Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Chuyên gia dự báo khó khăn của ngành dệt may đang đến hồi kết

Đức Mạnh |

Chuyên gia dự báo những khó khăn của ngành dệt may đang đi đến hồi kết và nhóm xơ sợi là phân khúc đầu tiên thể hiện sự phục hồi. Đồng thời, nhu cầu cho sản phẩm thuộc phân khúc thượng nguồn sẽ tích cực hơn kể từ quý II/2023.

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm ngành dệt may đã có sự cải thiện qua các tháng kể từ tháng 5.2023. Chuyên gia từ Chứng khoán VNDIRECT tin rằng đây là một tín hiệu sớm cho đà phục hồi nhu cầu tiêu thụ trong ngành này. 3 phân khúc trong chuỗi giá trị sẽ lần lượt phục hồi kể từ nửa cuối năm 2023 với các động lực hỗ trợ trong ngắn và trung hạn. Do đó những khó khăn của ngành dệt may đang đi đến hồi kết và nhóm xơ sợi là phân khúc đầu tiên thể hiện sự phục hồi. Đồng thời, nhu cầu cho sản phẩm thuộc phân khúc thượng nguồn sẽ tích cực hơn kể từ quý II/2023.

Những động lực được VNDIRECT chỉ ra gồm:

Thứ nhất, mùa lễ hội cuối năm có thể là một động lực ngắn hạn vào quý IV/2023. Theo đó, nhu cầu cho các mặt hàng ngành dệt may có xu hướng tăng cao vào quý cuối năm để phục vụ cho các dịp lễ, Tết. Do đó chuyên gia kỳ vọng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm ở khâu thượng nguồn (xơ sợi) sẽ sôi động hơn kể từ quý III/2023.

Tuy nhiên, VNDIRECT lưu ý rằng các doanh nghiệp sản xuất sợi polyester có rủi ro sẽ tiếp tục đối diện với khó khăn trong quý tới khi giá nguyên liệu đầu vào (chip nhựa sản xuất từ dầu thô) tăng trở lại. Các nguyên liệu nhựa thường phản ánh đà tăng theo giá dầu sau 3 đến 4 tháng.

Thứ hai, triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc có thể tạo ra bước ngoặt. Cụ thể, giá trị nhập khẩu sợi và vải của Trung Quốc đã tạo đáy từ trong quý IV/2023 và tăng 22,3% so với quý trước trong quý II/2023 lên mức 2,9 tỉ USD.

Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn 13,6% so với cùng kỳ do giá sản phẩm giảm so với cùng kỳ. Chúng tôi kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ cho thấy các tín hiệu hồi phục rõ ràng hơn vào quý IV/2023 và quý I/2024. Các nhà sản xuất sợi với tỉ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc cao sẽ hưởng lợi lớn từ xu hướng này.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sợi đã cải thiện dần từ trong nửa đầu năm 2023 một phần do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc trở lại. Ảnh: VNDIRECT
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sợi đã cải thiện dần trong nửa đầu năm 2023 một phần do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc trở lại. Ảnh: VNDIRECT

Thứ ba, thị trường Mỹ sẽ dẫn dắt đà tăng trưởng của nhóm trung và hạ nguồn kể từ 2024. VNDIRECT kỳ vọng nhu cầu cho vải và hàng may mặc tại Mỹ sẽ sớm tăng trở lại, trong khi triển vọng của thị trường EU tiếp tục khó đoán định. Theo đó, nhu cầu cho các sản phẩm vải và may mặc tại Mỹ sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng kể từ quý I/2024 nhờ bối cảnh kinh tế vĩ mô trở nên tích cực hơn.

Thị trường Mỹ sẽ dẫn dắt đà tăng trưởng của nhóm trung và hạ nguồn từ 2024. Ảnh: VNDIRECT
Thị trường Mỹ được dự báo sẽ dẫn dắt đà tăng trưởng của nhóm trung và hạ nguồn từ 2024. Ảnh: VNDIRECT

Hàng rào thuế quan cho sản phẩm may mặc xuất khẩu sang EU tiếp tục được hạ xuống nhờ EVFTA nhưng nhu cầu chưa thực sự hồi phục. Tuy nhiên, việc các điều kiện tài chính tại châu Âu được dự đoán sẽ còn bị thắt chặt hơn trong các tháng tới đang là một rủi ro đe dọa triển vọng tiêu dùng tại khu vực này.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp dệt may tiếp tục khó khăn các tháng cuối năm

Phong Nguyễn |

7 tháng năm 2023, xuất khẩu (XK) dệt may khá thăng trầm khi các con số không mấy lạc quan. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tối ưu hóa sản xuất, tích cực áp dụng công nghệ và chuyển sang sản xuất "xanh" để giữ các thị trường lớn.

Châu Âu thêm rào cản với ngành dệt may, Thủ tướng chỉ đạo xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu thông tin “Châu Âu thêm rào cản với ngành dệt may”, xây dựng giải pháp triển khai phù hợp.

Ngành dệt may tái cơ cấu, tìm thị trường mới để phục hồi

Thanh Vân |

Trước áp lực về lượng đơn hàng xuất khẩu sụt giảm, đơn giá giảm sâu, nhiều doanh nghiệp may trong nước đang chủ động tìm kiếm các thị trường mới để tránh nguy cơ người lao động bị mất việc làm.

Định mức biên chế sự nghiệp lạc hậu, đặc biệt lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Vương Trần |

Định mức biên chế sự nghiệp lạc hậu, ban hành từ lâu (trước Hội nghị Trung ương 6 khóa XII) nhưng chưa được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sửa đổi, đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo (chiếm tỷ trọng gần 80% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Bão số 5 giật cấp 10, sẽ bẻ hướng di chuyển

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết trong 24 đến 48 giờ tới bão số 5 sẽ đổi từ hướng bắc sang hướng nam tây nam.

Phớt lờ chỉ đạo, nhà xe Thành Bưởi vẫn vô tư ra vào bãi xe trá hình

HỮU CHÁNH |

TPHCM - Hãng xe Thành Bưởi tiếp tục đón khách rầm rộ ở một bãi xe trá hình trên đường Liên Phường, bất chấp chỉ đạo của TP Thủ Đức (TPHCM) về việc xử lý dứt điểm bãi xe trá hình của nhà xe này.

Nợ thuế, một doanh nghiệp bị đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản

QUANG ĐẠI |

Nợ thuế kéo dài với số tiền hơn 11 tỉ đồng, Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng (địa chỉ trụ sở tại TP Vinh) bị Cục Thuế tỉnh Nghệ An đề nghị thu hồi giấy phép.

Lùm xùm công tác bổ nhiệm viên chức quản lý giáo dục ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Thời gian gần đây, dư luận bức xúc khi ở huyện Ea H'leo có hai phó hiệu trưởng cùng thiếu "Chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng" nhưng một người thì được Chủ tịch UBND huyện ký quyết định bổ nhiệm lại viên chức quản lý, trong khi người còn lại thì không.

Doanh nghiệp dệt may tiếp tục khó khăn các tháng cuối năm

Phong Nguyễn |

7 tháng năm 2023, xuất khẩu (XK) dệt may khá thăng trầm khi các con số không mấy lạc quan. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tối ưu hóa sản xuất, tích cực áp dụng công nghệ và chuyển sang sản xuất "xanh" để giữ các thị trường lớn.

Châu Âu thêm rào cản với ngành dệt may, Thủ tướng chỉ đạo xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu thông tin “Châu Âu thêm rào cản với ngành dệt may”, xây dựng giải pháp triển khai phù hợp.

Ngành dệt may tái cơ cấu, tìm thị trường mới để phục hồi

Thanh Vân |

Trước áp lực về lượng đơn hàng xuất khẩu sụt giảm, đơn giá giảm sâu, nhiều doanh nghiệp may trong nước đang chủ động tìm kiếm các thị trường mới để tránh nguy cơ người lao động bị mất việc làm.