Phó Chủ tịch TPHCM đề nghị Chính phủ ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cường Ngô |

Lãnh đạo UBND TPHCM kiến nghị Chính phủ, trong thời gian tới ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động, ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chịu tổn thương bởi đại dịch. Bởi đây là những doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.

Ngày 6.12, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 thường niên lần thứ 3 với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và đồng chủ trì diễn đàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì
Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0. Ảnh: BKTTW

Biến đau thương thành hành động

Phát biểu tại diễn đàn, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của TPHCM gắn với việc phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó, từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo, TPHCM sẽ tập trung các nguồn lực để phục hồi sản xuất, tăng cường đổi mới sáng tạo, với hai giai đoạn chính.

Giai đoạn 1, từ nay đến hết 2022: Giai đoạn này, TPHCM sẽ tập trung khắc phục hệ luỵ, phục hồi sản xuất kinh doanh trên cơ sở thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19. "TPHCM sẽ biến đau thương thành hành động, gắn phát triển kinh tế với chiến lược phát triển y tế và an sinh xã hội", ông Hoan nói.

Giai đoạn 2, từ năm 2023-2025 và những năm tiếp theo: Theo ông Hoan, TPHCM sẽ tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, giải quyết các điểm nghẽn với sự phát triển nhanh và bền vững của thành phố.

Trong đó, tập trung mọi nguồn lực, phát huy các thế mạnh của thành phố, từng bước hình thành các trung tâm về kinh tế, tài chính, trung tâm dịch vụ mua sắm, giáo dục, đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, dịch vụ chất lượng cao về y tế, logistics…

"Để thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của thành phố giai đoạn này, chúng tôi sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn như nâng cao chất lượng ngành kinh tế, chọn lọc các phân khúc, tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi các giá trị ngành và lĩnh vực, để tập trung đầu tư mọi nguồn lực gắn với phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao của TP", ông Hoan nói.

Tại diễn đàn, ông Hoan cũng kiến nghị Chính phủ, trong thời gian tới ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công cho các dự án đầu tư hạ tầng quan trọng của khu vực phía Nam - những dự án có tính chất thúc đẩy, liên vùng, tạo động lực phát triển kinh tế.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động, ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chịu tổn thương bởi đại dịch. Bởi đây là những doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.

Xác định rõ triết lý phát triển, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Phát biểu khai mạc, ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, thời gian vừa qua, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã làm thay đổi sâu sắc mọi mặt về kinh tế - xã hội thế giới.

Ông Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: BKTTW
Ông Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: BKTTW

Đặc biệt, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, nguy cơ làm tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 giảm từ 0,2 - 0,4 điểm %. Việt Nam cũng đang chịu tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19 đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, ảnh hưởng lâu dài đến cả cung và cầu.

Dự báo dịch COVID-19 còn tiếp tục kéo dài, khó lường; nền kinh tế đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ vượt quá sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp, người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, nhu cầu cấp bách, khẩn trương hiện nay là tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19.

Đồng thời tạo nền tảng, hỗ trợ các động lực tăng trưởng trong dài hạn thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển triển mới.

Theo ông Trần Tuấn Anh, thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giúp Việt Nam tăng năng lực cạnh tranh toàn cầu, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam liên tục được cải thiện qua các năm, năm 2021 đứng thứ 44/126 quốc gia.

Song, quá trình phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19 và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng Công nghiệp 4.0 đang gặp phải những trở ngại lớn.

Điển hình như mô hình tăng trưởng chưa dựa nhiều trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp; vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế...

Vì lẽ đó, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, nhiệm vụ và yêu cầu cấp bách đặt ra là phải xác định rõ triết lý phát triển, mô hình và chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới của giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, cần nhanh chóng phục hồi kinh tế nhưng cần phát triển bền vững, gắn với phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi số - vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Hiệp Hạnh |

Tại Hội thảo “Phát triển thị trường cho doanh nghiệp thương mại điện tử trong bối cảnh Chuyển đổi số”, do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức mới đây, các chuyên gia đều cho rằng, Chuyển đổi số là một vấn đề “sống còn”, tạo ra cơ hội phát triển thị trường cho doanh nghiệp tại Việt Nam.

Doanh nghiệp lo lương tháng 13 để giữ chân lao động

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương trải qua một năm đầy biến động do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, dù còn nhiều khó khăn, nhưng chủ doanh nghiệp ở Bình Dương vẫn cố gắng lo đầy đủ lương và có lương tháng 13 để chia sẻ một phần vất vả với người lao động.

Tăng cường quản lý, thanh tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Vương Trần |

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 8857/CĐ-VPCP ngày 3.12.2021 về tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Lý giải đề xuất sửa đổi, cập nhật gần 400 tên đường ở TPHCM

HUYÊN NGUYỄN (thực hiện) |

Thống kê gần 400 tên đường bị sai, trùng tên, tên không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá… tại TPHCM nhận được nhiều tranh luận, trong đó không ít ý kiến lo ngại các thủ tục rắc rối, tốn kém nếu điều chỉnh. Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS), Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu đề án “Công tác đặt đổi tên đường và công trình công cộng tại TPHCM – Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020” để hiểu rõ hơn về những đề xuất điều chỉnh này.

Khởi tố 14 người thuộc Chi cục đăng kiểm đường thuỷ ở TPHCM, Vũng Tàu

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sáng ngày 17.2, Công an TPHCM đã tổ chức họp báo, cung cấp thêm một số thông tin mới nhất liên quan đến các trung tâm đăng kiểm có xảy ra sai phạm trong thời gian vừa qua trên địa bàn TPHCM và các tỉnh.

Những quán ăn Hà Nội chẳng khác nào nhà hàng mậu dịch

Chí Long |

Tới các quán ăn này, du khách như ngược dòng thời gian trở về thời "ông bà ta" với khung cảnh xưa cũ, tem phiếu, sổ gạo thời bao cấp, sử dụng vật trang trí như đèn bấc, xe đạp Phượng Hoàng, ăn cơm độn khoai, cà muối.

Kiểm định cầu Nhật Tân, Thanh Trì cùng lúc có gây khó khăn cho người dân?

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều ý kiến lo ngại việc kiểm định cùng lúc hai cầu Thanh Trì và cầu Nhật Tân sẽ không phù hợp và gây khó cho giao thông, vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng sẽ linh động, nếu ùn tắc kéo dài sẽ mở rào để phương tiện lưu thông.

Phó Giám đốc Công an Hà Tĩnh: Vi phạm mua sắm trang thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh rất lớn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Chiều 16.2, phóng viên Báo Lao Động đã trực tiếp gặp Đại tá Nguyễn Thanh Liêm - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh để nắm bắt thông tin về vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Hà Tĩnh mà Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố.

Chuyển đổi số - vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Hiệp Hạnh |

Tại Hội thảo “Phát triển thị trường cho doanh nghiệp thương mại điện tử trong bối cảnh Chuyển đổi số”, do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức mới đây, các chuyên gia đều cho rằng, Chuyển đổi số là một vấn đề “sống còn”, tạo ra cơ hội phát triển thị trường cho doanh nghiệp tại Việt Nam.

Doanh nghiệp lo lương tháng 13 để giữ chân lao động

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương trải qua một năm đầy biến động do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, dù còn nhiều khó khăn, nhưng chủ doanh nghiệp ở Bình Dương vẫn cố gắng lo đầy đủ lương và có lương tháng 13 để chia sẻ một phần vất vả với người lao động.

Tăng cường quản lý, thanh tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Vương Trần |

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 8857/CĐ-VPCP ngày 3.12.2021 về tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.