Quản lý ví tiền cho người giàu - nghề mới tại Việt Nam

Mạnh Hương |

Ở Việt Nam, tầng lớp người giàu đang tìm tới những chuyên gia tư vấn tài chính để giúp quản lý gia sản, tư vấn đầu tư. Dự kiến đến năm 2025, GDP bình quân Việt Nam có thể đạt mốc 5.000 USD/người. Khi thu nhập tăng lên, người dân sẽ phát sinh nhiều nhu cầu về phân bổ thu nhập, quản lý chi tiêu, bảo vệ tài chính và đầu tư gia tăng tài sản.

Phóng viên Báo Lao Động đã có buổi trò chuyện với ThS. Ngô Thành Huấn, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Quản lý gia sản FIDT về câu chuyện tư vấn quản lý gia sản và tư vấn tài chính.

Thưa ông, vì sao người giàu vẫn thuê người quản lý tài chính?

- Người giàu hiểu rõ giá trị của việc cần nhiều người giỏi bên cạnh để chuyên môn hoá. Ví dụ, chủ doanh nghiệp dù rất giỏi vẫn cần thuê CEO (tổng giám đốc) và CFO (giám đốc tài chính) để hỗ trợ. Để trở nên giàu có cần có đủ 3 yếu tố: Thiên thời - địa lợi - nhân hoà.

Người thành công hiểu rất rõ một phần thành công là do may mắn. Khi không phải lúc nào cũng có may mắn, thì cần người giỏi đồng hành để quản lý tài sản.

Ở các nước phát triển, ba vấn đề: Sức khoẻ, pháp lý và tài chính sẽ thuê người hỗ trợ. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển thì ngược lại, các vấn đề pháp lý, sức khoẻ, tài chính thì người dân tự làm trong khi việc sửa ống nước… lại đi thuê người sửa chữa. Điều này đi kèm theo vấn đề dân trí và thu nhập. Thu nhập cản trở người dân thuê người chuyên nghiệp để xử lý vấn đề cá nhân. Dân trí khiến người ta không thể nhận thức được là chúng ta không thể tự giải quyết. Việc này sẽ thay đổi dần theo thời gian.

Với kinh nghiệm quản lý tài chính cho người giàu, điều thú vị nhất trong nghề của ông là gì?

- Điểm thú vị là khách hàng của tôi không hỏi “Vì sao tôi giàu hơn anh mà anh tư vấn cho tôi?”, mà thường người chưa giàu hay hỏi tôi câu này.

Người giàu muốn mua kinh nghiệm của tôi. Tôi được tiếp xúc với nhiều trường phái đầu tư khác nhau mà người bình thường khó xây dựng kinh nghiệm đó. Khi quản lý tài sản tôi tiếp cận nhiều người khác nhau từ trung lưu đến rất giàu. Khách hàng tìm đến mình là có nỗi lo tài chính, họ chia sẻ câu chuyện để tôi biết câu chuyện đầu tư trong quá khứ của họ ra sao? Thành công nhờ yếu tố nào? Đầu tư bất động sản ở đâu thành công? Chứng khoán đầu tư thời điểm nào thành công? Duy nhất người quản lý tài sản mới được nghe câu chuyện này chứ không còn nghề nào được khách hàng chia sẻ cho nghe câu chuyện đó.

Giống như nghề bác sĩ, làm càng nhiều thì càng nhiều kinh nghiệm, gừng càng già càng cay.

Điều quý giá nhất trong nghề quản lý tài sản là tôi được nghe nhiều bài học thực tế mà trong ghế nhà trường không dậy. Khi tiếp xúc với người nhiều tiền, tôi biến những bài học đó thành kinh nghiệm cho mình và hỗ trợ cho khách hàng sau. Người giàu muốn mua kinh nghiệm. Họ biết tôi đang quản lý tệp khách hàng có thể lên tới 100 người có tài sản trên 50 tỉ đồng. Tôi đã nghe tới 100 câu chuyện khác nhau, khách hàng muốn nghe câu chuyện đó. Khi được nghe 100 câu chuyện kinh nghiệm thất bại thì khách hàng của tôi có thể né được 100 cách thất bại khác nhau. Khi né được thất bại thì sẽ gia tăng xác suất thành công.

Việc tư vấn tài chính và quản lý gia sản có chỉ dành riêng cho người có tiền không thưa ông?

- Việc tư vấn tài chính cá nhân dành cho tất cả mọi người. Từ các bạn trẻ, gia đình trung lưu đến khá giả đều sẽ cần có những tư duy về hoạch định tài chính cá nhân đúng và phù hợp theo mỗi giai đoạn để phát triển tài chính. Nếu các bạn trẻ tập trung vào tăng tiết kiệm, tìm hiểu đầu tư thì gia đình trung lưu trở lên sẽ là phân bổ thu nhập, bảo vệ tài chính, hoạch định hưu trí và quản lý tài sản.

Làm thế nào để phát triển thị trường tư vấn tài chính lành mạnh ở Việt Nam, thưa ông?

- Ở nước ngoài, Financial Advisor (tư vấn tài chính) là nghề có tiêu chuẩn và được cấp giấy phép từ Chính phủ. Tôi hy vọng nghề tư vấn tài chính ở Việt Nam sẽ sớm có hành lang pháp lý hoàn thiện để phát triển chất lượng thị trường tài chính.

Những bê bối gần đây trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, trái phiếu đã khiến không ít người dân mất niềm tin vào các tư vấn viên. Hậu quả này một phần tới từ các hành vi phi đạo đức của các tư vấn viên tài chính cá nhân. Ở Việt Nam thiếu chiến lược tài chính toàn diện.

Gần đây, khi thị trường tài chính phát triển mạnh, nhiều sản phẩm tài chính có độ rủi ro lớn cho nhà đầu tư cá nhân. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa bên bán và bên mua như một số ngân hàng tư vấn đánh tráo khái niệm giữa gửi tiết kiệm và mua trái phiếu khiến hàng chục nghìn tỉ đồng của người dân bị đóng băng trong trái phiếu. Tư vấn bảo hiểm lập lờ khiến nhiều khách hàng bức xúc. Bất động sản có hàng trăm dự án không đủ tính pháp lý nhưng vẫn mở bán…

Mạnh Hương
TIN LIÊN QUAN

Triển khai Bản đồ số hộ kinh doanh phục vụ quản lý thuế

TRÍ MINH |

Cơ quan thuế triển khai Bản đồ số hộ kinh doanh nhằm quản lý người nộp thuế một cách trực quan, nắm bắt tốt địa bàn, chống sót hộ, chống thất thu ngân sách.

Chùa Ba Vàng không có số liệu báo cáo về quản lý tiền công đức

TRÍ MINH |

Ngày 22.7, phía Bộ Tài chính cho biết vừa có báo cáo gửi Chính phủ về kết quả thực hiện thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023. Đáng chú ý, còn trên 50 di tích không có số liệu báo cáo, trong đó có chùa Ba Vàng ở Uông Bí.

Chấm dứt thí điểm Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hôm nay (11.7), thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Nghị quyết về việc chấm dứt việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Giờ thứ 9: Mua vợ - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Một cô gái nông thôn, nhà nghèo được người đàn ông giàu có “mua” về làm vợ, nhưng lạ thay, ông ta không hề ép buộc cô gái và còn dạy nghề, dạy kinh doanh cho cô gái ấy.

Tin 20h: Lý do hàng chục cán bộ xã vắng mặt trong giờ làm việc

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 6.8: Miền Bắc sắp đón nắng nóng sau đợt mưa lớn kéo dài; Hai xe tải va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 1 người thiệt mạng; Cả huyện mất liên lạc, 31 nhà bị vùi lấp, 2 trẻ nhỏ thiệt mạng tại Mù Cang Chải; Vụ hàng chục cán bộ xã vắng mặt trong giờ làm việc: Nhiều thông tin chưa được làm rõ;...

Sạt lở trên đỉnh đồi, Đắk Nông tức tốc di dời người dân đến nơi an toàn

Phan Tuấn - Mai Hương |

Ngày 6.8.2023, tại khu vực thôn Tân Hiệp, xã Đắk R’Moan, thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) lực lượng dân quân hỗ trợ người dân tháo dỡ và di dời nhà và tài sản.

Đề nghị Chính phủ giải quyết dứt điểm tồn tại ở dự án Sông Lô Nha Trang

Hữu Long |

Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp để làm rõ các nội dung công dân khiếu nại, tố cáo, phản ánh tại dự án Sông Lô Nha Trang và có các giải pháp căn cơ nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc.

Cơ hội của Nguyễn Thị Oanh tại ASIAD 19

HOÀI VIỆT |

Vận động viên Nguyễn Thị Oanh của đội tuyển điền kinh Việt Nam được chờ đợi có thể giành huy chương tại ASIAD 19 sắp tới.

Triển khai Bản đồ số hộ kinh doanh phục vụ quản lý thuế

TRÍ MINH |

Cơ quan thuế triển khai Bản đồ số hộ kinh doanh nhằm quản lý người nộp thuế một cách trực quan, nắm bắt tốt địa bàn, chống sót hộ, chống thất thu ngân sách.

Chùa Ba Vàng không có số liệu báo cáo về quản lý tiền công đức

TRÍ MINH |

Ngày 22.7, phía Bộ Tài chính cho biết vừa có báo cáo gửi Chính phủ về kết quả thực hiện thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023. Đáng chú ý, còn trên 50 di tích không có số liệu báo cáo, trong đó có chùa Ba Vàng ở Uông Bí.

Chấm dứt thí điểm Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hôm nay (11.7), thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Nghị quyết về việc chấm dứt việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.