World Bank: Tăng giá điện và tăng lương khu vực công có thể tác động đến lạm phát nửa cuối năm 2023

Thái Mạnh |

Các chuyên gia của World Bank nhận định, việc tăng giá điện 3% gần đây và kế hoạch tăng lương khu vực công có thể tác động đến lạm phát trong nửa cuối năm.

Mới đây, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank) đã có báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tháng 5.2023. Các chuyên gia của World Bank đánh giá, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những "cơn gió ngược" bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu. Mặc dù tiêu dùng trong nước vẫn mạnh nhưng tăng trưởng tín dụng chậm lại, phản ánh nhu cầu tín dụng yếu.

Các chuyên gia của World Bank nhận định, kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt từ những bất ổn đến từ bên ngoài. Ảnh: Hải Nguyễn.
Các chuyên gia của World Bank nhận định, kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt từ những bất ổn đến từ bên ngoài. Ảnh: Hải Nguyễn

Việc tăng giá điện và kế hoạch tăng lương khu vực công có thể tác động đến lạm phát trong nửa cuối năm

Đóng góp vào lạm phát CPI (% & điểm %, năm/năm). Nguồn: World Bank Vietnam.
Đóng góp vào lạm phát CPI (% & điểm %, năm/năm). Nguồn: World Bank Vietnam

Lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm từ 3,4% trong tháng 3 xuống 2,8% trong tháng 4. Lương thực và thực phẩm, cũng như nhà ở và vật liệu xây dựng là những nhân tố chính gây ra lạm phát CPI, tăng tương ứng 3,6% (so cùng kỳ) và 5,2% (so cùng kỳ) trong tháng 4. Lạm phát cơ bản, không bao gồm lương thực, năng lượng và các mặt hàng bị kiểm soát giá (dịch vụ giáo dục và y tế) điều chỉnh giảm từ 4,9% trong tháng 3 xuống 4,6% trong tháng 4, vẫn cao hơn mục tiêu chính sách 4% do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

"Trong khi lạm phát tiếp tục có xu hướng giảm trong tháng 4, việc tăng giá điện 3% gần đây và kế hoạch tăng lương khu vực công có thể tác động đến lạm phát trong nửa cuối năm" - Các chuyên gia của World Bank đánh giá.

Tăng trưởng tín dụng giảm tốc cho thấy sức cầu yếu

Tăng trưởng tín dụng (%,NSA). Nguồn: World Bank Vietnam.
Tăng trưởng tín dụng (%,NSA). Nguồn: World Bank Vietnam.

Theo World Bank, tăng trưởng tín dụng ước tính đã giảm xuống 9,2% (so với cùng kỳ) vào tháng 4 năm 2023, từ mức 9,9% (so với cùng kỳ) vào tháng 3 và 12,2% (so với cùng kỳ) vào tháng 2, mức thấp nhất trong những năm gần đây. Việc tín dụng chững lại bất chấp việc nới lỏng chính sách và cắt giảm lãi suất cho vay của NHNN trong tháng 3, thanh khoản thị trường dồi dào có thể phản ánh khả năng hấp thụ yếu của nền kinh tế.

Tăng trưởng doanh số bán lẻ đi ngang

Doanh số bán lẻ (%, NSA). Nguồn: World Bank Vietnam.
Doanh số bán lẻ (%, NSA). Nguồn: World Bank Vietnam.

Doanh số bán lẻ ghi nhận tốc độ tăng trưởng 11,5% (so với cùng kỳ) trong tháng 4, ngang bằng so với tháng 3 năm 2023 (11,5% so với cùng kỳ) và so với tốc độ tăng trưởng trước dịch COVID-19. Chiếm gần 80% tổng doanh số bán lẻ, doanh số bán hàng hóa giảm từ 11,3% (so cùng kỳ) trong tháng 3 xuống 9,7% (so cùng kỳ) trong tháng 4.

Trong khi đó, doanh số bán dịch vụ tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh 19,2% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 4 (tăng trưởng 5,6 % so với tháng trước), phần lớn được thúc đẩy bởi sự mở rộng của các dịch vụ du lịch (86% so với cùng kỳ), dịch vụ lưu trú và nhà hàng (21,1% so với cùng kỳ).

Việt Nam đón khoảng một triệu du khách quốc tế trong tháng 4, tăng 10% so với tháng 3. Lượng khách quốc tế 4 tháng đầu năm 2023 đạt 3,7 triệu lượt nhưng vẫn thấp hơn 40% so với thời điểm trước dịch (2019).

Thương mại hàng hóa quốc tế tiếp tục thu hẹp

Thương mại hàng hóa (%, so với cùng kỳ, NSA). Nguồn: World Bank Vietnam.
Thương mại hàng hóa (%, so với cùng kỳ, NSA). Nguồn: World Bank Vietnam.

Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giảm lần lượt là 17,1% (so cùng kỳ) và 20,5% (so với cùng kỳ) vào tháng 4 năm 2023. Sự sụt giảm trong xuất khẩu được chủ yếu xuất phát từ sự suy giảm đáng kể trong xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt trong tháng 4, bao gồm điện thoại thông minh (-31% so với cùng kỳ), máy tính (-8% so với cùng kỳ), máy móc (-14% so với cùng kỳ), dệt may (-24% so với cùng kỳ), và giày dép (-10% so với cùng kỳ). Phản ánh sự sụt giảm trong xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất (chiếm khoảng 94% tổng kim ngạch nhập khẩu) đã giảm mạnh trong tháng 4 so với một năm trước đó, bao gồm thiết bị điện tử và linh kiện máy tính (-19,6%), điện thoại thông minh (-64,4%), và máy móc (-15,3%).

World Bank cho rằng, điều này phản ánh sự suy yếu nhu cầu của nền kinh tế Hoa Kỳ và EU, hai thị trường mà xuất khẩu giảm tương ứng 22,1% và 14,1% (so với cùng kỳ) trong 4 tháng đầu năm 2023.

Thái Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Tiếp tục đánh giá, điều chỉnh giá điện sau khi tăng 3%

Cường Ngô - Thái Mạnh |

Theo Bộ Công Thương, việc điều chỉnh tăng giá điện bình quân với mức tăng 3% là mức tăng thấp nhất trong quyết định 24 của Thủ tướng. Việc thời gian tới có tăng giá điện tiếp hay không sẽ được tính toán, đánh giá cụ thể.

Tăng giá điện vào thời điểm nắng nóng khiến hóa đơn tiền điện "tăng kép"?

Cường Ngô |

Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chọn thời điểm nắng nóng để tăng giá điện, khiến hóa đơn tiền điện có nguy cơ tăng kép là câu hỏi được dư luận rất quan tâm. Lãnh đạo EVN cho rằng "bất cứ sự thay đổi nào cũng phải hài hòa lợi ích giữa tập đoàn, người dân, doanh nghiệp".

Giá điện sản xuất thấp hơn điện sinh hoạt: Người dân đang phải gánh?

Cường Ngô - Thiều Trang |

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý, bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp. Đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay nhưng chưa được xem xét, thay đổi. Đằng sau sự chênh lệch này có phải là sự ưu ái cho khu vực sản xuất?

Toàn cảnh đại án apatit khiến dàn nguyên lãnh đạo chủ chốt Lào Cai xộ khám

An Trịnh |

Vụ án sai phạm của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lilama (Công ty Lilama), Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) đã kéo theo hơn 10 bị can là nguyên lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Lào Cai và doanh nghiệp xộ khám.

Vỡ tường trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long do bồn sắt nổ

HOÀNG LỘC |

Bồn sắt nổ vang trời, làm vỡ tường trụ sở mới của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Nguyên nhân do dùng hàn xì gió đá để cưa bồn.

Công viên 1.600 tỉ đồng xây 13 năm chưa xong, chủ đầu tư đã đưa đi thế chấp

Quang Dân |

Đã 13 năm kể từ ngày được Cấp giấy chứng nhận đầu tư, dự án xây dựng Công viên 1.600 tỉ đồng của Công ty VNT vẫn nằm trên giấy. Thế nhưng, bất ngờ là một phần nguồn thu (hiện tại và hình thành trong tương lai) từ việc khai thác, kinh doanh dự án đã được chủ đầu tư đem đi thế chấp ngân hàng.

Quán cà phê vườn xanh tươi như một góc Đà Lạt giữa TPHCM

Yến Nhi |

Được bao phủ bởi sắc xanh thiên nhiên, quán cà phê Cú Trên Cây mang đậm chất phố núi Đà Lạt giữa TPHCM, là điểm dừng chân thích hợp cho những ngày nắng nóng.

Người lao động ở Đà Nẵng mưu sinh giữa trưa nắng gắt

Nguyễn Linh |

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ, các tỉnh miền Trung thời gian tới tiếp tục có nắng nóng, nhiệt độ cao nhất từ 36-39 độ C. Tuy nhiên, người dân Đà Nẵng vẫn phải gồng mình mưu sinh để kiếm sống.

Tiếp tục đánh giá, điều chỉnh giá điện sau khi tăng 3%

Cường Ngô - Thái Mạnh |

Theo Bộ Công Thương, việc điều chỉnh tăng giá điện bình quân với mức tăng 3% là mức tăng thấp nhất trong quyết định 24 của Thủ tướng. Việc thời gian tới có tăng giá điện tiếp hay không sẽ được tính toán, đánh giá cụ thể.

Tăng giá điện vào thời điểm nắng nóng khiến hóa đơn tiền điện "tăng kép"?

Cường Ngô |

Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chọn thời điểm nắng nóng để tăng giá điện, khiến hóa đơn tiền điện có nguy cơ tăng kép là câu hỏi được dư luận rất quan tâm. Lãnh đạo EVN cho rằng "bất cứ sự thay đổi nào cũng phải hài hòa lợi ích giữa tập đoàn, người dân, doanh nghiệp".

Giá điện sản xuất thấp hơn điện sinh hoạt: Người dân đang phải gánh?

Cường Ngô - Thiều Trang |

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý, bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp. Đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay nhưng chưa được xem xét, thay đổi. Đằng sau sự chênh lệch này có phải là sự ưu ái cho khu vực sản xuất?