Thời điểm khó khăn nhất đã qua, ngành dệt may sẽ phục hồi nhẹ

Đức Mạnh |

Chuyên gia đánh giá thời điểm khó khăn nhất với ngành dệt may đã qua đi và đơn đặt hàng sẽ dần hồi phục sau khi tạo đáy.

Quý III/2023 đã bước sang tháng cuối cùng với một số tín hiệu tích cực hơn xuất hiện với ngành dệt may. Trong đó, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG ghi nhận doanh thu thuần tháng 8 tăng 3% so với cùng kỳ năm trước lên 721 tỉ đồng. Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, doanh thu tại TNG đạt 4.837 tỉ đồng, tăng 132 tỉ đồng so với năm ngoái, tương ứng 3%.

Hay tính đến thời điểm hiện nay, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công thông báo đã nhận khoảng 75% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý III/2023 và khoảng 86% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý IV/2023. Trong khi đó, theo dự báo của công ty, tình hình mua sắm mặt hàng dệt may các tháng cuối năm tốt hơn trước đó, tuy nhiên vẫn còn chậm do kinh tế thế giới chậm phục hồi cho đến hết năm nay.

Chuyên gia từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng hàng tồn kho của các thương hiệu sẽ dần ổn định từ cuối quý II/2023. Đơn đặt hàng mới cho các doanh nghiệp sẽ cải thiện giúp kết quả kinh doanh quý II và IV/2023 phục hồi.

"Dữ liệu lịch sử cho thấy tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc toàn cầu thường tương quan với tăng trưởng GDP toàn cầu. Chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu hàng may mặc toàn cầu sẽ phục hồi nhẹ, theo sau sự hồi phục của nền kinh tế. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng của Hoa Kỳ được cải thiện vào tháng 7.2023 đã cho thấy một dấu hiệu khả quan cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam" - VDSC nhận định.

Theo VDSC, thời điểm khó khăn nhất với ngành dệt may đã qua đi và đơn đặt hàng sẽ dần hồi phục sau khi tạo đáy. Tuy nhiên về triển vọng đơn hàng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể là một sự phục hồi nhẹ, thay vì một chu kỳ phục hồi mạnh mẽ.

Trong sáu tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 15,7 tỷ USD (-15,4% YoY), chủ yếu ảnh hưởng bởi sức tiêu thụ của thị trường xuất khẩu suy yếu và việc các nhãn hàng giảm lượng hàng dự trữ cũng như trở nên thận trọng hơn trong việc đặt đơn hàng mới.
Trong sáu tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sức tiêu thụ của thị trường xuất khẩu suy yếu và việc các nhãn hàng giảm lượng hàng dự trữ cũng như trở nên thận trọng hơn trong việc đặt đơn hàng mới. Ảnh: VDSC

Dữ liệu lịch sử cho thấy rằng thường mất 9 đến 11 tháng doanh số bán lẻ hàng may mặc và giày dép tại Mỹ mới phục hồi sau khi lạm phát đạt đỉnh. Do đó, chuyên gia kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ hồi phục vào đầu kì nửa năm sau 2023, theo sau là lượng đơn hàng cải thiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Đồng qua điểm, chuyên gia từ Chứng khoán VNDIRECT cũng tin rằng những khó khăn của ngành dệt may đang đi đến hồi kết. Nhóm xơ sợi là phân khúc đầu tiên thể hiện sự phục hồi. Đồng thời, nhu cầu cho sản phẩm thuộc phân khúc thượng nguồn sẽ tích cực hơn kể từ quý II/2023.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Điểm chuẩn trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội năm 2023 thấp nhất là 18

Đức Minh |

Điểm chuẩn trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội dao động từ 18 đến 20 điểm. Theo đó, ngành Thiết kế thời trang có mức điểm đầu vào cao nhất.

Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội vượt chỉ tiêu thành lập Công đoàn cơ sở

Kiều Vũ |

Hà Nội - Theo Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội, đến nay, CĐ ngành đã đạt 106,07% chỉ tiêu Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội giao về phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở.

Doanh nghiệp dệt may tiếp tục đối diện với khó khăn vào các tháng cuối năm

Phong Nguyễn |

Xuất khẩu (XK) dệt may khá thăng trầm khi các con số không mấy lạc quan. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tối ưu hóa sản xuất, tích cực áp dụng công nghệ và chuyển sang sản xuất “xanh” để giữ các thị trường lớn.

Cảnh sát đón lõng xử phạt loạt xe máy đi lên Vành đai 2 trên cao

Tô Thế |

Hà Nội - Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội đã tổ chức đón lõng tại lối xuống, xử phạt hàng loạt xe máy đi lên đường cấm Vành đai 2 trên cao.

Nâng cao nguồn nhân lực báo chí, xuất bản trong đó yếu tố cốt lõi là đào tạo

VƯƠNG TRẦN |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, để báo chí, xuất bản làm tốt vai trò của mình, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó yếu tố cốt lõi là chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải thực sự được quan tâm đúng mức, đúng với yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi.

Mô hình quán cà phê "di động" Hà Nội nở rộ khi giá thuê mặt bằng tăng cao

Thu Giang |

Những tháng vừa qua, mô hình kinh doanh quán cà phê "di động" tại Hà Nội đang nở rộ trên các tuyến phố với mức giá rẻ, phù hợp với người tiêu dùng.

Tình hình nợ văn bản quy định chi tiết có xu hướng tăng

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành chỉ rõ, tình hình nợ văn bản quy định chi tiết có xu hướng tăng; có biểu hiện đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong tham mưu xây dựng thể chế và tổ chức thi hành pháp luật tại một số nơi.

Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo nhiều bệnh nhân bị ong đốt nguy kịch

Thuỳ Linh |

Ở Việt Nam, đặc biệt ở phía Bắc, số lượng bệnh nhân bị ong đốt phải nhập viện tăng mạnh vào mùa thu với nhiều loại ong có chứa độc tố như ong vò vẽ, ong khoái, ong bắp cày…

Điểm chuẩn trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội năm 2023 thấp nhất là 18

Đức Minh |

Điểm chuẩn trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội dao động từ 18 đến 20 điểm. Theo đó, ngành Thiết kế thời trang có mức điểm đầu vào cao nhất.

Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội vượt chỉ tiêu thành lập Công đoàn cơ sở

Kiều Vũ |

Hà Nội - Theo Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội, đến nay, CĐ ngành đã đạt 106,07% chỉ tiêu Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội giao về phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở.

Doanh nghiệp dệt may tiếp tục đối diện với khó khăn vào các tháng cuối năm

Phong Nguyễn |

Xuất khẩu (XK) dệt may khá thăng trầm khi các con số không mấy lạc quan. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tối ưu hóa sản xuất, tích cực áp dụng công nghệ và chuyển sang sản xuất “xanh” để giữ các thị trường lớn.