Tăng giá điện vào thời điểm nắng nóng khiến hóa đơn tiền điện "tăng kép"?

Cường Ngô |

Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chọn thời điểm nắng nóng để tăng giá điện, khiến hóa đơn tiền điện có nguy cơ tăng kép là câu hỏi được dư luận rất quan tâm. Lãnh đạo EVN cho rằng "bất cứ sự thay đổi nào cũng phải hài hòa lợi ích giữa tập đoàn, người dân, doanh nghiệp".

Hoá đơn tiền điện có nguy cơ tăng kép

Ông Trần Thanh ở xã Xuân Hoà (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán 2023, ở địa phương không có mưa, nước giếng khoan đào từ năm 2003 chưa năm nào hết nước, nay cạn kiệt.

Ông Thanh phải sắm thêm máy bơm, mang nước từ nhà khác về. Tiền điện mỗi tháng cũng tăng thêm khá nhiều.

"Trước đây, mỗi tháng, gia đình tôi chỉ phải trả khoảng 600.000 đồng tiền điện, nhưng 2 tháng trở lại đây, tiền điện ngốn hơn 1 triệu đồng mỗi tháng. Thời gian tới, dự báo nắng nóng sẽ gay gắt, nhu cầu tiêu thụ điện nhiều thì hoá đơn tiền điện tăng chóng mặt" - ông Thanh nói.

Tại sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chọn thời điểm nắng nóng để tăng giá điện khiến hóa đơn tiền điện có nguy cơ tăng kép là câu hỏi được dư luận rất quan tâm.

Trả lời vấn đề này, ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, hàng năm, sau khi kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.

Lần gần đây nhất, EVN điều chỉnh giá điện vào ngày 2.3.2019. Nghĩa là trong 4 năm qua, giá bán lẻ điện không điều chỉnh theo Quyết định 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Vì thế, ngành điện gặp nhiều khó khăn trong công tác đảm bảo sản xuất, kinh doanh, cung ứng đủ điện cho nền kinh tế quốc dân; phải đối mặt với xu thế giá nhiên liệu thế giới liên tục tăng.

Ông Võ Quang Lâm - Phó tổng giám đốc EVN. Ảnh: Nguyễn Tuấn
Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc EVN. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Năm 2022 cũng là năm tăng đột biến nguyên liệu đầu vào. Nếu 1 tấn than mua năm 2020 giá khoảng 60 USD, sang năm 2021 lên 137 USD và đến năm 2022 vọt lên 384 USD/tấn. Như vậy, so với năm 2020 đã tăng hơn 6 lần, so với năm 2021 tăng khoảng 3 lần. 4 tháng đầu năm, giá nguyên vật liệu có giảm, như giá than nhập khẩu từ Indonesia bằng 87% so với năm ngoái.

Nhưng theo Quyết định 24, điều chỉnh giá điện chỉ được thực hiện 6 tháng một lần và phải được sự chấp thuận của các cấp thẩm quyền cho phép. Việc tăng giá điện dựa trên cơ sở là những chi phí mà cơ quan chức năng rà soát và kiểm soát.

"Chúng tôi ý thức được rằng, khó khăn của tập đoàn cũng là khó khăn chung. Chính vì vậy, bất cứ sự thay đổi nào cũng phải hài hòa lợi ích giữa tập đoàn, người dân, doanh nghiệp", ông Võ Quang Lâm chia sẻ.

Nguy cơ thiếu điện và cắt điện luân phiên

Một vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm là nguy cơ thiếu điện và cắt điện luân phiên. Thực tế ở nhiều tỉnh, thành đã có tình trạng này, Phó Tổng giám đốc EVN cho hay, qua tính toán cân đối cung cầu, nếu đảm bảo cung cấp đủ than cho phát điện, cơ bản đảm bảo cung ứng điện toàn quốc trong mùa khô và cả năm.

Hiện nhu cầu phụ tải phía nam đang giảm thấp so với năm 2022, không thiếu nguồn như ở phía bắc. Tuy nhiên, đối với khu vực miền Bắc tiềm ẩn rủi ro thiếu công suất đỉnh khi có sự cố xếp chồng trong các ngày nắng nóng, phụ tải tăng trưởng cao đột biến.

Mặc dù vậy, không thể huy động toàn bộ nguồn phía Nam truyền tải ra miền Bắc do giới hạn công suất truyền tải của hệ thống đường dây truyền tải.

Thống kê cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 4 - 6, miền Bắc có khả năng sẽ gặp tình trạng không đáp ứng được phụ tải đỉnh với công suất thiếu hụt lớn nhất ước tính lên tới 3.900 GW vào tháng 6 nếu thời tiết nắng nóng cục bộ bất thường (giả thiết tăng trưởng 15%) và một số nguồn điện không đáp ứng yêu cầu vận hành như Nhiệt điện Thái Bình 2, tổ máy S1 của Nhà máy Vũng Áng 1 (đang bị sự cố kéo dài), nguồn điện nhập khẩu từ Lào không kịp vận hành trong tháng 6.

Ví dụ, 6.5 là ngày nghỉ cuối tuần và tiêu thụ điện đã lên 895 triệu kWh/ngày - kỷ lục rất cao so với trước đây, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm 2022.

"Bức tranh toàn cảnh không hề đơn giản khi các hồ thủy điện đang có mực nước khá thấp.

Cụ thể, 12/12 hồ thủy điện ở miền Bắc có lượng nước về chỉ bằng 50 - 60% so với trung bình hằng năm; miền Nam hay miền Trung cũng có nhiều hồ như Trị An, Đăk R'Tih, Sông Côn 2... với mực nước rất thấp và nhiều hồ về gần mực nước chết hay dưới mực nước tối thiểu vận hành...

Bên cạnh đó, theo dự báo năm nay, khả năng cao hiện tượng El Nino sẽ về sớm từ cuối năm 2023 và kéo dài sang 2024, ảnh hưởng đến lượng nước về các hồ thủy điện, gây khó khăn cho sản xuất điện", ông Võ Quang Lâm cho biết và thừa nhận nguy cơ cắt điện luân phiên vào ngày cao điểm nắng nóng, không đáp ứng phụ tải đỉnh... là rất cao.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Giá điện sản xuất thấp hơn điện sinh hoạt: Người dân đang phải gánh?

Cường Ngô - Thiều Trang |

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý, bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp. Đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay nhưng chưa được xem xét, thay đổi. Đằng sau sự chênh lệch này có phải là sự ưu ái cho khu vực sản xuất?

"Đi làm thuê mà cứ tăng giá điện nước như vậy thì sao chúng tôi chịu được"

Hải Danh |

Hà Nội - Sở Tài chính Hà Nội vừa có tờ trình gửi UBND TP. Hà Nội về phương án điều tăng giá nước sinh hoạt trên địa bàn. Trước thông tin giá điện, nước đồng loạt tăng, nhiều người dân lao động tỏ ra lo ngại và phải tìm mọi cách để cắt giảm chi tiêu.

Chủ nhà trọ Hải Phòng không tăng giá điện để chia sẻ khó khăn với công nhân

Mai Dung |

Ngày 4.5 vừa qua, Bộ Công Thương công bố biểu giá bán lẻ điện, trong đó, giá điện sinh hoạt cao nhất lên tới 3.015 đồng/kWh. Giá điện tăng, nhiều chủ nhà trọ ở Hải Phòng chưa có ý định nâng giá điện với công nhân, thậm chí còn đang giảm các chi phí khác giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn khi việc làm bị ảnh hưởng.

Ngư dân lặn tìm được nhiều đĩa gốm sứ nghi cổ vật

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều ngư dân lặn tìm được nhiều đĩa gốm sứ nghi là cổ vật ở vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.

Duyên kỳ ngộ đưa bản dịch Nhật ký trong tù của Quách Tấn đến với bạn đọc

Vương Trần |

Nhà sử học Dương Trung Quốc đã chia sẻ mối duyên kết nối với nhà thơ Quách Tấn và bản thảo dịch của ông để tác phẩm “Nhật ký trong tù” một lần nữa đến với bạn đọc qua bản dịch mới của người thi sĩ tài hoa.

Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phải cắt giảm lao động số lượng lớn

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, việc cắt giảm gần 6.000 lao động của Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam đang được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu các vấn đề về kinh tế, lạm phát... không cải thiện thì nhiều doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phải cắt giảm lao động với số lượng lớn trong thời gian tới. 

Quy hoạch điện VIII sẽ giải quyết bài toán đảm bảo an ninh năng lượng

Anh Tuấn |

Theo chuyên gia, Quy hoạch điện VIII với mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo sẽ là "cứu cánh" cho những dự án điện gió, điện mặt trời đang gặp vướng mắc hiện nay.

Dừng thu bảo hiểm xã hội đối với chủ hộ kinh doanh cá thể

Hà Anh |

Gần đây, nhiều chủ hộ kinh doanh cá thể (HKDCT) phản ánh việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa được tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Liên quan đến sự việc này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có thông tin phản hồi.

Giá điện sản xuất thấp hơn điện sinh hoạt: Người dân đang phải gánh?

Cường Ngô - Thiều Trang |

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý, bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp. Đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay nhưng chưa được xem xét, thay đổi. Đằng sau sự chênh lệch này có phải là sự ưu ái cho khu vực sản xuất?

"Đi làm thuê mà cứ tăng giá điện nước như vậy thì sao chúng tôi chịu được"

Hải Danh |

Hà Nội - Sở Tài chính Hà Nội vừa có tờ trình gửi UBND TP. Hà Nội về phương án điều tăng giá nước sinh hoạt trên địa bàn. Trước thông tin giá điện, nước đồng loạt tăng, nhiều người dân lao động tỏ ra lo ngại và phải tìm mọi cách để cắt giảm chi tiêu.

Chủ nhà trọ Hải Phòng không tăng giá điện để chia sẻ khó khăn với công nhân

Mai Dung |

Ngày 4.5 vừa qua, Bộ Công Thương công bố biểu giá bán lẻ điện, trong đó, giá điện sinh hoạt cao nhất lên tới 3.015 đồng/kWh. Giá điện tăng, nhiều chủ nhà trọ ở Hải Phòng chưa có ý định nâng giá điện với công nhân, thậm chí còn đang giảm các chi phí khác giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn khi việc làm bị ảnh hưởng.