Chứng khoán: Đầu tư vào đâu để đánh bại "bóng ma" lạm phát?

Đức Mạnh |

Tác động của lạm phát đến Việt Nam sẽ ra sao? Nhà đầu tư chứng khoán nên làm gì lúc này?

Ảnh hưởng của lạm phát tới Việt Nam 

Đối với nền kinh tế nói chung, khi lạm phát gia tăng thì sức cạnh tranh của nền kinh tế thị trường sẽ bị ảnh hưởng. Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Hà Nội - cho biết: "Từ khâu về tài chính như cho vay, đến khâu về vận tải, vận chuyển đều bị gia tăng. Bởi tác động từ giá xăng dầu sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng trong khu vực và trên toàn cầu".

Ông Trần Thăng Long - Giám đốc Phân tích CTCK BIDV (BSC) - chỉ ra 2 yếu tố của lạm phát tại Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất là hành động của các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới. Nếu theo hướng tăng lãi suất lên để kiềm chế lạm phát thì sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam và cũng tạo sức ép lên mặt bằng lãi suất trong nước.

Thứ hai, Việt Nam rất chủ động trong nhiều nguồn nhiên liệu thô liên quan đến chuỗi thực phẩm. Do đó ảnh hưởng của lạm phát tới Việt Nam không quá lớn như Châu Âu hay Bắc Mỹ. Những điều chỉnh về chính sách tiền tệ sẽ thấp hơn những quốc gia đó và cũng không quá ảnh hưởng đến những khoản đầu tư của nhà đầu tư.

 

Đánh giá lại cổ phiếu đang nắm giữ

Trước lo ngại về lạm phát, về phía doanh nghiệp, ông Quốc Anh đề xuất nên tập trung vào tài chính, đặc biệt là phải trích lập phòng quỹ dự phòng rủi ro. Thứ hai là tập trung vào những thị trường mà có khả năng đáp ứng được. Đó có thể là thị trường nội địa - nơi mà rất nhiều doanh nghiệp bỏ ngỏ về sản lượng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên có bộ máy chuyên biệt để hấp thụ những chính sách mà cơ quan quản lý ban hành, đặc biệt ở những lĩnh vực như thuế.

Vị Phó Chủ tịch nhấn mạnh: "Để tham gia tối đa vào những chuỗi cung ứng, chúng ta phải tập trung vào những sản phẩm có độ tinh xảo và đầu tư về sáng tạo. Phải tập trung đào tạo những nguồn nhân lực cao, nếu không thì khó có thể đi vào những nền kinh tế hiện đại mà chúng ta muốn hội nhập thành công".

 

"Lạm phát tăng cao chưa chắc là điều không tốt cho đầu tư. Nhiều doanh nghiệp tận dụng cơ hội, giá cả gia tăng, thậm chí doanh thu cũng gia tăng. Vì thế nên vẫn có cơ hội ở đâu đó cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên lạm phát cao là giai đoạn với nhiều thị trường tài chính khác nhau nên nhà đầu tư cần dành nhiều thời gian hơn để đánh giá lại những cổ phiếu đang nắm giữ", ông Long cho biết.

Cụ thể, nhà đầu tư cần xem xét cổ phiếu nắm giữ có thuộc dòng sản phẩm thiết yết hay hưởng lợi từ xu hướng giá cả gia tăng hay không. Nhóm ngành cơ bản như năng lượng, điện, nước, lương thực, thực phẩm, hoá chất, vật liệu... là những nhóm ngành mà khi giá cả tăng sẽ được hưởng lợi vì sản lượng của họ tăng theo, cộng theo đầu ra cũng gia tăng tương ứng.

Ông Quốc Anh gợi ý công nghệ thông tin, phần mềm, du lịch (cụ thể là du lịch trải nghiệm) hay dệt may, da giày cũng là những ngành chủ lực mũi nhọn trong thời gian vừa qua.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán: Cú lao dốc cho thấy chứng khoán Việt Nam phản ứng hơi thái quá

Thế Lâm |

Ảnh hưởng từ thị trường thế giới đã khiến chỉ số chứng khoán VN-Index giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 13.6. Trên thực tế, các dự báo từ cuối tuần trước cũng đã cảnh báo điều này.

Chứng khoán: Nguyên nhân của đợt xả sốc trên diện rộng, 236 mã giảm sàn

Đức Mạnh |

Chứng khoán trong nước đang diễn biến đồng pha với thị trường khu vực và trên thế giới. Dòng tiền lũ lượt rời bỏ khiến không một nhóm ngành hay chỉ số nào thoát khỏi sắc đỏ.

Chứng khoán: Soi hàng tự doanh, quỹ đầu tư, khối ngoại mua bán gì tuần qua

Đức Mạnh |

Chứng khoán trong nước ghi nhận tuần đi lùi khi mọi nỗ lực tăng điểm đều bị một phiên xoá hết. Trong bối cảnh đó, bán là xu hướng chính của tự doanh và các quỹ đầu tư lớn.

Quy hoạch đô thị vệ tinh Hà Nội: Nhiều công trình bỏ hoang, lãng phí

THU GIANG |

“Hà Nội tắc đường, ô nhiễm, Hà Nội cứ mưa là lụt lội”… đó là những vấn đề nổi cộm của Thủ đô kỳ vọng sẽ được giải quyết triệt để bằng dự án quy hoạch đô thị vệ tinh, quyết tâm giãn dân ra bên ngoài nội đô. Thế nhưng sau hơn 10 năm triển khai, nhiều vùng lõi trong các khu đô thị vệ tinh đang rơi vào tình trạng đắp chiếu, bị bỏ hoang một cách lãng phí.

Doanh nghiệp nợ BHXH, người lao động khốn khó

Nhóm phóng viên |

Trong thời gian qua, tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH, nợ BHYT gây thiệt hại nghiêm trọng tới đời sống của người lao động. Cụ thể, người lao động không được giải quyết kịp thời các chế độ như ốm đau, thai sản; không  được giải quyết chế độ hưu trí kịp thời; không nhận được trợ cấp thất nghiệp… Trước tình trạng trên, Báo Lao Động tổ chức Chương trình Tọa đàm “Người lao động khốn khổ vì doanh nghiệp nợ BHXH”.

SVB sụp đổ - kinh tế Việt Nam không chịu tác động trực tiếp

Trà My |

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ triển vọng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Mỹ xuống mức tiêu cực sau những bất ổn mà hệ thống này trải qua trong những ngày gần đây. Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên thị trường quốc tế trồi sụt liên tục sau sự kiện SVB. Theo một chuyên gia kinh tế, trọng tâm của kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian tới không phải là câu chuyện lãi suất và lạm phát mà là rủi ro hệ thống ngân hàng và suy thoái kinh tế.

Du lịch Quảng Ninh: Phát triển chưa xứng tầm với tài nguyên vượt trội

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Những thành tựu về du lịch và đặc biệt là tài nguyên du lịch vượt trội của Quảng Ninh (cả tài nguyên vật thể và phi vật thể) là điều không phải bàn cãi, nhưng những gì mà du lịch Quảng Ninh thể hiện cho đến thời điểm này thực sự chưa tương xứng với tiềm năng.

Làm rõ vụ thầy giáo bị tố đuổi đánh 1 nữ sinh ở Thái Nguyên

NGUYỄN TÙNG - NGUYỄN HOÀN |

Theo tường trình của nạn nhân, vì cho rằng bị học sinh xúc phạm, một thầy giáo trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã đuổi theo và vung tay đánh liên tiếp vào đầu nữ sinh này.

Chứng khoán: Cú lao dốc cho thấy chứng khoán Việt Nam phản ứng hơi thái quá

Thế Lâm |

Ảnh hưởng từ thị trường thế giới đã khiến chỉ số chứng khoán VN-Index giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 13.6. Trên thực tế, các dự báo từ cuối tuần trước cũng đã cảnh báo điều này.

Chứng khoán: Nguyên nhân của đợt xả sốc trên diện rộng, 236 mã giảm sàn

Đức Mạnh |

Chứng khoán trong nước đang diễn biến đồng pha với thị trường khu vực và trên thế giới. Dòng tiền lũ lượt rời bỏ khiến không một nhóm ngành hay chỉ số nào thoát khỏi sắc đỏ.

Chứng khoán: Soi hàng tự doanh, quỹ đầu tư, khối ngoại mua bán gì tuần qua

Đức Mạnh |

Chứng khoán trong nước ghi nhận tuần đi lùi khi mọi nỗ lực tăng điểm đều bị một phiên xoá hết. Trong bối cảnh đó, bán là xu hướng chính của tự doanh và các quỹ đầu tư lớn.