Vượt qua bất cập để phát triển liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thanh Chung |

Quảng Nam  - Ngày 1.7, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức tọa đàm "Liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới". Tại đây, ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để phát triển liên kết vùng.

Trở thành trung tâm kinh tế biển

Ông Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho hay: Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định; là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh đối với cả khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ và cả nước. Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung có tài nguyên nguyên khoáng sản khá phong phú, chiều dài đường bờ biển khoảng 600km, là cửa ngõ ra biển, là bệ đỡ, cầu nối trong giao lưu kinh tế, văn hóa với quốc tế cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; có hệ thống cảng biển khá dày đặc với nhiều cảng biển quan trọng, hình thành con đường huyết mạch trên biển thông thương ra thế giới.

Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; phát triển cảng biển, dịch vụ cảng, kinh tế đảo và vận tải biển, sông - biển. Lợi thế về phát triển các đội tàu, công nghiệp, đóng mới và sửa chữa tàu biển; phát triển các khu kinh tế và các trung tâm thương mại, du lịch và giao dịch quốc tế.

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung được Nghị quyết 39 định hướng phát triển để “trở thành vùng kinh tế động lực thúc đẩy, lôi kéo các địa phương khác mà trước hết là các tỉnh trong vùng cùng phát triển; phát huy tối đa tác động hành lang Đông- Tây của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan”.

Còn nhiều hạn chế trong liên kết vùng

Ông Trần Tuấn Anh cho rằng, trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương, đang là “vùng trũng” trong các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước.

Phát triển vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đang gặp phải nhiều tồn tại, hạn chế như: Tăng trưởng kinh tế còn thiếu ổn định; quy mô kinh tế còn nhỏ, khoảng cách phát triển giữa các địa phương gia tăng nhất là mật độ kinh tế; quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn nhiều bất cập; hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đồng bộ cản trở tổ chức không gian phát triển; diện tích lớn trong khi nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu; các đô thị thiếu liên kết thành một hệ thống thống nhất; tài nguyên chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả để trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển nhất là tài nguyên biển; tỷ lệ lao động lành nghề thấp...

Đặc biệt là cơ chế điều phối, liên kết phát triển vùng đã được ban hành nhưng chưa mang lại nhiều kết quả do thiếu cơ chế ra quyết định và điều phối liên kết giữa các địa phương, xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng; lợi thế cấp vùng của nhiều ngành, lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy.

Hạ tầng kết nối vùng kém

Ông Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho hay, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều lợi thế nhưng chưa biến lợi thế rất lớn, rất đa dạng thành lợi thế cạnh tranh. Xuất phát điểm kinh tế của vùng nói chung là còn thấp. Nền tảng công nghiệp của vùng phải nói là rất yếu, dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp tự cấp tự túc rất cao. Tình trạng dịch vụ xét theo nghĩa cạnh tranh phát triển còn yếu kém. Vai trò đầu tàu phát triển vùng của thành phố Đà Nẵng thực sự chưa rõ nét dẫn dắt, lan tỏa chưa đủ mạnh.

"Hạ tầng kết nối vùng còn kém, mức độ khai thác cảng  biển, trình độ phát triển các khu công nghiệp còn thấp. Lực lượng doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ mạnh nên số doanh nghiệp Việt Nam đủ lực khai thác lợi thế của vùng này còn ít, yếu. Đặc thù vùng kinh tế trong điểm miền Trung là các tỉnh gần đây bùng lên phát triển mạnh mẽ, nhưng đấy là từng tỉnh, khái niệm vùng chưa được thể hiện" - ông Thiên nói.

Theo ông Thiên, cách tiếp cận phát triển vùng hiện nay vẫn dựa vào nguyên tắc là các tỉnh độc lập về kinh tế, đó là điểm rất quan trọng. Cho nên động lực, lợi ích, quyền lực điều hành trong không gian vùng này đều tập trung ở tỉnh. Vùng không phải là một cấp thể chế độc lập dù chỉ là tương đối và có đủ quyền lực đối với các tỉnh trong vùng. Đó là điểm then chốt và hiện nay chúng ta vẫn chưa làm được điều này. Nguồn lực để tạo lập hạ tầng liên kết vùng và thực thi các dự án phát triển cấp vùng là hầu như chưa có gì.

Thanh Chung
TIN LIÊN QUAN

Quảng Nam có mức tăng trưởng cao trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thanh Chung |

Quảng Nam - Từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển, Quảng Nam đã vươn lên thành một tỉnh khá trong khu vực, có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Phát triển chiến lược logistics "Liên vùng, Liên vận" tại miền Trung

Thanh Thảo |

Những năm gần đây, hệ thống hạ tầng giao thông tại miền Trung đang được chú trọng đầu tư góp phần phát triển giao thương hàng hóa và tạo cơ sở kết nối liên vùng. Là một trong những nhà cung ứng dịch vụ logistics trọn gói hàng đầu khu vực, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc Tập đoàn THACO đã thực hiện chiến lược “liên vùng, liên vận” nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao về vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế vùng.

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Còn nhiều khó khăn, hạn chế

PV |

Nhằm tìm ra những giải pháp căn cơ, hữu hiệu giải quyết nút thắt phát triển của vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung, ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Tọa đàm Khoa học “Liên kết phát triển vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới” vào ngày 1.7.2022.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Quảng Nam có mức tăng trưởng cao trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thanh Chung |

Quảng Nam - Từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển, Quảng Nam đã vươn lên thành một tỉnh khá trong khu vực, có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Phát triển chiến lược logistics "Liên vùng, Liên vận" tại miền Trung

Thanh Thảo |

Những năm gần đây, hệ thống hạ tầng giao thông tại miền Trung đang được chú trọng đầu tư góp phần phát triển giao thương hàng hóa và tạo cơ sở kết nối liên vùng. Là một trong những nhà cung ứng dịch vụ logistics trọn gói hàng đầu khu vực, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc Tập đoàn THACO đã thực hiện chiến lược “liên vùng, liên vận” nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao về vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế vùng.

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Còn nhiều khó khăn, hạn chế

PV |

Nhằm tìm ra những giải pháp căn cơ, hữu hiệu giải quyết nút thắt phát triển của vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung, ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Tọa đàm Khoa học “Liên kết phát triển vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới” vào ngày 1.7.2022.