Yếu tố hỗ trợ nào có thể thúc đẩy nền kinh tế trở lại “đường đua xanh”?

Thế Lâm |

Mức lạm phát thấp trong 9 tháng đầu năm 2021 của nền kinh tế đang là cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cũng như tiếp tục duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ để phục hồi nền kinh tế.

Lạm phát thấp nhất 5 năm, nhưng lo giá dầu

Từ các số liệu được công bố của Tổng cục Thống kê, bộ phận nghiên cứu SSI Research của Công ty chứng khoán SSI đã đưa ra báo cáo cho biết, lạm phát bình quân 9 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Mức lạm phát bình quân 9 tháng thấp đã phản ánh một phần nhu cầu tiêu dùng nội địa giảm vì ảnh hưởng dịch COVID-19, song đồng thời cũng cho thấy tác động giảm từ chủ yếu đến từ các mặt hàng được Chính phủ quản lý giá.

Cũng theo SSI Research, chỉ số CPI trong quý 4/2021 có thể tăng trở lại khi hoạt động kinh tế cũng như tiêu dùng dần hồi phục. Tuy nhiên, chỉ số CPI năm 2021 vẫn được kỳ vọng chỉ ở mức từ 2,2-2,3%, thấp hơn rất nhiều so với mức trần Chính phủ đề ra, chính vì thế đang tạo dư địa lớn cho chính sách tiền tệ.

Trong khi đó, nghiên cứu từ Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), lạm phát trong thời gian tới sẽ chịu áp lực từ sự tăng cao của giá dầu thế giới và chi phí vận tải hàng hóa (logistic). Tuy nhiên, YSVN đồng thuận với quan điểm cho rằng khả năng lạm phát năm 2021 vẫn sẽ trong tầm kiểm soát dưới 4% của Chính phủ.

“Rủi ro giá hàng hóa có khả năng tăng nhẹ khi nền kinh tế mở cửa và nhu cầu hồi phục, do chi phí sản xuất đã tăng mạnh trong 3 tháng qua và các nhà sản xuất vẫn chưa thể tăng giá bán do nhu cầu yếu trong thời gian giãn cách”, YSVN cho biết.

Nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ

SSI Research đã đề cập, lạm phát thấp là cơ sở tạo dư địa để tiếp tục nới lỏng chính sách tài chính và tiền tệ. Theo đó, các ngân hàng đã có thêm hạn mức tín dụng để có thêm vốn cho vay cuối năm.

Trên thực tế, tính đến cuối tháng 9 vừa qua, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường giảm 0,55%/năm, và từ nửa cuối tháng 9 trở đi lãi suất cho vay tiếp tục giảm. Đây là yếu tố hỗ trợ rất lớn giúp doanh nghiệp vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh và tiết giảm được chi phí lãi vay.

Theo YSVN, các yếu tố hỗ trợ khác cho việc phục hồi kinh tế như vốn đầu tư nước ngoài FDI đã quay trở lại trong tháng 9, tỉ giá USD ổn định, xuất khẩu chưa được cải thiện nhiều nhưng đạt giá trị xuất siêu nhẹ trong tháng 9.

Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 9 cho thấy sự hồi phục mạnh từ mức thấp của tháng 8, từ đó có thể kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế trong quý 4/2021.

Thị trường chứng khoán đã trải qua hai tháng 8 và 9 giảm điểm và lình xình đi ngang. Trong giai đoạn quý 4/2021, khi nền kinh tế dần hoạt động trở lại đều hơn sẽ mang lại nhiều thông tin tích cực về tăng trưởng có thể hỗ trợ thị trường. Từ đó, các dự báo cho rằng chỉ số VN-Index có thể đạt đến ngưỡng 1.380 điểm trong tháng 10 và tiến đến 1.400 điểm và đỉnh lịch sử 1.420 điểm trong quý 4.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp FDI tin tưởng vào phục hồi kinh tế ở Việt Nam

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia, đợt dịch COVID-19 vừa qua không làm mất đi các lợi thế của Việt Nam như lực lượng lao động trẻ, có trình độ... nên các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục làm ăn tại Việt Nam. Và Việt Nam vẫn là nước cung ứng số 1 của họ.

Cho phép người đã tiêm vaccine tự do đi lại để phục hồi kinh tế

Lê Thanh Phong |

Thích ứng an toàn với dịch, phục hồi kinh tế là yêu cầu đặt ra hiện nay, nhưng trên thực tế lại có quá nhiều thứ chưa thực sự thích ứng và cản trở phục hồi kinh tế.

Tập trung vào thế mạnh kinh tế địa phương, giữ đà tăng trưởng

ĐÌNH TRƯỜNG |

Nhiều địa phương vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng giữa muôn vàn khó khăn của dịch bệnh. Trong đó, tập trung vào các trụ cột chính, thế mạnh của kinh tế địa phương là kinh nghiệm quý giá để nhân rộng khi bước vào giai đoạn mới - sống thích ứng với dịch bệnh.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng vào phục hồi kinh tế ở Việt Nam

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia, đợt dịch COVID-19 vừa qua không làm mất đi các lợi thế của Việt Nam như lực lượng lao động trẻ, có trình độ... nên các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục làm ăn tại Việt Nam. Và Việt Nam vẫn là nước cung ứng số 1 của họ.

Cho phép người đã tiêm vaccine tự do đi lại để phục hồi kinh tế

Lê Thanh Phong |

Thích ứng an toàn với dịch, phục hồi kinh tế là yêu cầu đặt ra hiện nay, nhưng trên thực tế lại có quá nhiều thứ chưa thực sự thích ứng và cản trở phục hồi kinh tế.

Tập trung vào thế mạnh kinh tế địa phương, giữ đà tăng trưởng

ĐÌNH TRƯỜNG |

Nhiều địa phương vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng giữa muôn vàn khó khăn của dịch bệnh. Trong đó, tập trung vào các trụ cột chính, thế mạnh của kinh tế địa phương là kinh nghiệm quý giá để nhân rộng khi bước vào giai đoạn mới - sống thích ứng với dịch bệnh.