Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Sự thật đơn giản đó lẽ ra phải là hiển nhiên, được minh chứng bằng sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng như SVB, Signature và gần đây nhất là Credit Suisse. Ngân hàng Thung lũng Silicon có 17 tỉ USD vốn, gần 200 tỉ USD tiền gửi của khách hàng (số liệu ngày 1.3).

Khách hàng của SVB đa phần là các công ty đầu tư mạo hiểm, khiến ngân hàng này đang đi vào thị trường ngách béo bở. Sau đó, gần như không có khúc dạo đầu hay cảnh báo trước, các công ty mạo hiểm này đã hoảng sợ khi ngân hàng thông báo đang bán lỗ một số trái phiếu kho bạc và khuyên các công ty nên rút tiền. Trong vòng 2 ngày, 40 tỉ USD đã bốc hơi, cổ phiếu giảm mạnh và các cơ quan quản lý Mỹ đã phải vào cuộc.

SVB và Signature Bank là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và cũng là vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai và thứ ba trong lịch sử kinh tế Mỹ. Mọi thứ xảy ra gần như chỉ sau một đêm, với ít những dấu hiệu cảnh báo trước đó.

Ngay cả cuộc khủng hoảng năm 2008, dù nghiêm trọng đến đâu, đều được báo hiệu bằng những vấn đề bất ổn. Và “thủ phạm” trong trường hợp này chính là tổ chức có sứ mệnh ngăn chặn tình trạng rút tiền ồ ạt của các ngân hàng và sự sụp đổ của hệ thống: Cục Dự trữ Liên bang.

Tác dụng phụ từ chính sách tiền tệ có phần quá hà khắc của FED đã khiến SVB cùng nhiều ngân hàng khác phá sản. Ảnh: Xinhua
Tác dụng phụ từ chính sách tiền tệ có phần quá hà khắc của FED đã khiến SVB cùng nhiều ngân hàng khác phá sản. Ảnh: Xinhua

Sự sụp đổ của 2 ngân hàng đã tạo ra một cơn hoảng loạn ngay lập tức trên thị trường tài chính, với cổ phiếu của gần chục ngân hàng nhỏ lao dốc vì tâm lý lo ngại rằng khách hàng sẽ chuyển sang gửi tiền vào những ngân hàng lớn. Nhận thức được tình trạng hoảng loạn này có xu hướng gia tăng, Bộ Tài chính Mỹ và FED đã hành động nhanh chóng để đảm bảo rằng ngay cả khi bản thân các ngân hàng có thể bị giải thể và các cổ đông bị xóa sổ, thì những người gửi tiền thực sự vẫn có toàn quyền tiếp cận các quỹ đầu tư.

Điều rõ ràng là sau cuộc khủng hoảng tài chính lớn vừa qua, các ngân hàng buộc phải nắm giữ nhiều vốn hơn và giảm thiểu rủi ro. SVB đã làm điều đó khi nắm giữ thứ được coi là tài sản gần như không có rủi ro - trái phiếu chính phủ Mỹ. Phức tạp ở chỗ, có sự khác biệt đáng kể trong việc nắm giữ trái phiếu kỳ hạn 2 năm so với trái phiếu 30 năm khi lãi suất tăng nhanh. Thời hạn của trái phiếu càng dài, giá sẽ càng giảm khi lãi suất tăng.

Điều này đưa đến nguyên nhân thực sự của những gì đã xảy ra: FED đã tập trung vào việc kiềm chế lạm phát đến mức đã bỏ qua những rủi ro kéo theo. Cơ quan này đã hành động như thể lạm phát là một mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính, đến nỗi quên mất sự thật rằng nếu theo đuổi chính sách quá hà khắc lại làm cán và lưỡi dao đảo ngược.

Chính sách của FED thời gian qua vô hình trung đã chế ngự mức lương cho người lao động, như mục tiêu chịu đựng nỗi đau ngắn hạn để đạt được lợi ích lâu dài.

Điều này bao gồm sự thờ đối với các tác động thứ cấp của cuộc chiến chống lạm phát. Nói một cách trừu tượng, một thị trường lao động bị thắt chặt có thể là tác động tiêu cực đối với lạm phát vì khiến người sử dụng lao động phải trả lương cao hơn, nhưng thực tế đã chỉ ra, một thị trường chặt chẽ có nghĩa là nhiều người được tuyển dụng hơn và được trả nhiều tiền hơn. Việc coi đó là một điều tiêu cực có thể sẽ tạo nên làn sóng phẫn nộ, làm giảm uy tín của FED.

Điều đáng lo ngại hơn nữa là việc không tôn trọng những rủi ro cấu trúc của việc tăng lãi suất quá mạnh. Lạm phát tăng vọt có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định xã hội.

FED không thể không biết vấn đề này. Bảng cân đối kế toán của SVB và các ngân hàng khác hầu như được công khai. Danh mục đầu tư của các ngân hàng là một nguy cơ tiềm ẩn.

Vẫn chưa rõ liệu “bàn phản lưới nhà” này chỉ diễn ra một lần hay sẽ là khởi đầu của một cuộc khủng hoảng. Dù bằng cách nào, đó là một sự cố hoàn toàn có thể ngăn ngừa được và là kết quả của chính sách liều lĩnh. Điều tốt nhất mà FED có thể làm bây giờ là tạm dừng và đánh giá lại lộ trình chống lạm phát hiện tại của mình.

Quý An (theo Time)
TIN LIÊN QUAN

Bài học về tiền mặt sau vụ SVB phá sản

Quý An (theo CNBC) |

Vấn đề về tiền mặt là một trong những lý do dẫn đến sự phá sản của SVB.

SVB phá sản vì không nghe cảnh báo của FED

Quý An (The New York Times) |

Theo đó, SVB đã sử dụng một mô hình không chính xác vì ngân hàng này đã sai lầm khi đánh giá rủi ro trong bối cảnh lãi suất.

FED sẽ tăng lãi suất trong tháng 3 bất chấp vụ SVB

Quý An (theo Business Insider) |

Sự sụp đổ của SVB làm nhiều người nghĩ rằng FED sẽ tạm dừng tăng lãi suất, nhưng tỉ phú David Rubenstein lại nghĩ khác.

Game lậu thu gần 5.000 tỉ mỗi năm: Quản thanh toán, chặn game không phép

HỮU CHÁNH |

Doanh thu của game không phép ước tính khoảng gần 5.000 tỉ đồng/năm, chiếm đến 30% tỷ trọng doanh thu toàn thị trường phát hành game Việt.

Đưa hàng chục người sang Campuchia bán thận, nhóm bị cáo lĩnh án

Anh Tú |

TPHCM  - Chiều ngày 23.3, sau một ngày xét xử, HĐXX TAND TP.Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với các bị cáo  trong đường dây mua bán bộ phận cơ thể người do Tôn Nữ Thị Huyền (sinh năm 1975, đã chết) cầm đầu. Trong vụ án này, các bị cáo bị truy tố về cùng tội Mua bán bộ phận cơ thể người theo khoản 3, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

Giá lúa gạo, rau củ tăng gấp đôi nhờ AI

Anh Tuấn |

Thực tế cho thấy giá cả, năng suất của gạo, rau củ quả đều tăng khi ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

Hải Phòng: Nhiều dự án giao thông gần nghìn tỉ đồng chậm tiến độ

Băng Tâm |

Ngày 23.3, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP.Hải Phòng do ông Phạm Văn Lập, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã giám sát tiến độ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối tỉnh lộ 354 qua Khu công nghiệp Kiến Thụy đến đường bộ ven biển tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy.

Hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não bị Bộ Y tế tạm dừng sử dụng

Thu Trang |

Bộ Y tế vừa yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất. Trong số này có nhiều loại thuốc huyết áp, tuần hoàn não.

Bài học về tiền mặt sau vụ SVB phá sản

Quý An (theo CNBC) |

Vấn đề về tiền mặt là một trong những lý do dẫn đến sự phá sản của SVB.

SVB phá sản vì không nghe cảnh báo của FED

Quý An (The New York Times) |

Theo đó, SVB đã sử dụng một mô hình không chính xác vì ngân hàng này đã sai lầm khi đánh giá rủi ro trong bối cảnh lãi suất.

FED sẽ tăng lãi suất trong tháng 3 bất chấp vụ SVB

Quý An (theo Business Insider) |

Sự sụp đổ của SVB làm nhiều người nghĩ rằng FED sẽ tạm dừng tăng lãi suất, nhưng tỉ phú David Rubenstein lại nghĩ khác.