Dấu ấn 30 năm đổi mới

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Tiên phong trong đổi mới và cải cách kinh tế

Hương Nguyễn - Hồng Quân |

“Kể cả khi chỉ có duy nhất 1 giải thưởng dành cho đơn vị có đóng góp to lớn trong 30 năm đổi mới của đất nước thì tôi nghĩ CIEM xứng đáng được nhận” - TS Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - mở đầu buổi nói chuyện với PV Báo Lao Động.
Tiên phong tạo đột phá về cơ chế, chính sách

Được thành lập từ năm 1977, CIEM là cơ quan nghiên cứu quản lý kinh tế - xã hội trong cả nước, tham mưu cho Đảng, Nhà nước những vấn đề quan trọng mang tính bước ngoặt như tổ chức lại nền sản xuất, cải tiến phương thức quản lý và kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế. Hiện tại, CIEM là cơ quan nghiên cứu đầu ngành trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư - được ví như “đầu não” ra đời những quyết sách quan trọng của đất nước.

Trong suốt 40 năm qua, CIEM đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, tổ chức nghiên cứu, tham mưu các chính sách kinh tế cho Đảng và Nhà nước nhằm đưa ra các giải pháp chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế… góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước, phát triển kinh tế tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM - nhớ lại: Những năm đầu của cải cách kinh tế, Nghị quyết 10 trong nông nghiệp (hay còn gọi là “khoán 10”) được xem là làn gió mới thay đổi căn bản phương thức sản xuất, “cởi trói” cho nông dân. Ít ai biết rằng khởi thủy của “khoán 10” bắt nguồn từ việc CIEM chủ trì nghiên cứu, soạn thảo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư về khoán cho nông nghiệp. Trên cơ sở đó, năm 1988, Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị tiếp tục khoán trong nông nghiệp ra đời.

Nhìn lại khoán 10, Nghị quyết Trung ương Đảng đánh giá: “Đây là một cải cách căn bản để chuyển nền nông nghiệp Việt Nam sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Đưa hộ nông nghiệp, hộ gia đình sang đơn vị sản xuất, đánh dấu mốc đột phá về sự thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, khiến từ một đất nước thiếu thốn lương thực trở thành một quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo”.

Cải cách được xem là bước đột phá tiếp theo là việc CIEM chủ trì soạn thảo Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty vào năm 1990, tạo khuôn khổ pháp lý đầu tiên để khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Trên cơ sở tổng kết 2 luật này, năm 1999, Viện CIEM là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2005 và hoàn thiện Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đây là bộ luật quan trọng tạo tiền đề cho việc thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đặc biệt, Luật Doanh nghiệp hợp nhất năm 1999 được coi là một trong những cải cách thành công nhất của Việt Nam. Tính đột phá của nó nhằm tạo cơ chế bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, coi kinh tế tư nhân là động lực phát triển - được so sánh như “khoán 10” của năm 1988.

Gần đây, CIEM chủ trì soạn thảo Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, ban hành Quyết định 339 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Góp phần soạn thảo Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Trung Ương, Hội nghị Trung Ương lần thứ 4 Khóa 12 về những chủ trương, chính sách lớn đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh nền kinh tế. 4 năm gần đây, CIEM chủ trì soạn thảo nghị quyết quan trọng của chính phủ là Nghị quyết số 19 cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đó là những đột phá về tư duy trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, lấy chuẩn mực quốc tế là thước đo để Việt Nam vươn tới cải cách môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế. Có thể nói, CIEM luôn tiên phong trong đổi mới và cải cách kinh tế, có những đóng góp hết sức quan trọng cho quá trình đổi mới, được cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận.

Trong quá trình nghiên cứu chính sách, CIEM có nhiều kinh nghiệm trong thu hút sự tham gia của các tầng lớp, thành phần kinh tế trong soạn thảo chính sách. “Chúng tôi ý thức rằng chính sách có vào cuộc sống không thì phải xuất phát từ cuộc sống, chính cộng đồng DN và người dân đóng góp vào thực tiễn khách quan. Trong mọi đề án, nghiên cứu, CIEM luôn cởi mở và huy động sự đóng góp một cách chân thành, thẳng thắn không chỉ của Hiệp hội DN mà còn của các nhà nghiên cứu khác. Để thu hút đóng góp tích cực của họ thì mình cần có người soạn thảo chân thành, có tâm, mong muốn có chính sách tốt” - TS Nguyễn Đình Cung nhìn nhận.

Xứng tầm Viện nghiên cứu hàng đầu 

Trong 40 năm hình thành và phát triển, Viện đã thể hiện rõ vai trò của một cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về nghiên cứu kinh tế và tư vấn chính sách đổi mới, phát triển kinh tế. Viện chú trọng tập trung vào các vấn đề mang tính chiến lược và thực tiễn cải cách, phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2012, Viện được đánh giá là 1 trong 80 viện nghiên cứu chính sách hàng đầu thế giới về lĩnh vực chính sách kinh tế quốc gia (theo The Global “Go-To-Think-Tanks” 2013).

Từ chỗ chỉ có 22 cán bộ khi mới thành lập với 6 đơn vị trực thuộc; đến nay, Viện đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ gần 100 người, trong đó có 4 Phó Giáo sư, 17 tiến sĩ, 38 thạc sĩ và những người còn lại có trình độ đại học, cao đẳng và chuyên môn nghề nghiệp, với 11 đơn vị trực thuộc.

Trong 5 năm qua từ 2012-2016, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng rất nhiều đề án, báo cáo, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: Năm 2012 thực hiện 23 đề án, báo cáo; năm 2013 thực hiện 15 đề án, báo cáo; năm 2014 thực hiện 17 đề án, báo cáo; năm 2015 thực hiện 11 đề án, báo cáo; năm 2016 thực hiện 19 đề án, báo cáo. Các đề án, báo cáo nghiên cứu này đã phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công tác tham mưu của Bộ giúp Chính phủ kịp thời ban hành các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Từ ngày đầu thành lập, Viện đã ý thức được hoạt động nghiên cứu hợp tác quốc tế. Thời kỳ đầu, Viện tích cực hợp tác nghiên cứu với các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Trung Quốc… Hiện nay, Viện hợp tác rộng rãi và có hiệu quả với một số nước và tổ chức quốc tế như: Pháp, Anh, Úc, Canada, Trung Quốc, Singapore, IMF, ADB, WB...
Hương Nguyễn - Hồng Quân
TIN LIÊN QUAN

Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm và dấu ấn 30 năm đổi mới

HUYỀN TRÂN - ĐOÀN UẨN |

Sau gần 30 năm, từ một đơn vị chỉ có 36 lao động, đến nay, Tổng Cty Tân Cảng Sài Gòn đã có hơn 6.300 lao động và trở thành một nhà khai thác cảng, dịch vụ logistics hiện đại, lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 50% thị phần hàng container xuất nhập khẩu của cả nước.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm và dấu ấn 30 năm đổi mới

HUYỀN TRÂN - ĐOÀN UẨN |

Sau gần 30 năm, từ một đơn vị chỉ có 36 lao động, đến nay, Tổng Cty Tân Cảng Sài Gòn đã có hơn 6.300 lao động và trở thành một nhà khai thác cảng, dịch vụ logistics hiện đại, lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 50% thị phần hàng container xuất nhập khẩu của cả nước.