Dành nguồn vốn vay ưu đãi cho các lĩnh vực thiết yếu

Văn Nguyễn |

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng ưu đãi cho vay hỗ trợ khắc phục ảnh hưởng của dịch COVIDd-19 đang được các ngân hàng thương mại triển khai hiện nay chủ yếu dành cho các lĩnh vực ưu tiên và sản xuất các mặt hàng thiết yếu.

Không để lĩnh vực thiết yếu thiếu vốn

Cụ thể đến hết tuần qua, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy các ngân hàng thương mại trên cả nước cho vay mới được gần 355.000 khách hàng với doanh số cho vay đạt khoảng 180.000 tỉ đồng từ các chương trình tín dụng, gói sản phẩm tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hơn mặt bằng lãi suất thông thường từ 0,5 - 3%/năm. Số vốn giải ngân mới này nằm trong các gói tín dụng có quy mô khoảng 285.000 tỉ đồng được các ngân hàng cam kết triển khai nhằm hỗ trợ các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong đó chú trọng vào các nhóm khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và các khách hàng sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Chính vì vậy, trong tổng số 180.000 tỉ đồng vốn vay ưu đãi được các ngân hàng giải ngân đến thời điểm hiện nay, dư nợ cho vay tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề gồm công nghiệp chế biến - chế tạo (60.000 tỉ đồng), bán buôn bán lẻ (43.000 tỉ đồng) và nông lâm nghiệp, thủy sản (16.000 tỉ đồng).

Trong tổng số vốn vay ưu đãi được giải ngân đến nay nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục ảnh hưởng của dịch COVID-19, các ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn chiếm doanh số chủ yếu do có nguồn lực vốn mạnh và lượng khách hàng rộng lớn. Một lãnh đạo ngân hàng BIDV cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, ngân hàng này giải ngân được hơn 17.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi từ 6,5%/năm nhằm đồng hành cùng khách hàng cá nhân sản xuất, kinh doanh và giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện ngân hàng Vietcombank cũng cho biết, tổng số dư nợ các ngành/lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được Vietcombank hỗ trợ, ưu đãi lãi suất thấp hơn 0,5 - 1,5% so với mặt bằng lãi suất chung đến nay lên tới trên 120.000 tỉ đồng và có thể mở rộng tới 150.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, tính từ ngày 23.1 đến nay, ngân hàng cũng thực hiện giải ngân cho vay mới hơn  41.200 tỉ đồng nhằm góp phần hỗ trợ đáng kể cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và cân đối dòng tiền. Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành cho biết, với gói tín dụng ưu đãi mới 30.000 tỉ đồng đang bắt đầu được ngân hàng triển khai, khách hàng thuộc đối tượng sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu sẽ được giảm lãi suất tới 2,5%. Lãi suất cho vay mới theo đó sẽ chỉ còn từ 4 - 4,5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng lãi suất huy động hiện nay.

Thêm nhiều kênh vốn hỗ trợ mới

Đáng chú ý theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, cùng với hoạt động hỗ trợ của các ngân hàng thương mại, cơ quan ngân hàng trung ương cũng chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với trên 40.000 khách hàng với dư nợ tín dụng khoảng 1.400 tỉ đồng.

Đồng thời cho vay mới với hơn 275.000 khách hàng với doanh số cho vay là khoảng 12.000 tỉ đồng. NHNN cũng đang tổng hợp các kiến nghị, báo cáo Thủ tướng xem xét giảm lãi suất cho vay một số đối tượng, một số chương trình vay của VBSP để giảm bớt khó khăn cho đối tượng chính sách.

“Tới đây trong gói của Nghị quyết an sinh xã hội, NHNN sẽ hướng dẫn VBSP để thực hiện các thủ tục cho vay tái cấp vốn của NHNN cho VBSP khoảng 16.000 tỉ đồng với lãi suất 0% để cho vay người lao động bị ngừng việc tạm thời” - Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.

Thực tế song song với hoạt động cho vay ưu đãi, các ngân hàng cũng vẫn tiếp tục đẩy mạnh cho vay nói chung nhằm đảm bảo đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế.

Cụ thể đến hết tháng 3.2020, số liệu của NHNN cho thấy, tín dụng toàn nền kinh tế và hệ thống ngân hàng vẫn đạt mức tăng 1,3% so với con số đầu năm (với tổng dư nợ vào khoảng hơn 8,3 triệu tỉ đồng). Số liệu này cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đang hồi phục trở lại và tương đối khả quan sau khi hầu như không tăng trong 2 tháng đầu năm. Với kết quả tăng trưởng tín dụng của tháng 3.2020, NHNN dự kiến tín dụng tăng thêm cho nền kinh tế trong năm nay sẽ vào khoảng 0,9 - 1,1 triệu tỉ đồng, tương đương mức tăng khoảng 11-14% so với tổng dư nợ gần 8,2 triệu đồng hồi đầu năm 2020.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Cần tăng cường nguồn lực địa phương

Việt Hải |

Mặc dù Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã chủ động lường đón từ đầu mùa dịch, hỗ trợ kịp thời cho người nghèo và các đối tượng chính sách khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất, và gói hỗ trợ khoảng 62.000 tỷ đồng dành cho người có công, hộ nghèo, lao động mất việc, hộ kinh doanh khó khăn vì Covid-19 của Chính phủ đang được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bàn thảo cho thấy quyết tâm của Chính phủ, tuy nhiên để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cần có sự chung tay của cả chính quyền địa phương. Đặc biệt, việc chủ động dành nguồn vốn ủy thác cho vay các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được xem như lực kéo quan trọng, hữu hiệu giúp người nghèo và các đối tượng chính sách không bị bỏ lại phía sau.

Hàng chục ngàn người bán vé số lẻ ở Miền Tây sẽ được hỗ trợ thế nào?

NHẬT HỒ |

Các công ty xổ số kiến thiết ngưng hoạt động ảnh hưởng đến người bán vé số lẻ ai cũng biết. Nhưng đến khi lực lượng bán vé số được thống kê để hỗ trợ khiến nhiều người phải giật mình vì lên đến hàng chục ngàn người.

Chi tiết các mức hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Vương Trần |

Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9.4.2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Cần tăng cường nguồn lực địa phương

Việt Hải |

Mặc dù Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã chủ động lường đón từ đầu mùa dịch, hỗ trợ kịp thời cho người nghèo và các đối tượng chính sách khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất, và gói hỗ trợ khoảng 62.000 tỷ đồng dành cho người có công, hộ nghèo, lao động mất việc, hộ kinh doanh khó khăn vì Covid-19 của Chính phủ đang được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bàn thảo cho thấy quyết tâm của Chính phủ, tuy nhiên để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cần có sự chung tay của cả chính quyền địa phương. Đặc biệt, việc chủ động dành nguồn vốn ủy thác cho vay các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được xem như lực kéo quan trọng, hữu hiệu giúp người nghèo và các đối tượng chính sách không bị bỏ lại phía sau.

Hàng chục ngàn người bán vé số lẻ ở Miền Tây sẽ được hỗ trợ thế nào?

NHẬT HỒ |

Các công ty xổ số kiến thiết ngưng hoạt động ảnh hưởng đến người bán vé số lẻ ai cũng biết. Nhưng đến khi lực lượng bán vé số được thống kê để hỗ trợ khiến nhiều người phải giật mình vì lên đến hàng chục ngàn người.

Chi tiết các mức hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Vương Trần |

Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9.4.2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.