Tình cảnh ngặt nghèo của các ngân hàng nhỏ ở Mỹ

Quý An (theo Financial Times) |

Chuyên gia cho biết, các ngân hàng khu vực của Mỹ “đang ở trong tình thế thực sự khó khăn”.

Các nhà đầu tư đang có những động thái bảo vệ mình trước nguy cơ về một đợt khủng hoảng tài chính mới đối với cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ. Trước đó, các tổ chức cho vay đang chuẩn bị công bố thu nhập bị siết chặt sau biến cố xảy ra với Silicon Valley Bank (SVB).

Theo dữ liệu của Bloomberg, giá cổ phiếu của các ngân hàng khu vực đã dần ổn định sau vụ SVB. Tuy nhiên, đang có một số ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt biến động gần đây như Citizens Financial, Charles Schwab và KeyBank. Những ngân hàng này từ lâu đã đóng một vai trò to lớn trong nền kinh tế Mỹ nhưng phải đối mặt với triển vọng lợi nhuận giảm dần, dòng tiền gửi chảy ra ngoài và quy định chặt chẽ hơn có nguy cơ kìm hãm khả năng phát triển của công ty.

Triển vọng lợi nhuận nhiều ngân hàng Mỹ bị giảm sau những biến cố vừa qua. Ảnh: Xinhua
Triển vọng lợi nhuận nhiều ngân hàng Mỹ bị giảm sau những biến cố vừa qua. Ảnh: Xinhua

Theo phân tích của RBC Capital Markets, giá trị của các hợp đồng tương lai cho thấy, các nhà đầu tư kỳ vọng cổ phiếu của một số ngân hàng sẽ dao động gấp ba lần mức bình thường.

Các nhà phân tích tại Morgan Stanley gần đây đã cắt giảm 20% ước tính thu nhập của các ngân hàng khu vực trong năm nay. Tỉ lệ này là gần 30% cho năm 2024.

Chris McGratty - chuyên viên theo dõi các ngân hàng khu vực của KBW - cho biết: “Khả năng sinh lời của lĩnh vực này đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều trong tháng vừa qua. Cuộc khủng hoảng gần đây được dự đoán sẽ dẫn đến nhiều vụ sáp nhập hơn. Hội đồng quản trị sẽ phải thảo luận xem liệu việc giữ nguyên là một công ty độc lập có còn hợp lý hay không”.

Mỹ có khoảng 4.400 ngân hàng, nhưng mối lo ngại do sự sụp đổ của SVB gây ra tập trung vào khoảng 100 công ty cho vay nằm ngay dưới 20 ngân hàng hàng đầu của quốc gia, bao gồm cả JPMorgan Chase và Bank of America.

Những bên cho vay quy mô vừa này có tài sản từ 10-150 tỉ USD, cùng nhau thực hiện khoảng một phần ba tổng số khoản vay của Mỹ, bao gồm cả những gì mà một nghiên cứu của ĐH Harvard năm 2015 gọi là tỉ lệ cho vay thương mại “lớn không tương xứng” với các doanh nghiệp nhỏ.

Năm nay, nhiều ngân hàng Mỹ bắt đầu bù lỗ cho các khoản đầu tư trái phiếu vì lãi suất tăng. Sự sụp đổ của SVB, Signature Bank và Silvergate đã gây ra tranh cãi giữa khách hàng và nhà đầu tư, đẩy nhanh dòng tiền gửi ra ngoài và khiến chỉ số ngân hàng khu vực giảm 20% trong 10 ngày.

Các biện pháp khẩn cấp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã ngăn chặn sự trượt dốc kịp thời. Song, các nhà phân tích vẫn lo ngại rằng, lĩnh vực ngân hàng sẽ chưa thể đứng vững trong nhiều năm tới.

Blake Gwinn - phụ trách về chiến lược lãi suất tại RBC - cho hay, các ngân hàng khu vực “đang ở trong tình thế thực sự khó khăn”.

Không giống như các ngân hàng lớn thường khai thác thị trường quy mô lớn, các ngân hàng khu vực thường cho vay bằng cách dùng tiền khách gửi. Vào thời điểm này năm ngoái, các ngân hàng thương mại nhỏ hơn có trụ sở tại Mỹ đã cùng nhau nắm giữ 5,3 nghìn tỉ USD tiền gửi cốt lõi, dành 4,6 nghìn tỉ USD cho các khoản vay và các khoản đầu tư khó bán. Khoảng trống này có nghĩa là các ngân hàng có một khoản dự phòng trị giá 700 tỉ USD tiền mặt hoặc tài sản để bán nếu khách hàng muốn lấy lại tiền.

Jim Bianco - chiến lược gia vĩ mô tại Bianco Research - cho rằng, để duy trì kinh doanh, những bên cho vay phải thu hút khách hàng từ các quỹ thị trường tiền tệ, chấp nhận rủi ro bị cắt giảm lợi nhuận.

Các nhà phân tích dự đoán, lợi nhuận của các ngân hàng khu vực sẽ bị siết chặt hơn nữa bởi các kế hoạch thắt chặt quy định của chính phủ.

Theo GS. Jonathan Parker (Viện Công nghệ Massachusetts), các cơ quan quản lý nên buộc các ngân hàng huy động thêm vốn để đảm bảo có thể tiếp tục “cho vay tự do trong tương lai”.

Mặc dù các điều khoản về vốn và thanh khoản khó khăn sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của các ngân hàng khu vực, nhưng Donald Kohn - cựu Phó Chủ tịch của FED - cho biết, những thay đổi này có thể khiến các tổ chức cho vay nhỏ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và khách hàng trong dài hạn.

“Điều đó có thể trấn an mọi người rằng họ an toàn hơn và khả thi hơn theo thời gian” - ông nói.

Quý An (theo Financial Times)
TIN LIÊN QUAN

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Bài học về tiền mặt sau vụ SVB phá sản

Quý An (theo CNBC) |

Vấn đề về tiền mặt là một trong những lý do dẫn đến sự phá sản của SVB.

SVB phá sản vì không nghe cảnh báo của FED

Quý An (The New York Times) |

Theo đó, SVB đã sử dụng một mô hình không chính xác vì ngân hàng này đã sai lầm khi đánh giá rủi ro trong bối cảnh lãi suất.

Rùng mình với bẫy kẹp trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng

Mai Hương - Văn Trực |

Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, lực lượng Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đã thu giữ 459 bẫy thú các loại ở rừng đặc dụng Sơn Trà.

Vụ trường cấp 3 kêu gọi 2,6 tỉ đồng: Liên hoan tới 1.500 suất là không ổn

QUÁCH DU |

Liên quan đến vụ một trường cấp 3 (ở Thanh Hóa) kêu gọi đóng góp hơn 2,6 tỉ đồng nhân ngày thành lập trường, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này cho hay, sẽ chỉ đạo thanh tra vào cuộc.

Ngắm nhà thờ Trà Cổ mới ở thành phố biên giới Móng Cái

Nguyễn Hùng |

Sau hơn 5 năm thi công, nhà thờ Trà Cổ mới với kiến trúc vào bậc đẹp nhất đất nước, chính thức khánh thành tại phường Trà Cổ, TP Móng Cái, Quảng Ninh.

Nghi án con gái giết mẹ kế tại phòng trọ ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Lực lượng chức năng đang phong tỏa nghiêm ngặt hiện trường vụ án mạng nghi con gái giết mẹ kế.

Vụ cựu Bí thư huyện "chiếm" hơn 138ha rừng: Sẽ xử lý đúng người đúng tội

Hoài Luân |

Liên quan đến vụ cựu Bí thư huyện "phù phép" hơn 138ha đất rừng phòng hộ, người đứng đầu tỉnh Bình Định cho biết: Sẽ không có việc bao che, xử lý đúng người đúng tội.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Bài học về tiền mặt sau vụ SVB phá sản

Quý An (theo CNBC) |

Vấn đề về tiền mặt là một trong những lý do dẫn đến sự phá sản của SVB.

SVB phá sản vì không nghe cảnh báo của FED

Quý An (The New York Times) |

Theo đó, SVB đã sử dụng một mô hình không chính xác vì ngân hàng này đã sai lầm khi đánh giá rủi ro trong bối cảnh lãi suất.