Việt Nam thuộc top 10/50 thị trường logistics mới nổi trên thế giới

QUANG PHƯƠNG |

Sáng 2.12, Bộ Công Thương phối hợp UBND TP Cần Thơ tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 với chủ đề “Logistics và chuyển đổi số vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm

Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - cho biết, ngành logistics của Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm; các doanh nghiệp ngày càng tăng về số lượng và mở rộng về quy mô.

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - phát biểu. Ảnh: Quang Phương
Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - phát biểu. Ảnh: Quang Phương

Năm 2023, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) của Việt Nam ở vị trí 43/139 nền kinh tế được xếp hạng, cải thiện đáng kể so với vị trí 53 vào năm 2010. Trong khu vực, Việt Nam thuộc nhóm top 5 khi cùng thứ hạng với Philippines và đứng sau Singapore, Malaysia, Thái Lan.

Hiện nay, Việt Nam thuộc top 10/50 thị trường logistics mới nổi trên thế giới theo bảng xếp hạng về chỉ số thị trường mới nổi của Nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility. Trong đó, chỉ tiêu về cơ hội logistics quốc tế, Việt Nam xếp hạng 4 thế giới và được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển logistics hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Các lãnh đạo tham quan tại diễn đàn. Ảnh: Quang Phương
Các lãnh đạo tham quan tại diễn đàn. Ảnh: Quang Phương

Tuy nhiên, ngành logistics trên phạm vi cả nước nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tương xứng với điều kiện và tiềm năng phát triển.

Theo tính toán của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, hiện nay, chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 - 17% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung 10,6% của thế giới. Hạ tầng logitics còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết; quy hoạch cảng biển còn bất cập, chưa có các cảng đầu mối…

Sự liên kết giữa các phương thức vận tải, năng lực vận tải thủy còn thấp; vận tải đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến nhất (chiếm 73%), tiếp đó là vận tải đường thủy nội địa với 21,6% tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển trong khi vận tải đường biển chỉ chiếm 5,2%, đường sắt 0,2% và đường hàng không 0,01%; điều này làm cho chi phí logistics cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, ngành Dịch vụ logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế ở các yếu tố về năng lực của nhà cung ứng dịch vụ logistics. Chuyển đổi số của hầu hết doanh nghiệp logistics vẫn ở trong giai đoạn đầu và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Phát triển logistics hiệu quả, bền vững

Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 là một trong những hoạt động nổi bật để góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển logistics đi vào thực tiễn có hiệu quả. Đặc biệt, diễn đàn năm nay được tổ chức tại TP Cần Thơ - là trung tâm giao thương, đầu mối logistics của vùng ĐBSCL.

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: Quang Phương
Quang cảnh Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023. Ảnh: Quang Phương

Tại đây, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng đề nghị Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng chuyên đề đánh giá sâu về thực trạng, các điều kiện và định hướng phát triển các hoạt động logistics hiệu quả, bền vững trong bối cảnh tình hình mới để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Đồng thời, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, lãnh đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đôn đốc, theo dõi, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 163/NQ-CP, chú trọng đến kết quả xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó, chỉ đạo điều hành các hoạt động logistics nhằm phục vụ tốt hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án xây dựng chiến lược phát triển logistics Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó lưu ý lồng ghép về các nội dung liên quan đến chuyển đổi số ngành logistics.

Đặc biệt, các địa phương trong vùng ĐBSCL nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung, phối hợp với các bộ, ngành triển khai các nhiệm vụ được giao để phát triển hệ thống logistics tại địa phương đồng bộ; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu kinh tế tại địa phương; triển khai xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ dịch vụ logistics hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

QUANG PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Tìm lời giải cho bài toán vật liệu thay thế cát sông tại ĐBSCL

QUANG PHƯƠNG |

Tại buổi toạ đàm “Vật liệu nào thay thế cát sông” diễn ra tại TP Cần Thơ ngày 24.11, các chuyên gia, doanh nghiệp đã đề ra những vật liệu có thể thay thế cát phục vụ các công trình xây dựng trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Diễn đàn logistics Việt Nam 2023 mở thêm cơ hội cho vùng ĐBSCL

Phong Linh |

UBND TP Cần Thơ đã có kế hoạch phối hợp tổ chức Diễn đàn logistics Việt Nam 2023 trên cơ sở thống nhất với Bộ Công thương.

Năm 2030, Việt Nam thiếu hơn 200.000 nhân lực Logistics

QUỲNH ANH |

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Trương Anh Dũng, đến năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu hơn 200.000 nhân lực ngành Logistics.

75.000 đoàn viên, người lao động hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi

PHƯƠNG ANH |

Những năm qua, các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh ký kết thỏa thuận hợp tác, thực hiện nhiều chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Qua đó, đã góp phần trực tiếp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.

Tin tưởng Ban Chấp hành có đủ kỹ năng và trình độ để đảm đương nhiệm vụ

Minh Hạnh |

Sau khi có kết quả bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2023-2028), trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông ông Nguyễn Quý Tuấn Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Viglacera cho rằng, Đại hội đã chọn ra được những người đủ đức, đủ tài đảm đương nhiệm vụ mới.

Trắc nghiệm: Những kỳ Đại hội Công Đoàn Việt Nam trong lịch sử

Nhóm PV |

Trải qua 94 năm (1929 - 2023) với 12 kỳ đại hội, Công đoàn Việt Nam luôn giữ vững mục tiêu đồng hành, sát cánh và là điểm tựa vững chắc của đoàn viên công đoàn.

Những công trình chắp cánh ước mơ an cư của người lao động

MỸ LY |

Chương trình Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Cần Thơ triển khai thời gian qua đã chắp cánh ước mơ an cư lạc nghiệp cho rất nhiều đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi mới là tinh thần xuyên suốt

Linh Nguyên |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra tại Hà Nội từ 1 - 3.12. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, các hoạt động của Đại hội đều được thực hiện với tinh thần đổi mới theo đúng Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Tìm lời giải cho bài toán vật liệu thay thế cát sông tại ĐBSCL

QUANG PHƯƠNG |

Tại buổi toạ đàm “Vật liệu nào thay thế cát sông” diễn ra tại TP Cần Thơ ngày 24.11, các chuyên gia, doanh nghiệp đã đề ra những vật liệu có thể thay thế cát phục vụ các công trình xây dựng trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Diễn đàn logistics Việt Nam 2023 mở thêm cơ hội cho vùng ĐBSCL

Phong Linh |

UBND TP Cần Thơ đã có kế hoạch phối hợp tổ chức Diễn đàn logistics Việt Nam 2023 trên cơ sở thống nhất với Bộ Công thương.

Năm 2030, Việt Nam thiếu hơn 200.000 nhân lực Logistics

QUỲNH ANH |

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Trương Anh Dũng, đến năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu hơn 200.000 nhân lực ngành Logistics.