Rùng mình với bẫy kẹp trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng

Mai Hương - Văn Trực |

Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, lực lượng Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đã thu giữ 459 bẫy thú các loại ở rừng đặc dụng Sơn Trà.

Xuất hiện ngày càng nhiều bẫy thú

Theo Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), bán đảo Sơn Trà có đặc thù là giao thông ngang dọc thông suốt, người dân rất dễ xâm nhập rừng tự nhiên, ngày cao điểm có hơn 1.000 khách tham quan.

Trong khi đó, tình trạng bẫy thú bằng sắt có tính sát thương cao do đối tượng xấu để lại đang xuất hiện ngày càng nhiều.

Từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng Kiểm lâm đã thực hiện gần 100 đợt tuần tra đường bộ lẫn truy quét trong rừng, thu giữ 459 bẫy thú các loại, phá 2 lán trại trái phép, giải cứu nhiều thú hoang dã ở rừng đặc dụng Sơn Trà, đồng thời nhắc nhở nhiều người dân, du khách có hành vi xâm nhập rừng trái phép.

Đầu tháng 4.2023, một nhóm săn ảnh phát hiện tiếng kêu của động vật ở khu rừng gần cảng Tiên Sa. Lần theo tiếng kêu, họ tiếp cận và giải cứu con chồn bạc bị chiếc bẫy kẹp nhiều răng cắm vào chân.

Sau đó, hai tình nguyện viên chuyên "giải cứu" động vật hoang dã tại Sơn Trà được một người chuyên đi rừng dẫn đường thâm nhập khu vực gần Suối Ôm, phát hiện 14 bẫy kẹp nằm rải rác ở nhiều vị trí.

Lực lượng Kiểm lâm tiến hành tuần tra, phát hiện và thu giữ nhiều bẫy thú trên Bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Văn Trực
Lực lượng Kiểm lâm tiến hành tuần tra, phát hiện và thu giữ nhiều bẫy thú trên bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Văn Trực

Bẫy thú được đặt gần tuyến đường dẫn lên bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà). Một số bẫy cột dây cáp nhỏ vào gốc cây để khi thú dính bẫy sẽ không thể chạy thoát.

Dấu hiệu nhận biết bẫy là xung quanh được cắm cành cây để dẫn dụ đường đi của thú rừng.

Theo ông Ngô Trường Chinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, khác với cả nước, dù Sơn Trà là rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên nhưng người dân và du khách lại được ra vào tự do nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Địa bàn rừng Sơn Trà rộng lớn, có nhiều hướng xâm nhập, người dân có thể lợi dụng việc đi lại để vào đặt bẫy, săn bắt động vật trong khi hạt kiểm lâm chỉ có 8 nhân sự, quản lý diện tích 3.791 ha đất rừng, nên công tác quản lý rất khó khăn.

Tích cực truy quét

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Tường Luân, Cán bộ Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn, Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng cho biết, qua các lần tăng cường kiểm tra, tuần rừng, lực lượng chức năng nếu phát hiện những đường mòn, lối mở mới sẽ tiến hành triển khai các biện pháp truy vết để kịp thời phát hiện và tháo gỡ các bẫy thú.

Theo ông Luân, dấu hiệu để nhận biết vị trí các đối tượng đặt bẫy sẽ có nhành cây chắn 2 bên chừa lại lối đi nhỏ để ép thú rừng phải đi vào lối đi này và sập bẫy.

Khi phát hiện bẫy gai hay bẫy rút, lực lượng tuần tra sẽ tiến hành tháo đòn bẫy sau đó chặt cành cây đó đi.

Đối với những bẫy nguy hiểm như bẫy kẹp thì cần hết sức cẩn thận trong quá trình tháo gỡ vì những loại bẫy này được che đậy bằng những lá khô phủ lên rất khó phát hiện.

Loại bẫy kẹp này rộng khoảng 10 cm, có hình răng cưa, được nhiều người ví von là "hàm của quỷ". Một khi dính bẫy, con mồi rất khó để thoát ra, nếu thoát cũng sẽ bị thương tật.

“Nếu không tháo gỡ kịp thời những con thú sẽ bị thương ở chi và khả năng lớn dẫn tới hoại tử nhất là đối với bẫy kẹp”, ông Luân cho biết thêm.

Lực lượng Kiêm lâm sẽ tăng cường tần suất tuần tra rừng để kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm. Ảnh: Văn Trực
Lực lượng Kiêm lâm sẽ tăng cường tần suất tuần tra rừng để kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm. Ảnh: Văn Trực

Theo ông Ngô Trường Chinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, lợi dụng việc nhiều du khách đến tham quan trên bán đảo Sơn Trà, các đối tượng xấu đã trà trộn vào từ nhiều tuyến đường kể cả những tuyến không chính thống khiến lực lượng chức năng khó có thể kiểm soát hết hơn 90 km tất cả tuyến đường trên bán đảo Sơn Trà.

Hiện tại, lực lượng Kiểm lâm tiến hành chia từng nhóm và tăng cường tuần tra xuyên rừng với tần suất cao, trong quá trình đó nếu phát hiện đối tượng khả nghi sẽ tiến hành kiểm tra và nếu vi phạm sẽ xử lý theo luật pháp quy định.

Bên cạnh hoạt đông tuần tra của lực lượng kiểm lâm, ông Ngô Trường Chinh cho rằng, sự chung tay của người dân trong việc phản ánh tình trạng bẫy, bắt thú rừng là rất quan trọng.

“Những thông tin phản ánh của người dân như vụ cứu cá thể chồn bị mắc bẫy rất cần thiết, góp phần giúp sức cho lực lượng Kiểm lâm làm nhiệm vụ tuần tra, phát hiện những trường hợp vi phạm”, ông Chinh khẳng định.

Mai Hương - Văn Trực
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Hoa lim xẹt đua nhau nở rộ, phủ vàng khoảng trời Sơn Trà

Mai Hương (Ảnh: Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trình) |

Tháng Tư về, trên những cánh rừng của bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), hoa lim xẹt đua nhau nở rực rỡ, phủ vàng một khoảng trời.

Bảo vệ Voọc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà

Mai Hương |

Là loại sinh vật đặc hữu tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), hiện nay, Voọc chà vá chân nâu đang bị các đối tượng săn bắt trái phép bằng bẫy thú.

Cận cảnh động vật hoang dã đau đớn kéo lê bẫy ở bán đảo Sơn Trà

THÙY TRANG |

Hình ảnh những động vật hoang dã như khỉ, voọc chà vá chân nâu lê lết một bên chân bẫy kẹp đang xuất hiện nhiều tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Nhìn thấy bóng con người là chúng bỏ chạy thục mạng, vừa kêu vì vết thương đau...

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Đà Nẵng: Hoa lim xẹt đua nhau nở rộ, phủ vàng khoảng trời Sơn Trà

Mai Hương (Ảnh: Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trình) |

Tháng Tư về, trên những cánh rừng của bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), hoa lim xẹt đua nhau nở rực rỡ, phủ vàng một khoảng trời.

Bảo vệ Voọc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà

Mai Hương |

Là loại sinh vật đặc hữu tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), hiện nay, Voọc chà vá chân nâu đang bị các đối tượng săn bắt trái phép bằng bẫy thú.

Cận cảnh động vật hoang dã đau đớn kéo lê bẫy ở bán đảo Sơn Trà

THÙY TRANG |

Hình ảnh những động vật hoang dã như khỉ, voọc chà vá chân nâu lê lết một bên chân bẫy kẹp đang xuất hiện nhiều tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Nhìn thấy bóng con người là chúng bỏ chạy thục mạng, vừa kêu vì vết thương đau...