Tỉ phú Ray Dalio: Muốn giàu, đừng tập trung quá mức vào tiền bạc

Minh An |

Tỉ phú  Ray Dalio, người sáng lập Bridgewater Associates, quỹ đầu tư quản lý khoảng 160 tỉ USD tài sản, thì tập trung vào tiền bạc quá mức chính là 1 trong những cạm bẫy trên con đường chinh phục thành công.

 
Ảnh: Shutterstock.

Nhầm lẫn cạm bẫy của thành công với chính thành công

“Lựa chọn mục tiêu sẽ quyết định hướng đi của bạn”, Dalio viết trong cuốn sách “Các nguyên tắc: Cuộc sống và công việc”.

Dalio khuyên: “Động lực đằng sau mục tiêu của bạn không phải là tiền bạc. Đừng nhầm những cạm bẫy của thành công với chính thành công”.

“Định hướng thành tích là quan trọng, nhưng những người bị ám ảnh bởi một đôi giày 1.200 USD hoặc một chiếc ô tô sang trọng rất hiếm khi hạnh phúc, vì họ không biết đâu là điều họ thực sự muốn và điều gì sẽ làm họ hài lòng.”

Thật vậy, nhiều doanh nhân thành công đồng ý rằng họ được thúc đẩy bởi sự hoàn thành mục tiêu chứ không phải tiền bạc.

Các tỉ phú Tim Cook, Richard Branson và thậm chí Warren Buffett là một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp ủng hộ việc tìm kiếm ý nghĩa sâu xa của sự giàu có, vượt ra khỏi tiền bạc vật chất.

Không biết từ bỏ và tìm mục tiêu thay thế

Để thành công, bạn phải tập trung vào một số ưu tiên và buông bỏ những thứ khác.

“Mặc dù bạn có thể có bất cứ thứ gì bạn muốn, nhưng bạn không thể có mọi thứ bạn muốn”, Dalio giải thích và cho rằng không chọn lọc là một sai lầm lớn.

“Một số người thất bại trước cả khi họ bắt đầu. Đơn giản vì họ không biết từ bỏ, thay thế để tìm một mục tiêu tốt hơn. Họ cố gắng theo đuổi quá nhiều mục tiêu cùng lúc, kết cục, họ đạt được rất ít hoặc không đạt được mục tiêu nào”, ông viết.

Dalio  khuyên mọi người: "Đừng để bản thân bị tê liệt bởi các lựa chọn."

Nhầm lẫn giữa mục tiêu với mong muốn

Khi bạn đang cân nhắc về những ưu tiên hoặc tham vọng cần tập trung vào, hãy hiểu rõ về sự khác biệt giữa mục tiêu và mong muốn.

“Một mục tiêu thích hợp là thứ mà bạn thực sự cần đạt được.”, Dalio viết. Tuy nhiên, nhiều khi những thứ bạn muốn có thể ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình.”

Ví dụ, “mục tiêu của bạn có thể là thể chất tốt, trong khi mong muốn của bạn là ăn thức ăn ngon nhưng không lành mạnh,” ông viết. “Đừng hiểu sai ý tôi, nếu bạn muốn trở thành một người ham ăn vặt, lười vận động, điều đó ổn với tôi. Bạn có thể theo đuổi bất cứ mục tiêu nào bạn muốn. Nhưng nếu bạn không muốn trở thành một người lười vận động, thì tốt hơn bạn không nên mở túi khoai tây chiên ra. "

Tuy nhiên, khi nói đến sự nghiệp, mong muốn và mục tiêu có thể đồng nhất với nhau

Mơ ước không đủ lớn

Khi nói đến việc thiết lập mục tiêu của bạn, bầu trời là giới hạn. Có một vài trường hợp ngoại lệ, nhưng hầu như không có ước mơ quá lớn để giải quyết.

“Hãy nhớ rằng, kỳ vọng lớn tạo ra khả năng tuyệt vời. Nếu bạn giới hạn mục tiêu của mình ở những gì bạn biết rằng bạn có thể đạt được, bạn đang đặt mục tiêu quá thấp”.

Minh An
TIN LIÊN QUAN

Bài học "xương máu" về tiền mà COVID-19 dạy chúng ta

Hải Linh |

Trên thực tế, COVID-19 là một trong rất nhiều rủi ro trong cuộc sống. Chưa kể các rủi ro về tính mạng và sức khỏe nếu chẳng may mắc phải, COVID-19 khiến nhiều người mất việc làm, giảm thu nhập. Hai bài học xương máu về tiền bạc mà COVID-19 gửi tới là phải có quỹ dự phòng khẩn cấp và không nên lệ thuộc vào 1 nguồn thu nhập duy nhất, TS Hoàng Thị Bảo Thoa chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 2.

5 mẹo đối phó với nỗi lo về tiền bạc từ chuyên gia tài chính cá nhân

Minh An |

Ở khắp nơi trên thế giới, tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong cuộc sống của những người trưởng thành. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn hiểu hơn về tài chính cá nhân và vượt qua nỗi lo về tiền bạc, từ Tiến sĩ Brad Klontz (trường kinh doanh Heider , Đại học Heider , Mỹ).

Tài chính thông minh: Tiền nhiều đã gọi là giàu?

Hải Linh |

Phần lớn mọi người có xu hướng liên hệ sự giàu có với tiền bạc. Song, GS.TS Andreas Stoffers - cựu banker lão làng từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao của Deutsche Bank tại Đức và Đông Nam Á cho rằng giàu có là khái niệm rộng lớn, không dừng ở tiền. Trong số đặc biệt của chương trình Tài chính thông minh, Chủ tịch Alpha Books, ông Nguyễn Cảnh Bình và GS.TS Andreas Stoffers sẽ chia sẻ nhiều góc nhìn mới về tiêu chuẩn giàu đa chiều.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Bài học "xương máu" về tiền mà COVID-19 dạy chúng ta

Hải Linh |

Trên thực tế, COVID-19 là một trong rất nhiều rủi ro trong cuộc sống. Chưa kể các rủi ro về tính mạng và sức khỏe nếu chẳng may mắc phải, COVID-19 khiến nhiều người mất việc làm, giảm thu nhập. Hai bài học xương máu về tiền bạc mà COVID-19 gửi tới là phải có quỹ dự phòng khẩn cấp và không nên lệ thuộc vào 1 nguồn thu nhập duy nhất, TS Hoàng Thị Bảo Thoa chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 2.

5 mẹo đối phó với nỗi lo về tiền bạc từ chuyên gia tài chính cá nhân

Minh An |

Ở khắp nơi trên thế giới, tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong cuộc sống của những người trưởng thành. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn hiểu hơn về tài chính cá nhân và vượt qua nỗi lo về tiền bạc, từ Tiến sĩ Brad Klontz (trường kinh doanh Heider , Đại học Heider , Mỹ).

Tài chính thông minh: Tiền nhiều đã gọi là giàu?

Hải Linh |

Phần lớn mọi người có xu hướng liên hệ sự giàu có với tiền bạc. Song, GS.TS Andreas Stoffers - cựu banker lão làng từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao của Deutsche Bank tại Đức và Đông Nam Á cho rằng giàu có là khái niệm rộng lớn, không dừng ở tiền. Trong số đặc biệt của chương trình Tài chính thông minh, Chủ tịch Alpha Books, ông Nguyễn Cảnh Bình và GS.TS Andreas Stoffers sẽ chia sẻ nhiều góc nhìn mới về tiêu chuẩn giàu đa chiều.