Giá lúa thấp, nông dân quyết tích trữ chờ lên cao mới bán

TRẦN TUẤN |

Hiện nay, trên các cánh đồng ở Hà Tĩnh, nông dân đã và đang khẩn trương thu hoạch lúa vụ hè - thu. Thế nhưng, giá thu mua thấp khiến nhiều người quyết chờ giá lên cao mới bán.

Giá lúa thấp nên chưa bán

Vụ hè - thu này, gia đình ông Trần Quốc Tịch (ở thôn Bộc Nguyên, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên) gieo sạ 7 sào (500m2/sào). Thu hoạch xong, năng suất ước đạt 2 tạ/sào, so với vụ mùa đông - xuân trước thì năng suất vụ này cũng tương đương.

Tuy nhiên, giá thu mua lúa của thương lái vụ mùa này lại thấp hơn nhiều so với vụ trước (vụ trước thu mua giá hơn 6.000 đồng/kg). “Họ đến hỏi mua với giá 4.200 đồng/kg. Thấp quá như vậy nên gia đình tôi chưa bán. Tôi tính phơi khô cất giữ lại đã, sau này giá cao lên rồi mới bán” - Ông Tịch chia sẻ.

Cũng theo ông Tịch, mỗi sào ruộng phải thuê tiền máy cày hết 170.000 đồng, thuế gặt máy hết 150.000 đồng, ngoài ra còn tiền giống, tiền phân, tiền thuốc sâu, thuốc cỏ nữa nên với giá bán thấp thì lời lãi chẳng còn ăn thua gì, chủ yếu lấy công làm lãi.

Giá lúa thấp nên nhiều nông dân Hà Tĩnh quyết tích trữ chờ lên cao mới bán. Ảnh: Trần Tuấn.
Giá lúa thấp nên nhiều nông dân Hà Tĩnh quyết tích trữ chờ lên cao mới bán. Ảnh: Trần Tuấn.

Cũng chung tâm trạng, ông Trương Văn Kiên ở xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà chia sẻ, vụ này gia đình ông làm 8 sào, thu về được khoảng 1,8 tấn lúa. Thế nhưng, giá lúa thu mua chỉ 4.400đồng/kg nên ông không bán.

“Không hiểu vì sao mùa này thu mua thấp như vậy. Vụ trước họ thu mua giá hơn 6.000 đồng/kg mà. Thấp quá nên tôi cất giữ lại chờ đến dịp nào giá cao lên mới bán” - Ông chia sẻ.

Nhiều nông khác ở Hà Tĩnh cũng than phiền giá lúa vụ này thấp hơn nhiều so với vụ trước, thành ra họ không muốn bán lúa tươi mà quyết cất giữ, chờ giá lên cao hơn mới bán để kiểm thêm đồng thu nhập sau một vụ mùa vất vả, đã đầu tư, chăm bón khá tốn kém.

Do ảnh hưởng dịch COVID-19

Ngày 2.9, ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Tĩnh - cho biết, vụ hè - thu năm nay cho năng suất lúa đạt cao, với diện tích toàn tỉnh Hà Tĩnh là 44.000 ha thì ước đạt tổng sản lượng khoảng 21 vạn tấn.

Ông Việt cũng thông tin, giá lúa tươi thu mua vụ này thấp, hiện đang ở mức dưới 4.500 đồng/kg, trong khi vụ mùa trước giá lúa hơn 6.000 đồng/kg.

Hiện nay trên nhiều cánh đồng, nông dân Hà Tĩnh đang khẩn trưng thuê máy thu hoạch lúa. Ảnh: Trần Tuấn.
Hiện nay trên nhiều cánh đồng, nông dân Hà Tĩnh đang khẩn trưng thuê máy thu hoạch lúa. Ảnh: Trần Tuấn.

“Do khâu chế biến, tiêu thụ bị ảnh hưởng nên giá lúa hiện nay thấp. Cái này xét cho cùng cũng do có ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Lúc này người dân nếu có điều kiện thì nên tích trữ lại chờ khi thị trường tiêu thụ tốt lên, giá lên cao hơn rồi bán. Về phía doanh nghiệp thu mua thì mong họ nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đồng thời chia sẻ với vất vả của nông dân, chấp nhận giảm bớt phần nào lợi nhuận để mua với giá hợp lý hơn, đôi bên cùng có lợi” - Ông Việt chia sẻ.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

9,3 triệu con gà công nghiệp không thể tiêu thụ, "ăn mòn" vốn của nông dân

Vũ Long |

Giá gà công nghiệp lông trắng đã giảm còn 8.000-9.000 đồng/kg, nhưng hiện tại còn 9,3 triệu con gà không thể tiêu thụ khiến người chăn nuôi thua lỗ.

Siết chặt vòng ngoài, nông dân lo lúa chín rục, tôm đói ăn

NHẬT HỒ |

Tỉnh Bạc Liêu tiếp tục ngưng tất cả các bến đò ngang liên tỉnh, siết chặt  vòng ngoài, quản chặt vòng trong, thực hiện nghiêm phòng chống dịch COVID-19 tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16. Trong khi đó, tỉnh này cũng đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang hỗ trợ máy gặt đập liên hợp vào tỉnh thu hoạch lúa.

Kết nối cung – cầu: Tiêu thụ nông sản cho nông dân trong đại dịch COVID-19

PV |

Theo thống kê, số lượng nông sản tồn ở các địa phương bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 lên tới hàng chục triệu tấn, phần lớn nằm trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX). Nếu không có giải pháp quyết liệt để hỗ trợ tiêu thụ nông sản thì bà con nông dân, hợp tác xã sẽ không có vốn để tái sản xuất, nhiều ngành hàng có nguy cơ đối mặt bài toán thiếu nguyên liệu.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

9,3 triệu con gà công nghiệp không thể tiêu thụ, "ăn mòn" vốn của nông dân

Vũ Long |

Giá gà công nghiệp lông trắng đã giảm còn 8.000-9.000 đồng/kg, nhưng hiện tại còn 9,3 triệu con gà không thể tiêu thụ khiến người chăn nuôi thua lỗ.

Siết chặt vòng ngoài, nông dân lo lúa chín rục, tôm đói ăn

NHẬT HỒ |

Tỉnh Bạc Liêu tiếp tục ngưng tất cả các bến đò ngang liên tỉnh, siết chặt  vòng ngoài, quản chặt vòng trong, thực hiện nghiêm phòng chống dịch COVID-19 tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16. Trong khi đó, tỉnh này cũng đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang hỗ trợ máy gặt đập liên hợp vào tỉnh thu hoạch lúa.

Kết nối cung – cầu: Tiêu thụ nông sản cho nông dân trong đại dịch COVID-19

PV |

Theo thống kê, số lượng nông sản tồn ở các địa phương bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 lên tới hàng chục triệu tấn, phần lớn nằm trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX). Nếu không có giải pháp quyết liệt để hỗ trợ tiêu thụ nông sản thì bà con nông dân, hợp tác xã sẽ không có vốn để tái sản xuất, nhiều ngành hàng có nguy cơ đối mặt bài toán thiếu nguyên liệu.