiện “3 tại chỗ” tại nhà máy… khiến nhiều doanh nghiệp hoàn toàn không có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ.

Để vượt qua đại dịch, các doanh nghiệp đã đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo và định hướng các cơ quan ban ngành khẩn cấp ban hành quyết sách cứu doanh nghiệp, trong đó đối với chính sách thuế và chi phí, các doanh nghiệp xin miễn thuế VAT trong năm 2021; giảm 50% thuế VAT trong 2 năm kế tiếp 2022-2023; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 và giảm 30% thuế doanh nghiệp 3 năm liền kể từ khi công bố hết dịch; được chấp nhận tất cả các loại chi phí phát sinh trong đại dịch mà doanh nghiệp phải bỏ ra: Xét nghiệm, chi phí chống dịch và “3 tại chỗ”.

Đối với chính sách tài chính, ngân hàng, các doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ gói ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp tối thiểu 4% tương đương gói hỗ trợ năm 2008-2009 từ ngày 1.8.2021 đến 12 tháng sau công bố hết dịch.

Cho phép thực hiện chính sách khoanh nợ, giãn nợ (cả gốc và lãi) đối với các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động và gặp khó khăn không có khả năng thanh toán do đại dịch kéo dài. Khoanh nợ gốc và giảm lãi suất từ 2-3% kể từ 1.8.2021 đến 6 tháng sau khi Chính phủ công bố hết dịch đối với các doanh nghiệp còn lại.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Lo mất an toàn tài chính, Bộ Tài chính yêu cầu giám sát chặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Uyên Lê |

“Bên cạnh những tác động tích cực (...), việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng bộc lộ rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia”, văn bản ngày 1.9 của Bộ Tài chính nêu rõ.

Vận dụng tối đa chính sách để hỗ trợ người lao động và chia sẻ với doanh nghiệp

Linh Nguyên |

Không chỉ trong đợt dịch thứ 4, mà từ trước đó, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, Tổng LĐLĐVN đã có nhiều chính sách thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) và cho cả doanh nghiệp. Những chính sách này được các cấp Công đoàn (CĐ) triển khai kịp thời, giúp được đoàn viên, NLĐ vượt qua thời điểm khó khăn nhất từ trước tới nay.

Doanh nghiệp kiên trì khơi thông chuỗi logistics bị đứt gãy vì COVID-19

Vũ Long |

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế, ngành logistics cũng bị ảnh hưởng nặng nề, các doanh nghiệp đang vật lộn để duy trì sản xuất

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Lo mất an toàn tài chính, Bộ Tài chính yêu cầu giám sát chặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Uyên Lê |

“Bên cạnh những tác động tích cực (...), việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng bộc lộ rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia”, văn bản ngày 1.9 của Bộ Tài chính nêu rõ.

Vận dụng tối đa chính sách để hỗ trợ người lao động và chia sẻ với doanh nghiệp

Linh Nguyên |

Không chỉ trong đợt dịch thứ 4, mà từ trước đó, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, Tổng LĐLĐVN đã có nhiều chính sách thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) và cho cả doanh nghiệp. Những chính sách này được các cấp Công đoàn (CĐ) triển khai kịp thời, giúp được đoàn viên, NLĐ vượt qua thời điểm khó khăn nhất từ trước tới nay.

Doanh nghiệp kiên trì khơi thông chuỗi logistics bị đứt gãy vì COVID-19

Vũ Long |

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế, ngành logistics cũng bị ảnh hưởng nặng nề, các doanh nghiệp đang vật lộn để duy trì sản xuất