Tổng công ty Dược Việt Nam: Doanh thu hơn 5.000 tỉ nhưng lãi rất mỏng

Tùng Thư |

Mặc dù là doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu ngành dược nhưng lợi nhuận của Tổng công ty Dược Việt Nam (UPCOM:DVN) lại chỉ bằng một góc nhỏ của Dược Hậu Giang.

Tổng công ty Dược Việt Nam vừa công bố Báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo hợp nhất quý IV/2020 (chưa kiểm toán).

Theo báo cáo tài chính tổng hợp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV/2020 của DVN đạt 8,6 tỉ giảm 18% so với quý IV/2019, doanh thu hoạt động tài chính 19,4 tỉ, giảm 30% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế quý IV/2020 đạt 10,1 tỉ đồng.

Lũy kế cả năm 2020, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 32,2 tỉ đồng, giảm 33% so với 2019, doanh thu hoạt động tài chính 243,2 tỉ, tăng 13% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cả năm 2020 đạt 177,8 tỉ đồng, tăng nhẹ 2,8% so với năm 2019.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV/2020 của DVN đạt hơn 1.524,5 tỉ đồng giảm 4,5% so với con số 1.596 tỉ của quý IV/2019, lợi nhuận gộp 162,5 tỉ - tăng 8,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 71 tỉ, tăng 40% so với lợi nhuận quý IV/2019.

Lũy kế cả năm 2020, DVN đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.341 tỉ - giảm 6,7% so với 2019, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2020 đạt 213,8 tỉ, giảm 6,5% so với lợi nhuận hợp nhất năm 2019.

Mặc dù là doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu ngành dược phẩm Việt Nam với quy mô hơn 5.000 tỉ nhưng lợi nhuận của DVN lại chỉ bằng 1 góc nhỏ của Dược Hậu Giang.

Cụ thể, doanh thu hợp nhất của Dược Hậu Giang mỗi năm khoảng hơn 4.000 tỉ, tức là nhỏ hơn doanh thu của DVN. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Dược Hậu Giang trong năm 2019 là 631 tỉ và năm 2020 là 738 tỉ đồng - gấp 3,46 lần DVN.

DVN có vốn điều lệ 2.370 tỉ đồng, phần vốn nhà nước chiếm 65% do Bộ Y tế quản lý và chưa hoàn tất chuyển giao sang SCIC.

Hiện, cổ đông chiến lược của DVN là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương nắm 17%, ngoài ra SAM Holding nắm 4,98%.

DVN hiện là công ty mẹ của CPC1, Codupha, Dược Trung ương 3, Phabarco và có hàng loạt công ty liên kết, liên doanh trong đó nổi bật là Sanofi-Synthelabo, Dược phẩm OPC, imexpharm, DP3, Danapha, Mekopha..

DVN nổi tiếng về liên doanh với hãng dược hàng đầu thế giới Sanofi. DVN nắm 15% trong công ty Sanofi Việt Nam và nắm 29,99% trong CTCP Dược phẩm Sanofi-Synthelabo.

DVN đang quản lý, sử dụng một số khu đất như lô đất 95 Láng Hạ (Hà Nội), lô đất số 60B Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội), diện tích 2.670 m2, đã hợp tác với CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC để xây dựng công trình tổ hợp dịch vụ, thương mại, văn phòng và nhà ở chung cư (Dự án PVV - Vinapharm Tower); lô đất hơn 1.800 m2 ở số 12 Ngô Tất Tố (Hà Nội), lô đất 178 đường Điện Biên Phủ (Quận 3, TP HCM) diện tích 1.235 m2, sử dụng theo hợp đồng thuê đất từ năm 1996 đến 2046; lô đất số 126A đường Trần Quốc Thảo (Q.3, TP HCM) diện tích 691 m2…

Không chỉ DVN mà các công ty con, công ty liên kết của DVN cũng nắm giữ nhiều đất vàng tại các địa phương trên cả nước.

Tùng Thư
TIN LIÊN QUAN

Công ty cấp nước có sản lượng lớn thứ 3 toàn quốc - Dowaco làm ăn ra sao?

Tùng Thư |

Qúy IV/2020, chi phí tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai (Dowaco, UPCOM:DNW) đột nhiên tăng 5 lần lên 104,5 tỉ khiến lợi nhuận sau thuế âm 32,9 tỉ trong khi cùng kỳ 2019 lãi 50,6 tỉ đồng.

Xi măng Bỉm Sơn: 116 tỉ đầu tư vào công ty con có nguy cơ mất trắng

Tùng Thư |

Tại ngày 31.12.2020, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) tăng 48 lần so với đầu năm. Đầu tư tài chính dài hạn vào công ty con 116,2 tỉ nhưng đã phải trích lập dự phòng toàn bộ (có nguy cơ mất trắng).

Điểm mặt những cổ phiếu tăng phi mã dù doanh nghiệp làm ăn bết bát

Minh An |

Mặc dù tình hình kinh doanh bết bát, thua lỗ, nợ nhiều, dòng tiền âm triền miên nhiều năm nhưng cổ phiếu của những doanh nghiệp này vẫn “phi nước đại”.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Công ty cấp nước có sản lượng lớn thứ 3 toàn quốc - Dowaco làm ăn ra sao?

Tùng Thư |

Qúy IV/2020, chi phí tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai (Dowaco, UPCOM:DNW) đột nhiên tăng 5 lần lên 104,5 tỉ khiến lợi nhuận sau thuế âm 32,9 tỉ trong khi cùng kỳ 2019 lãi 50,6 tỉ đồng.

Xi măng Bỉm Sơn: 116 tỉ đầu tư vào công ty con có nguy cơ mất trắng

Tùng Thư |

Tại ngày 31.12.2020, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) tăng 48 lần so với đầu năm. Đầu tư tài chính dài hạn vào công ty con 116,2 tỉ nhưng đã phải trích lập dự phòng toàn bộ (có nguy cơ mất trắng).

Điểm mặt những cổ phiếu tăng phi mã dù doanh nghiệp làm ăn bết bát

Minh An |

Mặc dù tình hình kinh doanh bết bát, thua lỗ, nợ nhiều, dòng tiền âm triền miên nhiều năm nhưng cổ phiếu của những doanh nghiệp này vẫn “phi nước đại”.