Sau hàng không tới hàng hải gặp khó vì dịch COVID-19

Lâm Anh |

Nếu hàng không đồng loạt huỷ chuyển, giảm chuyến và thiệt hàng cả nghìn tỉ đồng, ngành hàng hải cũng không khá hơn khi hàng loạt tuyến hàng hải bị huỷ, giảm chuyến vì dịch COVID-19. Thực tế ngày khiến vận tải biển vốn đang khó lại càng khó.

Vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải bị ảnh hưởng nặng nề

Theo thống kê của Lloyd’s List Intelligence, chỉ riêng tuần thứ sáu của năm 2020, số chuyến tàu vào các cảng của Trung Quốc đã giảm tới 23%, trong đó tuyến đi Mỹ bị hủy 82 chuyến, tuyến đi châu Âu bị hủy 54 chuyến, tương đương mức giảm 300.000 đến 350.000 TEU/tuần. Ước tính doanh thu của các hãng tàu bị giảm tới 350 triệu USD/tuần.

Với Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), đội tàu chủ yếu hoạt động trên các tuyến Đông Nam Á, Đông Bắc Á, trong đó sản lượng và doanh thu liên quan đến thị trường Trung Quốc (chuyên chở hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc) chiếm khoảng 30%... Ngoài ra, dịch bệnh còn ảnh hưởng chung đến toàn bộ thị trường vận tải biển khu vực và trên thế giới, làm chỉ số BDI giảm sâu nhất trong vòng 04 năm từ tháng 4/2016, chỉ còn 411 điểm vào ngày 10.02.2020. Điều này dẫn tới hoạt động vận tải biển của Vinalines vốn khó từ trước, nay lại càng khó hơn.

Dự kiến, trong 06 tháng đầu năm 2020, sản lượng vận tải của đội tàu Vinalines giảm 10-15%, doanh thu giảm khoảng 600 tỉ đồng và lỗ toàn đội tàu sẽ tăng thêm khoảng 500 tỉ đồng. Đặc biệt, đối với nhóm tàu đóng mới bằng nguồn vốn vay VDB trước các tác động nặng nề của dịch COVID-19 lại càng kém hơn. Việc trả nợ gốc và lãi vay đối với các khoản nợ VDB và các ngân hàng thương mại là vô cùng khó khăn. Trong trường hợp dịch bệnh kéo dài hết Quý I sang đến giữa Quý II/2020, nhiều khả năng hầu hết đội tàu của Vinalines sẽ phải nằmcảng dẫn tới không có dòng tiền trả nợ và chi phí duy trì đội tàu.

Đối với lĩnh vực được xem là “con gà đẻ trứng vàng” trong những năm qua là khai thác cảng biển, lấy ví dụ như cảng Quy Nhơn, một trong những đơn vị có nhiều tuyến vận tải hàng hóa đến các cảng phía Nam Trung Quốc, tuy điểm đến cách xa vùng tâm dịch, song mới chỉ sau Tết Nguyên Đán, thời gian dỡ hàng của tất cả các tàu đều lâu hơn do thời gian kiểm tra của phía Trung Quốc kéo dài hơn. Thời gian phát sinh khiến sản lượng chuyên chở của các tàu vận tải giảm từ 10 – 15%, kéo theo sản lượng hàng hóa thông qua cảng cũng bị giảm với tỷ lệ tương đương. Nếu thời gian trước, cảng Quy Nhơn khai thác 30/30 ngày, hiện tại số giờ làm việc của cảng chỉ còn 20 ngày. Tính trong tháng 1/2020, riêng Cảng này đã thiếu hụt khoảng 100.000 tấn hàng so với chỉ tiêu đề ra.

Sản lượng hàng thông qua các cảng của Vinalines hàng năm khoảng trên 100 triệu tấn, trong đó lượng hàng từ Trung Quốc, Đài Loan chiếm khoảng 35-40% tổng sản lượng. Do tàu không cập cảng, thời gian neo tàu dài và không có hàng dẫn tới các doanh nghiệp cảng biển cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Theo số liệu thống kê sơ bộ, các hãng tàu Trung Quốc, Đài Loan đã giảm mạnh lượng tàu vào các cảng của Việt Nam. Các hãng tàu lớn trên thế giới như Maersk, MSC, CMA-CGM, ... đều cắt giảm sản lượng do phải loại bỏ các cảng của Trung Quốc trong hành trình, dẫn tới giảm 30-40% sản lượng bốc xếp tại cảng.

Với sự sụt giảm của số lượng tàu ra/vào cảng, sản lượng hàng hóa lưu thông, hàng hóa xuất nhập khẩu, mức tiêu dùng của người dân, ... là những yếu tố tác động mạnh đến hoạt động logistics. Hoạt động tạm nhập tái xuất và hoạt động của các ICD bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chi phí lưu kho đặc biệt là kho lạnh tăng cao. 

Dự kiến 6 tháng đầu năm, sản lượng khối cảng biển toàn Tổng công ty ước tính giảm gần 19 triệu tấn, doanh thu ước giảm 992 tỉ đồng và giảm khoảng 224 tỉ đồng lợi nhuận. Doanh thu khối dịch vụ hàng hải của Tổng công ty ước tính giảm khoảng 269 tỉ đồng và giảm khoảng 10 tỉ đồng lợi nhuận.

Loay hoay tìm hướng giảm thiểu thiệt hại

Trao đổi với phóng viên, đại diện Vinalines cho biết sau khi dịch bệnh bùng phát, Tổng công ty đã tích cực xây dựng các kịch bản ứng phó, đồng thời rà soát, phân tích đánh giá cụ thể tác động của việc hàng hóa xuất nhập khẩu đặc biệt là liên quan đến thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp vận tải biển do chịu ảnh hưởng nhiều nhất của dịch bệnh, ngoài việc cơ cấu lại các nguồn lực, tiết giảm chi phí, sẽ đẩy mạnh công tác thị trường, thúc đẩy các loại hàng hóa/dịch vụ ít bị ảnh hưởng bởi thị trường truyền thống Trung Quốc, như hàng đi châu Âu, các nước Đông Nam Á..

Tuy nhiên, để gỡ khó Vinalines kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về thuế, nguồn hàng. Bộ Công thương làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, các hiệp hội và các chủ hàng Trung Quốc để kêu gọi sử dụng dịch vụ vận tải biển của Việt Nam để vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn các cửa khẩu đường bộ bị đóng cửa. Vinalines cũng kiến nghị các ngân hàng và tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp của Tổng công ty; thực hiện cơ cấu dứt điểm các khoản nợ, khoanh nợ gốc khi chưa xử lý nợ … nhằm hỗ trợ vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra.

Lâm Anh
TIN LIÊN QUAN

CĐ Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Sài Gòn động viên CNLĐ phòng COVID-19

Đỗ Tuyên - Đ.H |

Từ ngày 17 - 19.2, đồng chí Nguyễn Nghiệp – Phó chủ tịch phụ trách Công đoàn Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban chấp hành Công đoàn Công ty đã đi thăm hỏi, động viên công nhân lao động, kiểm tra công tác phòng dịch COVID-19 tại các cấp Công đoàn Công ty.

Doanh nghiệp vận tải lao đao vì nCoV

Đặng Tiến |

Do ảnh hưởng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) gây ra, các doanh nghiệp vận tải đang gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo thông tuyến và phục vụ hành khách, nhiều đơn vị đang phải bù lỗ để duy trì hoạt động.

Doanh nghiệp vận tải đề xuất giãn nợ, giảm phí giữa dịch virus Corona

Thiên Bình |

Hiệp hội vận tải TP Hà Nội đánh giá dịch virus Corona đang tác động đến các doanh nghiệp vận tải và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

CĐ Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Sài Gòn động viên CNLĐ phòng COVID-19

Đỗ Tuyên - Đ.H |

Từ ngày 17 - 19.2, đồng chí Nguyễn Nghiệp – Phó chủ tịch phụ trách Công đoàn Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban chấp hành Công đoàn Công ty đã đi thăm hỏi, động viên công nhân lao động, kiểm tra công tác phòng dịch COVID-19 tại các cấp Công đoàn Công ty.

Doanh nghiệp vận tải lao đao vì nCoV

Đặng Tiến |

Do ảnh hưởng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) gây ra, các doanh nghiệp vận tải đang gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo thông tuyến và phục vụ hành khách, nhiều đơn vị đang phải bù lỗ để duy trì hoạt động.

Doanh nghiệp vận tải đề xuất giãn nợ, giảm phí giữa dịch virus Corona

Thiên Bình |

Hiệp hội vận tải TP Hà Nội đánh giá dịch virus Corona đang tác động đến các doanh nghiệp vận tải và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn.