Tạo động lực tăng trưởng mới từ cải cách thể chế, phát huy tốt các FTA

Đức Mạnh |

Khôi phục các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo.

Đổi mới tư duy cải cách thể chế

Tại “Diễn đàn Doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới” diễn ra vào hôm nay (12.4), TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM - đánh giá Việt Nam đã đạt được không ít kết quả kinh tế - xã hội tích cực trong quý I/2024. Nếu duy trì tốt đà phục hồi trong các tháng cuối năm, Việt Nam có thể hướng tới hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024.

Tuy nhiên triển vọng kinh tế thế giới còn khá nhiều bất định. Phía trong nước, giải ngân tín dụng còn tương đối chậm; chi phí của một số hàng hóa, dịch vụ đầu vào chịu áp lực tăng; năng suất lao động chưa được cải thiện ở mức tương xứng... đang đòi hỏi cần thúc đẩy những động lực tăng trưởng vốn có cũng như tìm ra những động lực mới.

Ảnh:
Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 - Khơi thông động lực tăng trưởng mới. Ảnh: Tuấn Ngọc

Trong những định hướng chính sách nhằm làm mới động lực cải cách thể chế, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, TS Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh cần đẩy nhanh cải cách môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính. Đặc biệt là theo những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2024. Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện cơ chế đặc thù cho phát triển một số vùng kinh tế - xã hội, đô thị lớn. Sớm rà soát, hoàn thiện khung chính sách cho các mô hình kinh tế mới để tạo không gian kinh tế lớn hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Tập trung tháo gỡ các khó khăn về tiếp cận các thị trường xuất khẩu, đẩy nhanh tạo thuận lợi thương mại, khuyến khích đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm và khai thác hiệu quả các thị trường ngách.

Đồng thời hoàn thiện và triển khai hiệu quả khung chính sách cải thiện năng suất lao động, gắn với thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng kỹ năng và chuyển đổi kỹ năng cho người lao động để thích ứng với các mô hình kinh tế mới. Chính thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI với khu vực doanh nghiệp trong nước. Trong quá trình này, tạo cơ hội và động lực cho doanh nghiệp chủ động tham gia chuyển đổi kỹ năng cho người lao động chính là một yêu cầu quan trọng.

Ảnh:
TS Trần Thị Hồng Minh. Ảnh: Tuấn Ngọc

Khai thác hiệu quả FTA trong bối cảnh mới

Theo ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập Quốc tế về Kinh tế, việc tham gia các FTA đã thực sự tạo thêm động lực và mang lại nhiều tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam. Để thực thi hiệu quả FTA, cần chiến lược, chủ động, đổi mới mạnh mẽ.

"Điều quan trọng là phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, đúng trình tự thủ tục nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài và giải quyết hiệu quả các tranh chấp nếu có. Đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế cảnh báo sớm để phòng ngừa tranh chấp.

Cùng với đó, cần có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực thi các FTA đã có hiệu lực trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh" - ông Minh Anh khuyến nghị.

Ảnh:
Ông Trịnh Minh cho biết rủi ro thách thức nhất là về năng lực cạnh tranh, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cũng như việc thực thi các cam kết trong những lĩnh vực mới chưa có trong các FTA trước đây. Ảnh: Tuấn Ngọc

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho rằng với những động lực tăng trưởng mới khác như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ…, dù các bộ ngành đã kịp thời đề xuất và xây dựng các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư kinh doanh, nhưng nhiều văn bản, quy định pháp luật còn đang trong quá trình hoàn thiện.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Để tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số cần "may đo" nhưng không "may sẵn"

Phương Anh |

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong 2023 đạt nhiều thành công nhất định. Song, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, nền kinh tế 2024 vẫn có thể gặp "sóng gió", cần đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số gỡ rối thị trường bất động sản...

Vượt khó để tăng trưởng kinh tế

Phong Nguyễn |

Kinh tế có xu hướng phục hồi nhưng còn nhiều nút thắt cần tháo mở là nhận định của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế khi đánh giá về những giải pháp đang và sẽ được triển khai đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2024 sau quý đầu khởi động khá tốt.

Châu Á dự kiến đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Song Minh |

Theo báo cáo được công bố tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2024, nền kinh tế châu Á dự kiến ​​sẽ tăng trưởng khoảng 4,5% trong năm 2024, cao hơn năm 2023 và tiếp tục là khu vực đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Sẽ điều động chủ tịch phường làm chậm tiến độ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tại cuộc họp về tiến độ triển khai dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 tại huyện Long Thành sáng 13.4, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã đề nghị thanh tra tham mưu việc điều động chủ tịch phường đi chỗ khác, bởi phối hợp không tốt, gây chậm tiến độ dự án.

Trực tiếp Bournemouth vs Man United: Antony chấn thương, Ten Hag gọi tiền đạo 18 tuổi

TAM NGUYÊN |

Trực tiếp trận Bournemouth - Man United tại vòng 33 Premier League lúc 23h30 ngày 13.4.

Cảnh sát cơ động chống khủng bố khổ luyện, sẵn sàng chiến đấu

Thế Kỷ |

Được thành lập từ tháng 2.2022, đến nay, Trung tâm huấn luyện quốc gia về phòng, chống khủng bố (Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an) đang trong quá trình trở thành một đơn vị vững mạnh, có kỷ luật, kỷ cương, có khả năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về công tác phòng, chống khủng bố; sẵn sàng ứng phó giải quyết các tình huống khủng bố, phá hoại, bạo loạn vũ trang, đối tượng hình sự đặc biệt nguy hiểm.

Triệt phá đường dây vận chuyển 184 bánh heroin ở TPHCM

Anh Tú |

Ngày 13.4, Công an TPHCM cho biết, đơn vị đang tạm giữ hình sự 3 người (chưa thể cung cấp danh tính) để phục vụ công tác điều tra đường dây vận chuyển trái phép 184 bánh heroin từ TPHCM đi Đài Loan (Trung Quốc).

Nhiều ông lớn bất động sản tên tuổi như Sông Đà, Eurowindow nợ tiền bảo hiểm

CAO NGUYÊN |

Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, tính đến tháng 3, nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản nợ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...). Trong số này có những đơn vị tên tuổi như Sông Đà, Vinaconex, Constrexim, Eurowindow, Tập đoàn FLC nợ bảo hiểm xã hội hàng chục tỉ đồng.

Để tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số cần "may đo" nhưng không "may sẵn"

Phương Anh |

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong 2023 đạt nhiều thành công nhất định. Song, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, nền kinh tế 2024 vẫn có thể gặp "sóng gió", cần đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số gỡ rối thị trường bất động sản...

Vượt khó để tăng trưởng kinh tế

Phong Nguyễn |

Kinh tế có xu hướng phục hồi nhưng còn nhiều nút thắt cần tháo mở là nhận định của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế khi đánh giá về những giải pháp đang và sẽ được triển khai đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2024 sau quý đầu khởi động khá tốt.

Châu Á dự kiến đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Song Minh |

Theo báo cáo được công bố tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2024, nền kinh tế châu Á dự kiến ​​sẽ tăng trưởng khoảng 4,5% trong năm 2024, cao hơn năm 2023 và tiếp tục là khu vực đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.