Nhiệt điện Na Dương: "Vượt rào" xây dựng công trình trái phép 13ha?

Nhóm PV |

Mặc dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp đất, cho thuê đất, song Công ty Nhiệt điện Na Dương – TKV (thuộc Công ty Điện lực – TKV) tại thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn vẫn cố tình xây dựng công trình xử lý môi trường trên diện tích 13ha. Điều đáng nói sự việc tồn tại đã lâu nhưng chưa được xử lý.

"Tiền trảm hậu tấu", xây dựng công trình 13ha

Trong bài viết trước, Lao Động đã phản ánh việc Nhiệt điện Na Dương "bức tử" cuộc sống người dân. Từ khi nhà máy này xây dựng và đưa vào vận hành, người dân xung quanh nhà máy luôn phải sinh sống trong cảnh môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do tro xỉ của nhà máy thải ra.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của phóng viên, nhà máy nhiệt điện này còn xây dựng hệ thống xử lý môi trường lên tới 13ha trong nhiều năm, nhưng phần diện tích này lại chưa được cơ quan chức năng tiến hành giao đất hoặc cho thuê đất.

Theo tài liệu của Báo Lao Động, giai đoạn 2013 - 2015, Công ty Nhiệt điện Na Dương - TKV  tiến hành xây dựng công trình các bờ chắn xỉ và hệ thống xử lý môi trường. Công trình gồm bờ chắn, lắng xỉ số 1, dài 100 m, rộng 300 m, diện tích 30.000 m2; bờ chắn, lắng xỉ số 2 dài 150 m, rộng 200 m, diện tích 30.000 m2; bờ chắn, lắng xỉ số 3 dài 100 m, rộng 250 m, diện tích 25.000 m2; trạm và hồ xử lý nước dài 150 m, rộng 300 m, diện tích 45.000m2. Tổng diện tích là 130.000 m2 (13 ha).

Đến ngày 15.3.2022, ông Phạm Đức Tuyên - Phó giám đốc Công ty Nhiệt điện Na Dương – TKV vẫn có công văn số 623/NĐND-KHĐTVT (CV 623) về việc xin thuê đất làm hệ thống xử lý môi trường. Theo đó, Công ty Nhiệt điện Na Dương đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn cho công ty thuê 13ha sử dụng vào mục đích làm hệ thống xử lý môi trường.

Công ty Nhiệt điện Na Dương. Ảnh: PV
Công ty Nhiệt điện Na Dương. Ảnh: PV

Tại CV 623, Công ty Nhiệt điện Na Dương báo cáo: Ngày 28.5.2010, UBND tỉnh Lạng Sơn ra quyết định 776 về việc phê duyệt Quy hoạch đổ thải, thoát nước có tỉ lệ 1/2000 bãi thải xỉ Nhà máy Nhiệt điện Na Dương - TKV.

Ngày 19.6.2013, Tổng Công ty Điện lực TKV có Quyết định số 834 về việc phê duyệt dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu dự án bãi thải tro xỉ Công ty Nhiệt điện Na Dương giai đoạn 2013 - 2015.

Trên thực tế, UBND huyện Lộc Bình giao các cơ quan chuyên môn đo đạc đất đai, kiểm đếm cây cối hoa màu. Từ năm 2012 đến nay, UBND huyện Lộc Bình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và chi trả hơn 20 tỉ cho 42 hộ gia đình và 1 tổ chức, với tổng diện tích 57,79 ha.

Sau khi giải phóng mặt bằng, ngày 2.6.2020, UBND tỉnh Lạng Sơn ra quyết định số 1012 về việc cho Công ty Nhiệt điện Na Dương - TKV thuê 9,64 ha vào mục đích bãi tro xỉ nhà máy. Hiện tại, công ty đang đổ thải trong diện tích được cho thuê. Tuy nhiên, phần diện tích hệ thống xử lý môi trường 13 ha - dù đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa được UBND tỉnh Lạng Sơn cho thuê đất.

Lý giải… vô lý

Lý giải với báo Lao Động việc xây dựng công trình 13 ha khi chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất, đại diện Công ty Nhiệt điện Na Dương cho biết, một trong những vướng mắc lớn nhất là do vướng phải Quyết định số 452 ngày 12.4.2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng.

Cụ thể, Quyết định của Thủ tướng chỉ đạo: "Đảm bảo đáp ứng lượng tồn trữ tại bãi chứa của từng nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón nhỏ hơn tổng lượng phát thải của 2 năm sản xuất", nên ngày 2.6.2020, UBND tỉnh Lạng Sơn ra quyết định số 1012 về việc cho Công ty Nhiệt định Na Dương -TKV thuê 9,64 ha (tương đương với 2 năm đổ thải của công ty) vào mục đích làm bãi chứa tro, xỉ.

Công trình hệ thống xử lý môi trường không nằm trong diện tích 9,64 ha UBND tỉnh Lạng Sơn cho công ty thuê. Chính vì vậy, Công ty Nhiệt điện Na Dương mới có công văn đề nghị tỉnh cho thuê thêm đất.

Bãi tro xỉ của Công ty Nhiệt điện Na Dương chất cao như núi. Ảnh: PV
Bãi tro xỉ của Công ty Nhiệt điện Na Dương chất cao như núi. Ảnh: PV
Bãi tro xỉ của Công ty Nhiệt điện Na Dương chất cao như núi. Ảnh: PV

Thế nhưng, tại công văn 623/NĐND-KHĐTVT của Công ty Nhiệt điện Na Dương về việc xin thuê đất làm hệ thống xử lý môi trường đã nêu rõ: Giai đoạn 2013 – 2015, Công ty đã xây dựng các bờ chắn xỉ và hệ thống xử lý môi trường. Công trình này có tổng diện tích 13ha.

Công văn này cũng nêu, hiện nay những công trình này đã thực hiện xong và đưa vào sử dụng, nhưng chưa được UBND tỉnh Lạng Sơn cho thuê đất.

Như vậy, Công ty Nhiệt điện Na Dương đã dùng Quyết định số 452 ngày 12.4.2017 của Thủ tướng Chính phủ để lý giải cho việc xây dựng công trình 13ha khi chưa được giao đất, cho thuê đất là một việc hết sức phi lý.

Bởi, công trình hệ thống xử lý môi trường của Công ty Nhiệt điện Na Dương đã được xây dựng vào giai đoạn 2013 - 2015 trong khi đó Quyết định số 452 Thủ tướng Chính phủ phải đến ngày 12.4.2017 mới được ban hành.

Trao đổi về vấn đề này, ông Chu Văn Thạch - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn cho biết, đối với diện tích công ty muốn thuê thêm (13ha) thì phải có căn cứ, nếu không có căn cứ thì không thể cho thuê được..

Chiếm đất là vi phạm pháp luật

Để hiểu rõ hơn quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, phóng viên Báo Lao Động đã trao đổi với Luật sư Nguyễn Hà Luân - Trưởng Văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội).

Theo Luật sư Nguyễn Hà Luân, căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định 91 của Chính phủ (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) giải thích từ ngữ về một trong những hành vi chiếm đất như sau: "Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật".

Với hành vi chiếm đất, tùy theo mức độ có thể xử lý khác nhau. Tiêu biểu như: Điểm d khoản 1 điều 14 Nghị định 91 quy định hành vi lấn chiếm đất có thể bị "Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên".

Nếu tình trạng lấn chiếm đất nghiêm trọng, căn cứ vào điều 228 Bộ Luật hình sự 2015 quy định  về "Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai".

Theo đó điều 228 quy định: Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, hành vi sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật có thể bị phạt lên tới 70 triệu đồng và có thể buộc phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Nếu hành vi này nghiêm trọng người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 228 Bộ Luật Hình sự 2015. 

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Nhiệt điện Na Dương: Dân khổ vì ô nhiễm môi trường

Nhóm PV |

Thời gian vừa qua, hơn 100 hộ dân (chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng) thuộc tiểu khu 1,2 thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn lên tiếng về việc Nhà máy Nhiệt điện Na Dương gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cũng như sức khỏe của họ.

Dân bức xúc tố trạm trộn bê tông không phép gây ô nhiễm môi trường

Trần Trọng |

Hòa Bình – Người dân huyện Lạc Thủy cho rằng 4 năm qua, trạm trộn bê tông tại địa bàn xả chất thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Hơn thế nữa, lãnh đạo địa phương xác nhận đơn vị này chưa được cấp phép.

Công đoàn thưởng thi đua tại Dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2

Hải Anh |

Sơ kết phong trào thi đua triển khai Dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã trao khen thưởng cho 10 tập thể xuất sắc trong tháng 4 và tháng 5.2022 với số tiền 4 triệu đồng/tập thể.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Nhiệt điện Na Dương: Dân khổ vì ô nhiễm môi trường

Nhóm PV |

Thời gian vừa qua, hơn 100 hộ dân (chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng) thuộc tiểu khu 1,2 thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn lên tiếng về việc Nhà máy Nhiệt điện Na Dương gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cũng như sức khỏe của họ.

Dân bức xúc tố trạm trộn bê tông không phép gây ô nhiễm môi trường

Trần Trọng |

Hòa Bình – Người dân huyện Lạc Thủy cho rằng 4 năm qua, trạm trộn bê tông tại địa bàn xả chất thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Hơn thế nữa, lãnh đạo địa phương xác nhận đơn vị này chưa được cấp phép.

Công đoàn thưởng thi đua tại Dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2

Hải Anh |

Sơ kết phong trào thi đua triển khai Dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã trao khen thưởng cho 10 tập thể xuất sắc trong tháng 4 và tháng 5.2022 với số tiền 4 triệu đồng/tập thể.