Siết chặt vòng ngoài, nông dân lo lúa chín rục, tôm đói ăn

NHẬT HỒ |

Tỉnh Bạc Liêu tiếp tục ngưng tất cả các bến đò ngang liên tỉnh, siết chặt  vòng ngoài, quản chặt vòng trong, thực hiện nghiêm phòng chống dịch COVID-19 tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16. Trong khi đó, tỉnh này cũng đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang hỗ trợ máy gặt đập liên hợp vào tỉnh thu hoạch lúa.

Chiều ngày 29.8, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Bạc Liêu họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đề nghị đóng cửa Cảng cá Gành Hào, huyện Đông Hải đối với các tàu cá tỉnh bạn; ngưng ngay tất cả các bến đò ngang liên tỉnh. Tiếp tục siết chặt vòng ngoài, quản chặt vòng trong, thần tốc truy vết F0, tách F0 ra khỏi cộng đồng. Mục tiêu là kiểm soát tốt dịch bệnh, với tinh thần  sức khỏe người dân là trên hết.

Động thái này được cho là nhằm kiểm soát chặt tình hình dịch bệnh trước khi trở lại bình thường mới theo Chỉ thị 15.

Thiếu trầm trong máy gặt đập liên hợp để thu hoạch, tỉnh Bạc Liêu đề nghị tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng hỗ trợ, nhưng khi vào tỉnh Bạc Liêu siết chặt người và phương tiện nên máy gặt khó lên ruộng thu hoạch. Ảnh: Nhật Hồ
Thiếu trầm trọng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch, tỉnh Bạc Liêu đề nghị tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng hỗ trợ, nhưng khi vào tỉnh Bạc Liêu siết chặt người và phương tiện nên máy gặt khó lên ruộng thu hoạch. Ảnh: Nhật Hồ

Cũng trong ngày 29.8, nôn nóng trước diện tích lúa hè thu của người dân chín đầy đồng nhưng thiếu máy gặt đập liên hợp, UBND tỉnh Bạc Liêu có văn bản gửi UBND tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị 2 tỉnh này chỉ đạo Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn hỗ trợ, phối hợp với Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu tạo điều kiện cho phép người và phương tiện thu hoạch lúa được di chuyển vào tỉnh Bạc Liêu để phục vụ thu hoạch lúa.

Theo văn bản của UBND tỉnh Bạc Liêu, hiện tỉnh này số máy gặt đập liên hợp chỉ đáp ứng 50 - 60% nhu cầu của người dân Bạc Liêu hiện nay.

Lúa đã chín rụt ngoài đông, người dân trông chờ máy gặt và thương lái. Ảnh: Bạn đọc cung cấp
Lúa đã chín rục ngoài đồng, người dân trông chờ máy gặt và thương lái. Ảnh: Bạn đọc cung cấp

Tuy nhiên, theo một số chủ máy gặt đập liên hợp tại Sóc Trăng, với quy định siết chặt vòng ngoài của tỉnh Bạc Liêu, họ không thể vào địa phận tỉnh này. Nguyên nhân do có quá nhiều quy định như: Giấy đi đường, kết quả xét nghiệm âm tính gần nhất, khai báo y tế...

Anh Trần Thanh P. sản xuất 2ha lúa tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc liêu cho biết, lúa đã đến kỳ thu hoạch hơn 5 ngày nay nhưng không có máy gặt, không có ai hỏi mua. Mấy ngày nay trời lại mưa, anh lo lắng năng suất sẽ bị giảm đáng kể.

Cận cảnh lúa chín rụt ngoài đồng đang chờ máy gặt từng ngày. Ảnh: Bạn đọc cung cấp.
Cận cảnh lúa chín rục ngoài đồng đang chờ máy gặt từng ngày. Ảnh: Bạn đọc cung cấp.

Trước đó, ngày 28.8, UBND tỉnh Cà Mau có văn bản thống nhất chủ trương cho huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau (giáp ranh huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) ký kết phương án phối hợp vận chuyển cung ứng con giống, thuốc và thức ăn thủy sản giữa huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau và huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

Được biết, hai bên chưa tiến hành ký kết thì vướng quy định “đóng cửa” tất cả bến đò ngang liên tỉnh nên không thực hiện được, bởi, việc giao thương, đi lại giữa 2 huyện Đông Hải và Đầm Dơi chủ yếu qua đò ngang sông Gành Hào – Hộ Phòng.

Với quy định mới của tỉnh Bạc Liêu, nhiều người nuôi tôm tại huyện Đầm Dơi lo lắng thiếu thức ăn, thuốc thú y thủy sản, tôm sẽ yếu dần, sinh bệnh gây tổn thất lớn.

Trước khó khăn của người dân, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng cho rằng, UBND tỉnh với tinh thần là khó tới đâu gỡ tới đó, ưu tiên phòng chống dịch COVID-19 nhưng không để ai bị đói, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Đi chợ hộ ở Bạc Liêu: “Săn” đơn hàng dân gửi mua không dễ

NHẬT HỒ |

Thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) đang thực hiện cách ly y tế, mỗi hộ dân được phép đi chợ tuần/lần. Trước khó khăn này, hội phụ nữ, UBND phường thành lập “tổ đi chợ hộ”. Tuy nhiên, không phải ai nhờ mua gì cũng có.

Bạc Liêu: Chấn chỉnh việc cấp huyện đòi cách ly người về từ TP Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Tối 27.8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều có công văn hướng dẫn cách lý đối với trường hợp người từ TP Bạc Liêu vào các huyện, thị xã trong tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng chấn chỉnh việc UBND cấp huyện tự ra quy định cách ly người về từ TP Bạc Liêu; nếu đã ban hành phải được thu hồi.

Bạc Liêu bổ sung hàng loạt nghề được nhận hỗ trợ ảnh hưởng COVID-19

NHẬT HỒ |

Nhiều nghề rất lạ so với cả nước nhưng thực tế có mặt tại tỉnh Bạc Liêu như: Đào, cuốc, sên, gánh, đẩy đất; đi ghe chở nước cho trại tôm giống, buộc dây cua... được Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn bổ sung để được hỗ trợ do bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

Bạc Liêu cho một số xe vào thành phố nhưng do quân đội chủ trì giám sát

NHẬT HỒ |

Để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa vào Thành phố Bạc Liêu được thuận lợi, chiều ngày 26.8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo cho phép xe ra vào Thành phố Bạc Liêu, nhưng phải được sự giám sát chặt của cơ quan chức năng do Bộ Chỉ huy Quân sự chủ trì. 

Khởi tố vụ án liên quan đến ổ dịch COVID-19 khiến toàn TP Bạc Liêu bị phong tỏa

NHẬT HỒ |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chính thức khởi tố vụ án liên quan đến ổ dịch F88 (phường 7, TP Bạc Liêu) lây lan nhanh, diễn biến phức tạp khiến toàn TP Bạc Liêu bị phong tỏa, cách ly y tế.

Bạc Liêu: Mỗi cơ quan tối đa 3 người, nhà máy không quá 30 công nhân/ca

NHẬT HỒ |

Ba người ở mỗi cơ quan được quy định rõ để trực chỉ huy, bảo vệ và văn thư; trường hợp đặc biệt phải xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh. Quy định này nhằm thực hiện quyết định khẩn cấp trong phòng chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bạc Liêu.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đi chợ hộ ở Bạc Liêu: “Săn” đơn hàng dân gửi mua không dễ

NHẬT HỒ |

Thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) đang thực hiện cách ly y tế, mỗi hộ dân được phép đi chợ tuần/lần. Trước khó khăn này, hội phụ nữ, UBND phường thành lập “tổ đi chợ hộ”. Tuy nhiên, không phải ai nhờ mua gì cũng có.

Bạc Liêu: Chấn chỉnh việc cấp huyện đòi cách ly người về từ TP Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Tối 27.8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều có công văn hướng dẫn cách lý đối với trường hợp người từ TP Bạc Liêu vào các huyện, thị xã trong tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng chấn chỉnh việc UBND cấp huyện tự ra quy định cách ly người về từ TP Bạc Liêu; nếu đã ban hành phải được thu hồi.

Bạc Liêu bổ sung hàng loạt nghề được nhận hỗ trợ ảnh hưởng COVID-19

NHẬT HỒ |

Nhiều nghề rất lạ so với cả nước nhưng thực tế có mặt tại tỉnh Bạc Liêu như: Đào, cuốc, sên, gánh, đẩy đất; đi ghe chở nước cho trại tôm giống, buộc dây cua... được Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn bổ sung để được hỗ trợ do bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

Bạc Liêu cho một số xe vào thành phố nhưng do quân đội chủ trì giám sát

NHẬT HỒ |

Để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa vào Thành phố Bạc Liêu được thuận lợi, chiều ngày 26.8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo cho phép xe ra vào Thành phố Bạc Liêu, nhưng phải được sự giám sát chặt của cơ quan chức năng do Bộ Chỉ huy Quân sự chủ trì. 

Khởi tố vụ án liên quan đến ổ dịch COVID-19 khiến toàn TP Bạc Liêu bị phong tỏa

NHẬT HỒ |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chính thức khởi tố vụ án liên quan đến ổ dịch F88 (phường 7, TP Bạc Liêu) lây lan nhanh, diễn biến phức tạp khiến toàn TP Bạc Liêu bị phong tỏa, cách ly y tế.

Bạc Liêu: Mỗi cơ quan tối đa 3 người, nhà máy không quá 30 công nhân/ca

NHẬT HỒ |

Ba người ở mỗi cơ quan được quy định rõ để trực chỉ huy, bảo vệ và văn thư; trường hợp đặc biệt phải xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh. Quy định này nhằm thực hiện quyết định khẩn cấp trong phòng chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bạc Liêu.