Để tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số cần "may đo" nhưng không "may sẵn"

Phương Anh |

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong 2023 đạt nhiều thành công nhất định. Song, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, nền kinh tế 2024 vẫn có thể gặp "sóng gió", cần đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số gỡ rối thị trường bất động sản...

Tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nhiều thách thức

Trong giai đoạn 2023 - 2024, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động nhanh, khó khăn, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, khu vực trên phạm vi toàn cầu. Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới về xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm... đã gây những tác động bất lợi.

Ảnh: Phương Anh
Hội thảo kinh tế Việt Nam 2024 - nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định. Ảnh: Phương Anh

Tại Hội thảo Khoa học thường niên nhằm phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2023, đánh giá về triển vọng năm 2024 diễn ra vào hôm nay (11.4), ông Phạm Tuấn Anh - Phó Viện trưởng điều hành Viện Kinh tế Việt Nam - cho biết: "Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 5,05%. Dù thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thế giới (3,1%) và cao mức bình quân trong khu vực ASEAN-5 (4,2%).

Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, lạm phát thấp, tỷ giá biến động nhỏ, thu chi ngân sách ổn định, đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Những kết quả này tạo niềm tin nền kinh tế trong nước đã vượt qua được những thách thức của năm 2023, củng cố nền tảng cho triển vọng phát triển của năm 2024".

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh - nhận định: "Các chính sách giải pháp 2023 về ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu và hoàn thiện khung khổ pháp lý có thể điều chỉnh. Song về cơ bản cần được tiếp tục thực hiện trong năm 2024 để thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô. Mức độ cải thiện tình hình tùy thuộc diễn biến từ bên ngoài. Điều tiên quyết là nỗ lực chính sách, cải cách của Việt Nam".

Ảnh: Phương Anh
TS. Võ Trí Thành cho biết cần có sự phòng thủ chắc chắn, vượt khó và bắt kịp xu thế để thúc đẩy nền kinh tế 2024 của Việt Nam gắn với ổn định kinh tế. Ảnh: Phương Anh

Cải cách chính sách, đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh để thúc đẩy kinh tế

Theo ông Võ Trí Thành, nền kinh tế phía trước còn nhiều khó khăn, thậm chí có "sóng bão". Song vẫn có lý do để tin vào một kết quả tích cực hơn trong phát triển kinh tế năm 2024.

"Trong đó, chuyển đổi số cần thực hiện việc "may đo" nhưng không "may sẵn" gắn với ba bài học bao gồm nghĩ lớn và làm cụ thể, chiến lược công ty và lãnh đạo tiên phong. Chuyển đổi xanh cũng cần đi từ chính đòi hỏi thị trường, người tiêu dùng, cam kết quốc tế, chính sách nhiều nước phát triển và cách thức thay đổi mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, dịch chuyển chuỗi cung ứng cần có tầm nhìn, năng lực nguồn nhân lực, văn hóa kinh doanh cũng như thương hiệu doanh nghiệp" - vị chuyên gia cho biết.

Theo TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiệu quả và nghệ thuật gỡ rối cho thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và nợ xấu ngân hàng là điều kiện tiên quyết để phục hồi vững chắc nền kinh tế.

"Những nỗ lực và ý chí chính trị trong cải cách thể chế, nhất là liên quan bất động sản một cách hiệu quả, kịp thời cũng đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, cần thúc đẩy một bộ máy nhà nước hoạt động hữu hiệu, cống hiến và đủ đổi mới sáng tạo, kiến tạo phát triển trong một thế giới đầy đổi thay" - TS Lê Xuân Sang nhận định.

Đối với thị trường bất động sản, TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ - cho rằng: "Cần có chính sách đột phá cho nhà ở bình dân và nhà ở xã hội. Trong đó tài trợ từ ngân sách là chủ đạo thông qua thuế quyền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó cấp bù chênh lệch lãi suất, tín dụng cho người mua nhà dài hạn và chống đầu cơ ở phân khúc này. Tiếp tục đột phá về thủ tục pháp lý, thủ tục phê duyệt 1/500, đấu thầu nhà đầu tư, cấp phép xây dựng. Xử lý nhanh, tích cực về giá và thủ tục giải phóng mặt bằng".

Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất thành lập khu kinh tế xanh đầu tiên của Việt Nam tại Hải Phòng

Đức Mạnh |

TP Hải Phòng đang khẩn trương, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng theo định hướng khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chuyển đổi số giúp xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Vũ Long |

Việc kết hợp chuyển đổi số với chuyển đổi xanh (chuyển đổi kép) đã góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp và xã hội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu gắn chuyển đổi số trong ứng phó hạn mặn

Thành Nhân |

Kết luận về công tác phòng chống hạn mặn ngày 7.4, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý, cần có tầm nhìn mới đối với cả Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và đặt trên bối cảnh tình hình sẽ thiếu lượng nước thượng nguồn, do đó cần có giải pháp căn cơ hơn, đồng bộ trên toàn vùng.

Thu giữ nhiều "hàng rừng" quý hiếm tại nhà trùm buôn thú rừng sau loạt bài của Lao Động

Nhóm phóng viên |

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện, thu giữ nhiều thú rừng còn sống và hàng chục kg động vật rừng đã bị giết hại tại một đầu mối thu gom hàng rừng mà phóng sự điều tra của Báo Lao Động đã phản ánh. Đáng chú ý trong số này có nhiều cá thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB.

Nguyên nhân 145 hộ dân ở Thanh Hóa chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư sau gần 10 năm

Trần Lâm |

Dù đã di dời, tái định cư ở nơi ở mới 10 năm nhưng 145 hộ dân đồng bào miền núi Thanh Hóa vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.

Người dân trong dự án Vành đai 1 mong chờ sớm được an cư

Tùng Giang |

Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục đi qua 2 quận Ba Đình và Đống Đa (Hà Nội) được phê duyệt từ tháng 12.2017, dự kiến hoàn thành năm 2020, nhưng cho đến nay chậm tiến độ do chậm giải phóng mặt bằng. Chưa thể an cư vì hạ tầng, nhà ở xuống cấp đã khiến cuộc sống của các hộ dân trong vùng dự án bị ảnh hưởng.

Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Nhóm PV |

Với lợi thế có ¾ diện tích là đồi núi, đường bờ biển dài, những năm qua ngành lâm - thủy sản nước ta đã có những bước phát triển ấn tượng. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới đối diện nguy cơ suy thoái, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu lâm, thủy sản vấp phải nhiều khó khăn, trong đó có việc thiếu vốn để đầu tư, sản xuất. Để ngành lâm - thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD, bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp, chủ trương tháo gỡ khó khăn, đồng hành của ngành ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vẫn chưa rõ ai là người cung tiến bia đá ghi sai nội dung ở Di tích Quốc gia Nghè Vẹt

Trần Lâm |

Đến hôm nay (12.4), vẫn chưa ngã ngũ về chủ nhân công đức tấm bia đá ghi sai nội dung ở Di tích Quốc gia Nghè Vẹt tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

Đề xuất thành lập khu kinh tế xanh đầu tiên của Việt Nam tại Hải Phòng

Đức Mạnh |

TP Hải Phòng đang khẩn trương, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng theo định hướng khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chuyển đổi số giúp xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Vũ Long |

Việc kết hợp chuyển đổi số với chuyển đổi xanh (chuyển đổi kép) đã góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp và xã hội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu gắn chuyển đổi số trong ứng phó hạn mặn

Thành Nhân |

Kết luận về công tác phòng chống hạn mặn ngày 7.4, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý, cần có tầm nhìn mới đối với cả Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và đặt trên bối cảnh tình hình sẽ thiếu lượng nước thượng nguồn, do đó cần có giải pháp căn cơ hơn, đồng bộ trên toàn vùng.