Phạt nặng, thu tên miền nếu lợi dụng thương mại điện tử để bán hàng giả

Vũ Long |

Từ ngày 15.10, các hành vi lợi dụng thương mại điện tử để gian lận, kinh doanh hàng giả, hàng cấm sẽ bị xử lý rất nặng.

"Ăn theo" thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả

Theo Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), từ ngày 15.10, khi Nghị định 98/2020/NĐ-CP Chính phủ vừa ban hành sẽ quy định lại mức xử phạt trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đặc biệt, Nghị định mới vừa được ban hành đã bổ sung nhiều nội dung mới về quản lý thương mại điện tử.

Theo đó, từ ngày 15.10, khi Nghị định số 98/2020/NĐ-CP hiệu lực thi hành, mức phạt cho các hành vi gian lận, kinh doanh hàng giả, hàng cấm nâng cao nhiều lần, cao nhất là 50 triệu đồng.

Phó Chánh văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) - ông Nguyễn Kỳ Minh cho biết: Trong 5 năm qua, thương mại điện tử đã phát triển ở mức đáng kinh ngạc, tạo nhiều thuận lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, các đối tượng xấu cũng lợi dụng môi trường thương mại điện tử để bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu, xâm phạm bản quyền.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), liên tục trong 5 năm qua thương mại điện tử tăng trưởng ở mức trên 25%, tỉ trọng doanh thu so với tổng mức bán lẻ cũng đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng kéo theo nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Nhiều đối tượng đã lợi dụng thương mại điện tử để buôn bán hàng giả, hàng cấm và hàng vi phạm bản quyền trên môi trường trực tuyến.

Điều này được minh chứng qua các vụ kiểm tra, phát hiện hàng trăm vụ kinh doanh online, bán hàng trực tuyến các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu lớn như Nike, Adidas, Chanel, Gucci…

Phạt tiền mức cao nhất, thu hồi giấy phép, tên miền

Theo Phó Chánh văn phòng Nguyễn Kỳ Minh, trước đây, các sàn thương mại điện tử rất cần các chính sách mở để thu hút người bán, nhưng giờ đây khi lượng người tham gia rất lớn lên tới hàng trăm ngàn, hàng triệu người bán thì lúc này vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường lại nổi bật lên. Các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể yêu cầu các sàn phải có trách nhiệm xử lý, đóng các tài khoản xấu hoặc có các hình thức xử phạt về mặt kỹ thuật.

Tổng quan thương mại điện tử Việt Nam. Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019.
Tổng quan thương mại điện tử Việt Nam. Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019.

Còn theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, khi phát hiện ra hành vi vi phạm của các sàn thương mại điện tử, có thể áp dung mức phạt tiền từ 30– 40 triệu đồng đối với hành vi đã nhận được phản ánh nhưng không xử lý.

Thậm chí, với các trường hợp tái phạm nhiều lần, không phối hợp với các cơ quan quản lý có thể sẽ bị thu hồi giấy phép, dừng tên miền.

Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng bổ sung, mở rộng đối tượng quản lý thương mại điện tử lên các nền tảng ứng dụng di động bán hàng, các ứng dụng này cũng sẽ được quản lý với các chế tài tương tự với website thương mại điện tử.

Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định các mức xử phạt cụ thể với các nhóm hành vi như: Thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động; Vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Xoá nỗi lo lộ, lọt thông tin cá nhân khi tham gia thương mại điện tử

Minh Bằng |

Thương mại điện tử là một xu thế tất yếu, đặc biệt tỏ rõ hiệu quả khi dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, một trong những nỗi lo thường trực là việc lộ, lọt thông tin cá nhân của khách hàng đã kéo theo nhiều hệ luỵ. Nghị định 98/2020/ NĐ-CP ban hành ngày 26.8 và có hiệu lực từ 25.10.2020 đã chi tiết hoá hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử, trong đó nêu bật trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ.

Bịt lỗ hổng hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

minh bằng |

Bộ Công thương vừa trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP với mục đích ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, nguồn gốc trôi nổi trên sàn thương mại điện tử hiện nay.

Muốn bán hàng trên website thương mại điện tử, phải làm gì?

phương dung |

Bạn đọc có email anvyxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi dự định bán hàng trên website thương mại điện tử của công ty. Thủ tục thông báo website thương mại điện tử như thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Xoá nỗi lo lộ, lọt thông tin cá nhân khi tham gia thương mại điện tử

Minh Bằng |

Thương mại điện tử là một xu thế tất yếu, đặc biệt tỏ rõ hiệu quả khi dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, một trong những nỗi lo thường trực là việc lộ, lọt thông tin cá nhân của khách hàng đã kéo theo nhiều hệ luỵ. Nghị định 98/2020/ NĐ-CP ban hành ngày 26.8 và có hiệu lực từ 25.10.2020 đã chi tiết hoá hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử, trong đó nêu bật trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ.

Bịt lỗ hổng hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

minh bằng |

Bộ Công thương vừa trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP với mục đích ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, nguồn gốc trôi nổi trên sàn thương mại điện tử hiện nay.

Muốn bán hàng trên website thương mại điện tử, phải làm gì?

phương dung |

Bạn đọc có email anvyxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi dự định bán hàng trên website thương mại điện tử của công ty. Thủ tục thông báo website thương mại điện tử như thế nào?