Xóa bất cập trong nuôi biển để phát huy tiềm năng nguồn lợi thủy sản

Vũ Long |

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu phát huy lợi thế và xóa bỏ những bất cập để nghề nuôi biển phát triển bền vững.

Ngành nuôi biển nhiều tiềm năng, nhưng còn để lãng phí

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển nuôi biển nói chung và nuôi biển công nghiệp nói riêng. Điều kiện tự nhiên và môi trường khá thuận lợi cho phát triển nuôi biển công nghiệp, quy mô hàng hoá lớn; đối tượng nuôi phong phú như: Các loài cá biển có giá trị cao (cá chim vây vàng, cá chẽm, cá song, cá giò, cá hồng,…), tôm hùm, nhuyễn thể, rong biển… 

Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ NNPTNT đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Nhờ vậy, một số bộ phận hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam: Hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung; công nghiệp phụ trợ (thức ăn, thiết bị nuôi); công nghiệp chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ…

Tuy nhiên, phát triển ngành nuôi biển ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là phát triển nuôi biển công nghiệp.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) thông tin: "Đến năm 2021, diện tích nuôi biển ước đạt 75 ngàn hecta và 8 triệu mét khối lồng, sản lượng đạt trên 700 ngàn tấn".

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, quy hoạch và thực hiện quy hoạch nuôi biển hiện nay chưa đạt yêu cầu, còn nhiều bất cập như: Hoạt động nuôi tự phát, phá vỡ quy hoạch còn phổ biến dẫn đến ô nhiễm môi trường, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, khó phát triển đồng bộ; nghiên cứu, dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển còn yếu kém; công nghệ sản xuất giống, quản lý sức khoẻ và môi trường vùng nuôi, phòng trị bệnh trên đối tượng nuôi còn nhiều hạn chế...

“Hạ tầng phục vụ nuôi biển công nghiệp (vùng sản xuất giống; hệ thống lồng nuôi; thiết bị quan trắc và giám sát môi trường, dịch bệnh; công nghệ thu hoạch và vận chuyển; công nghệ chế biến và phát triển thị trường,…) chưa phát triển đồng bộ.

Bên cạnh đó, nguồn lực cho phát triển nuôi biển nói chung và nuôi biển công nghiệp còn hạn chế. Đặc biệt việc sản xuất và cung cấp thức ăn cho nghề nuôi cá biển vẫn là một khâu chưa phát triển mạnh, khó kiểm soát giá thành, chất lượng, nguồn gốc của thức ăn cũng như khả năng và các phương thức cung cấp” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 4.10.2021 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với quan điểm đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, bảo quản, chế biến hải sản, công nghệ phụ trợ (có thức ăn) tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, để đạt được mục tiêu nêu trên, một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới là phải nghiên cứu, phát triển các công thức thức ăn, nguyên liệu chế biến thức ăn phù hợp với từng loài và từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là giai đoạn con non, con giống của các đối tượng nuôi biển.

Bên cạnh đó, cần xây dựng các khu sản xuất thức ăn tập trung, gắn với khu dịch vụ hậu cần nghề cá và vùng nuôi biển tập trung; tiến tới chủ động sản xuất trong nước, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Đặc biệt, cần xã hội hóa công tác nghiên cứu về thức ăn phục vụ nuôi biển, trong đó chú trọng việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư vào công tác nghiên cứu, phát triển sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển. Vừa tiến hành nghiên cứu, vừa nhập công nghệ, thiết bị và công thức thức ăn cho các đối tượng nuôi để chuyển giao, nghiên cứu và từng bước làm chủ công nghệ sản xuất thức ăn phục vụ sản xuất con giống và nuôi thương phẩm.

“Cần tổ chức đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng, thức ăn cho các đối tượng nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi biển để có đủ nguồn lực phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước phát triển sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi biển có công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến, liên kết chặt chẽ với các trại nuôi biển, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hợp lý” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Kiên Giang: Chuyển dần từ khai thác sang nuôi biển để đạt hiệu quả kinh tế

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Hiện nay tình hình ngư trường dần cạn kiệt, việc chuyển từ khai thác sang nuôi biển sẽ mở ra hướng đi hiệu quả cho ngư dân thời gian tới.

Kiên Giang: Khuyến khích rẽ từ nghề nuôi biển truyền thống sang hiện đại

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Nếu chuyển từ nghề cá nhân dân (tính truyền thống) sang nghề cá thương mại (doanh nghiệp là chủ thể) sẽ là giải pháp để tỉnh phát triển nghề nuôi biển, phát triển thế mạnh kinh tế biển.

Thay đổi tư duy hướng đến ngành công nghiệp nuôi biển

Thanh Hà |

Chia sẻ với Lao Động, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam Arne-Kjetil Lian cho rằng, để hướng đến phát triển bền vững, tạo ra đột phá cho ngành nuôi trồng hải sản trên biển hay nuôi biển, Việt Nam cần từng bước chuyển dịch sang nuôi biển công nghiệp với sự tham gia của các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, trong đó tập trung vào một vài đối tượng chủ lực phù hợp cho xuất khẩu với giá thành cao.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Kiên Giang: Chuyển dần từ khai thác sang nuôi biển để đạt hiệu quả kinh tế

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Hiện nay tình hình ngư trường dần cạn kiệt, việc chuyển từ khai thác sang nuôi biển sẽ mở ra hướng đi hiệu quả cho ngư dân thời gian tới.

Kiên Giang: Khuyến khích rẽ từ nghề nuôi biển truyền thống sang hiện đại

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Nếu chuyển từ nghề cá nhân dân (tính truyền thống) sang nghề cá thương mại (doanh nghiệp là chủ thể) sẽ là giải pháp để tỉnh phát triển nghề nuôi biển, phát triển thế mạnh kinh tế biển.

Thay đổi tư duy hướng đến ngành công nghiệp nuôi biển

Thanh Hà |

Chia sẻ với Lao Động, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam Arne-Kjetil Lian cho rằng, để hướng đến phát triển bền vững, tạo ra đột phá cho ngành nuôi trồng hải sản trên biển hay nuôi biển, Việt Nam cần từng bước chuyển dịch sang nuôi biển công nghiệp với sự tham gia của các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, trong đó tập trung vào một vài đối tượng chủ lực phù hợp cho xuất khẩu với giá thành cao.