Vốn ưu đãi giúp người dân vùng cao vươn lên thoát khó

Hoàng Hà |

Sau gần 20 năm triển khai vốn tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ, trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã có trên 10.000 lượt hộ được vay vốn thoát nghèo. Bên cạnh đó, hàng chục nghìn hộ dân không thuộc diện nghèo, cận nghèo cũng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Chi hội phụ nữ xóm Lân Vai, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai có 40 hội viên, đều là người dân tộc Mông, tham gia sinh hoạt thường xuyên. Thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, đến nay, Chi hội đã hỗ trợ 47 lượt gia đình ở xóm Lân Vai vay vốn chính sách, với tổng số tiền trên 2,1 tỷ đồng. Chi hội cũng phối hợp với NHCSXH huyện tổ chức 3 lớp tập huấn, hội thảo về quản lý sử dụng vốn vay, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho trên 100 lượt hội viên phụ nữ.

Qua đó, nhiều chị em đã mạnh dạn phát triển sản xuất, kinh doanh và có 10 gia đình hội viên đã thoát nghèo như các chị: Hoàng Thị Xuyến, Lý Thị Vàng, Đào Thị De, Đào Thị Xía, Lý Thị Chua… Chị Hoàng Thị Xuyến chia sẻ: “Từ nguồn vốn vay ưu đãi 50 triệu đồng, tôi đầu tư nuôi trâu, lợn nái và trồng mía làm đường. Sau 5 năm vay vốn, tôi đã làm được nhà mới và thoát nghèo vào năm 2020”.

Được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH, ông Hoàng Văn Thế ở xóm Thành Tiến, xã Tràng Xá, đầu tư nuôi bò thịt và đến nay có thu nhập 150 triệu đồng/năm. Ảnh: báo Thái Nguyên
Được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH, ông Hoàng Văn Thế ở xóm Thành Tiến, xã Tràng Xá, đầu tư nuôi bò thịt và đến nay có thu nhập 150 triệu đồng/năm. Ảnh: báo Thái Nguyên
Tại huyện vùng cao Võ Nhai, chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 78) được triển khai từ cuối năm 2002 theo phương thức cho vay trực tiếp, có ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên.

Với phương thức này, các tổ chức chính trị - xã hội không chỉ là cầu nối giúp người dân được vay vốn tín dụng ưu đãi mà còn giúp bà con biết sử dụng vốn vay hợp lý để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội. Các cấp hội đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về chuyển giao KHKT, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Từ đó, tạo nên một kênh dẫn vốn hiệu quả, tin cậy.

Bên cạnh đó, NHCSXH huyện Võ Nhai tập trung huy động các nguồn lực tài chính gồm: nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương và nguồn vốn huy động cấp bù lãi suất. Đồng thời, tổ chức Điểm giao dịch tới 15 xã, thị trấn để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách xã hội, tiết giảm chi phí, thời gian đi lại và giao dịch của các đối tượng thụ hưởng. Đơn vị cũng triển khai 267 Tổ tiết kiệm và vay vốn với vai trò là cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn; truyền tải thông tin về nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến người được thụ hưởng kịp thời, thuận lợi, đảm bảo công khai, tạo ra hiệu quả kinh tế.

Kết quả, 20 năm qua, tổng doanh số cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn huyện Võ Nhai đạt gần 1.400 tỷ đồng, với gần 67.000 lượt khách hàng vay vốn. Đến hết tháng 9/2022, dư nợ toàn huyện hiện đạt trên 489 tỷ đồng.

Hiện nay, NHCSXH huyện Võ Nhai đã triển khai 15 chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tăng gấp 5 lần số chương trình triển khai năm 2003. Bên cạnh các chương trình dành riêng cho hộ nghèo, cận nghèo như: cho vay hộ nghèo phát triển sản xuất, xóa nhà tạm; cho vay hộ DTTS đặc biệt khó khăn; cho vay hộ đồng bào người DTTS nghèo… NHCSXH huyện cũng triển khai một số chương trình khác như: cho vay giải quyết việc làm; cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn…

Theo thống kê của NHCSXH huyện Võ Nhai, 20 năm triển khai Nghị định 78, toàn huyện Võ Nhai đã có gần 31.000 lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi. Trong đó, trên 10.000 hộ đã thoát nghèo; gần 5.000 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; gần 8.000 hộ vay vốn để tiếp cận được nguồn nước sạch nông thôn…

Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai Dương Văn Toản nhận định: Những năm qua, chính sách tín dụng ưu đãi đã huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Hoàng Hà
TIN LIÊN QUAN

20 năm làm tín dụng chính sách xã hội bằng cả trái tim

Thái Hòa |

20 năm mang nguồn vốn ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là hành trình đầy gian khó, thấm đẫm những giọt mồ hôi của hàng nghìn lượt cán bộ, nhân viên, người lao động trong hệ thống.

Hà Nội: Hàng nghìn hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách xã hội

Hà Thái |

20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Cần có đột phá mới trong triển khai tín dụng chính sách

Văn Hưng Yên |

Trong giai đoạn 2016 – 2021, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn đặc biệt tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nguồn vốn đã trở thành chủ công hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả cao. Hoạt động này có ý nghĩa sâu sắc về mặt kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021 của các tỉnh đặc biệt khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

20 năm làm tín dụng chính sách xã hội bằng cả trái tim

Thái Hòa |

20 năm mang nguồn vốn ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là hành trình đầy gian khó, thấm đẫm những giọt mồ hôi của hàng nghìn lượt cán bộ, nhân viên, người lao động trong hệ thống.

Hà Nội: Hàng nghìn hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách xã hội

Hà Thái |

20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Cần có đột phá mới trong triển khai tín dụng chính sách

Văn Hưng Yên |

Trong giai đoạn 2016 – 2021, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn đặc biệt tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nguồn vốn đã trở thành chủ công hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả cao. Hoạt động này có ý nghĩa sâu sắc về mặt kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021 của các tỉnh đặc biệt khu vực miền Trung và Tây Nguyên.