Quảng Nam có mức tăng trưởng cao trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thanh Chung |

Quảng Nam - Từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển, Quảng Nam đã vươn lên thành một tỉnh khá trong khu vực, có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Ngày 1.7, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị khóa IX (Nghị quyết số 39) về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39 trên địa bàn tỉnh.

 
Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39.

Ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam cho biết, với truyền thống cách mạng “trung dũng, kiên cường”, ý chí quyết tâm, chung sức, đồng lòng, sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển (1997-2022), gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 39, 10 năm thực hiện Kết luận số 25, Quảng Nam đã từng bước liên kết, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển, Quảng Nam đã vươn lên thành một tỉnh khá trong khu vực, có quy mô nền kinh tế đạt gần 103 nghìn tỉ đồng (năm 2021), tăng gấp 14,5 lần so với năm 2004.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 68,9% (năm 2005) lên gần 86% (năm 2021). GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 5,1 triệu đồng/người (năm 2004) lên 67,6 triệu đồng/người.

Năm 2021, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt hơn 23 ngàn tỉ đồng, gấp 15,4 lần so với năm 2005; trong đó, thu nội địa tăng gấp 31,24 lần, thu xuất nhập khẩu tăng 5,5 lần. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế - xã hội của tỉnh có những tín hiệu phát triển rất khả quan; chỉ số sản xuất trên các lĩnh vực tăng mạnh.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt gần 60 nghìn tỉ đồng, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 3/14 tỉnh, thành phố trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (sau Thanh Hóa và Nghệ An).

Tốc độ tăng trưởng (giá so sánh) đạt 12,8% so với cùng kỳ năm 2021, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, là địa phương có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện là 18.681 tỉ đồng (đạt 78,8% dự toán năm) trong đó, thu nội địa đạt hơn 13.600 tỉ đồng (đạt 71,6% dự toán năm).

Quảng Nam chưa khai thác hiệu quả các lợi thế về nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tài nguyên đất, nước, rừng, biển và khoáng sản. Trình độ, trang bị kỹ thuật của các ngành kinh tế biển còn thấp so với các nước trong khu vực. Các dự án FDI đầu tư vào ngành công nghiệp có quy mô nhỏ; khu vực ngoại thương, ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Chất lượng đô thị trên địa bàn chưa đồng đều; đời sống của một bộ phận nhân dân khu vực miền núi còn nhiều khó khăn…

Ông Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 39 đánh giá cao công tác tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39 của tỉnh Quảng Nam.

Ông Trần Tuấn Anh đề nghị tỉnh Quảng Nam thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, là công cụ quản lý và cơ sở cho việc thu hút đầu tư và quản lý phát triển tỉnh; Phát huy hơn nữa tiềm năng kinh tế biển để Quảng Nam trở thành một tỉnh mạnh về biển và giàu, đẹp từ biển với lợi thế khoảng 189 km bờ biển, với nhiều đầm, vịnh đẹp tự nhiên và hoang sơ, cảnh quan thiên nhiên đẹp; Phối hợp hoàn thiện thể chế và cơ chế để tăng cường liên kết vùng, nhất là với các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế, nhất là các tỉnh Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Thanh Chung
TIN LIÊN QUAN

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Còn nhiều khó khăn, hạn chế

PV |

Nhằm tìm ra những giải pháp căn cơ, hữu hiệu giải quyết nút thắt phát triển của vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung, ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Tọa đàm Khoa học “Liên kết phát triển vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới” vào ngày 1.7.2022.

Đắk Lắk: Huyện Ea Kar sẽ trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía đông

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trước năm 2025, huyện Ea Kar sẽ phấn đấu nâng tầm thành thị xã và trở thành vùng kinh tế - xã hội trọng điểm phía đông của tỉnh.

Gỡ các nút thắt đang làm giảm đà tăng trưởng tại 2 vùng kinh tế lớn

Vũ Long |

2 vùng kinh tế lớn là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn do COVID-19, cần gỡ các nút thắt để tăng trưởng.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Còn nhiều khó khăn, hạn chế

PV |

Nhằm tìm ra những giải pháp căn cơ, hữu hiệu giải quyết nút thắt phát triển của vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung, ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Tọa đàm Khoa học “Liên kết phát triển vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới” vào ngày 1.7.2022.

Đắk Lắk: Huyện Ea Kar sẽ trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía đông

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trước năm 2025, huyện Ea Kar sẽ phấn đấu nâng tầm thành thị xã và trở thành vùng kinh tế - xã hội trọng điểm phía đông của tỉnh.

Gỡ các nút thắt đang làm giảm đà tăng trưởng tại 2 vùng kinh tế lớn

Vũ Long |

2 vùng kinh tế lớn là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn do COVID-19, cần gỡ các nút thắt để tăng trưởng.