Liên kết phát triển vùng trong bối cảnh mới

PV |

Liên kết phát triển vùng trong thời gian qua đã được các tỉnh, thành quan tâm, thực hiện, tuy nhiên, về cơ bản chưa phát huy được những ưu thế, chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng. Để liên kết vùng phát huy hiệu quả trong thời gian tới, phải nhìn nhận, đánh giá chính xác những bối cảnh trong nước và quốc tế để có những chính sách, giải pháp phù hợp.

Bối cảnh trong nước - đan xen giữa những thuận lợi và khó khăn

Mặc dù được quan tâm đặc biệt nhưng bối cảnh mới đang tác động đến sự phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng trên địa bàn các địa phương thuộc tiểu vùng Nam Trung Bộ trong giai đoạn 2021-2030.

Quá trình phân tán nguồn lực theo đơn vị địa lý hành chính (tỉnh/thành phố) đã dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất trong phân bổ nguồn lực, hình thành cuộc chạy đua xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng (bến cảng, sân bay…) và một số loại sản phẩm với cơ cấu kinh tế tương tự nhau, xuất hiện tình trạng dư cung trong một số lĩnh vực, dẫn đến lãng phí nguồn lực.

Liên kết phát triển vùng trở thành xu hướng và là bước đột phá mạnh mẽ nhằm tạo động lực và thu hút các nguồn lực cho hiện thực hóa các mục tiêu phát triển được xác định trong chiến lược và quy hoạch phát triển ở các địa phương, vùng và cả nước.

Liên kết vùng để tái phân công và phối hợp trên quy mô vùng, cả trong đột phá về thể chế, đột phá về phát triển nhân lực và đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng tạo đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sức hấp dẫn mới thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển là rất cấp thiết.

Nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cuộc xung đột, khủng hoảng khu vực và quốc tế, cũng như tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19 đòi hỏi các địa phương cần tăng cường sự phối hợp và liên kết hỗ trợ trong các lĩnh vực hỗ trợ phát triển kinh tế như liên kết thu hút đầu tư phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường và hợp tác quốc tế…

 
Để liên kết vùng phát huy hiệu quả trong thời gian tới, phải nhìn nhận, đánh giá chính xác những bối cảnh trong nước và quốc tế để có những chính sách, giải pháp phù hợp.

Việc ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đòi hỏi sự liên kết giữa các địa phương để cùng nhau giải quyết.

Khủng hoảng an ninh ở biển Đông vẫn còn diễn ra. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là khu vực có vị trí trọng yếu của cả nước về kinh tế biển và an ninh trên biển, do vậy, cần có những hành động phối kết hợp liên tỉnh để thực hiện có hiệu quả những phương án vừa phát triển kinh tế biển, vừa bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên biển.

Bối cảnh quốc tế - đòi hỏi sự liên kết mạnh mẽ

Bên cạnh đó, bối cảnh quốc tế cũng tác động rất lớn đến liên kết phát triển của các tỉnh.

Thứ nhất, sự phát triển kinh tế nhanh kết hợp với quá trình hội nhập sâu rộng đã và đang tạo ra những mạng lưới sản xuất toàn cầu với nhiều dạng thức liên kết khác nhau.

Ngược lại, việc tăng cường liên kết các cơ quan địa phương sẽ giúp thúc đẩy thực thi các vấn đề hội nhập quốc tế có hiệu quả hơn ở từng địa phương.

Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy sự biến đổi mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đưa tới sự cải biến các quan niệm địa kinh tế trong phát triển vùng lãnh thổ, đồng thời giúp cải tiến thể chế điều phối vùng.

Thứ ba, xu hướng liên kết trong trong giải quyết các vấn đề chung của khu vực hay một vùng ở các quốc gia đang đã và đang góp phần đáng kể vào tiến trình phát triển bền vững vùng lãnh thổ.

Thứ tư, đại dịch COVID-19 và những xung đột giữa các nước, các khối liên minh đang đặt ra những thách thức không hề nhỏ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21.4.2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội đã xác định thể chế liên kết vùng cần được hoàn thiện theo lộ trình, nhất quán với yêu cầu cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của liên kết vùng, tạo không gian phát triển mới, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội vùng bền vững.

Như vậy, việc xác định rõ những thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức đối với liên kết phát triển vùng là rất quan trọng, trên cơ sở đó, các địa phương trong tiểu vùng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh liên kết phát triển hiệu quả trong tình hình mới.

PV
TIN LIÊN QUAN

Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo an ninh quốc phòng

Vũ Long |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18.6.2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2.4.2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột tạo động lực phát triển vùng Tây Nguyên

NHÓM PV |

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sáng 16.6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Dành nguồn lực đầu tư phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

Cường Ngô |

Để vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành một số chương trình hành động, chính sách ưu tiên, dành nguồn lực để tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn thông qua các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, dự án quốc gia, khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo an ninh quốc phòng

Vũ Long |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18.6.2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2.4.2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột tạo động lực phát triển vùng Tây Nguyên

NHÓM PV |

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sáng 16.6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Dành nguồn lực đầu tư phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

Cường Ngô |

Để vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành một số chương trình hành động, chính sách ưu tiên, dành nguồn lực để tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn thông qua các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, dự án quốc gia, khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng.