Nhà mạng được giảm cước kết nối cuộc gọi từ 1.5: Quyền lợi thuê bao - bao giờ được coi trọng?

THÔNG CHÍ - LINH ANH |

Thông tư 48/2017/TT-BTTTT có hiệu lực từ 1.5.2018 có quy định về giá cước mới, trong đó giảm tới gần 20% cước đối với kết nối cuộc gọi giữa 2 mạng di động. Vậy, với quy định mới này, người dùng sẽ được lợi gì?

Mới chỉ là “chuyện nội bộ” của các nhà mạng

Theo quy định của Thông tư 48, trường hợp gọi đến số thuê bao của nhà mạng Viettel, mạng di động gọi đi phải trả cho Viettel 400 đồng/phút; gọi đến số thuê bao của các nhà mạng MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile, Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu, mạng di động gọi đi phải trả cho các nhà mạng này 440 đồng/phút. Trước đó, Thông tư 33/2009 quy định: Trường hợp 2 mạng di động kết nối trực tiếp với nhau, mạng di động khởi phát cuộc gọi trả mạng di động kết cuối cuộc gọi cước kết nối 500 đồng/phút đối với cuộc gọi kết cuối vào mạng di động của doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế và 550 đồng/phút đối với cuộc gọi kết cuối vào mạng di động của doanh nghiệp khác.

Các mức giá cước kết nối cuộc gọi được nêu trên, bao gồm phần giá cước kết nối trả cho doanh nghiệp, khi phải kết nối gián tiếp qua mạng đường dài trong nước, nhưng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, khi thông tư này đưa ra, nhiều khách hàng hiểu nhầm, việc giảm giá cước này là giảm giá cước di dộng. Thực tế thì không phải như vậy, theo giải thích từ các chuyên gia thì: “Đây chỉ là giảm giá cước di động giữa các nhà mạng, không phải là giảm cước gọi ngoại mạng của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể hi vọng rằng, khi giá cước di động giữa các nhà mạng giảm, các nhà mạng có thể cân nhắc để giảm cước gọi ngoại mạng như một cách để “kích cầu”.

Còn tờ VTCnews dẫn lời 1 đại diện Vinaphone nhấn mạnh, đây không phải là giảm cước cuộc gọi, người dân không nên nhầm lẫn. “Theo Thông tư 48, cước kết nối giữa các nhà mạng với nhau sẽ giảm khoảng 20%. Việc giảm giá cước lần này liên quan tới các nhà mạng với nhau không phải giảm giá cước các dịch vụ của mạng,” - vị đại diện Vinaphne nói.

Dưới góc nhìn của chuyên gia viễn thông, việc giảm giá cho khách hàng sẽ khó diễn ra, bởi trước đó, nhà mạng đã mất một phần doanh thu khá lớn trong việc siết khuyến mại. Theo phân tích của nguyên lãnh đạo Bộ TTTT, cuối năm 2017, Bộ TTTT ban hành 2 thông tư: Thông tư 47/2017/TT-BTTTT và Thông tư 48/2017/TT-BTTTT. Thông tư 47 có hiệu lực từ ngày 1.3, quy định về trần khuyến mãi giá trị thẻ cào cho thuê bao trả trước không quá 20%, thuê bao trả sau không quá 50%. Thông tư 48 chính thức có hiệu lực từ ngày 1.5, quy định giá cước cuộc gọi di động giữa các nhà mạng sẽ tiếp tục giảm khoảng 20% so với mức hiện hành. “Với 2 thông tư có cùng ngày ban hành 29.12.2017, có hiệu lực chỉ cách nhau 2 tháng thì thấy rõ ý đồ của cơ quan quản lý đã tính toán rất kỹ việc siết khuyến mại sẽ ảnh hưởng doanh thu các nhà mạng nên đã bù đắp về việc giảm cước kết nối” - vị chuyên gia này cho hay.

Trong chiều 1.5, PV Lao Động đã đặt vấn đề, Thông tư 48 có hiệu lực từ 1.5, giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại giữa 2 mạng di động sẽ được giảm khoảng 20%, vậy có giảm giảm cước cuộc gọi cho các chủ thuê bao? Trả lời vấn đề này, đại diện truyền thông của 2 nhà mạng lớn cho rằng, chưa có thông tin về việc này và sẽ phản hồi sớm nhất. Như vậy, tới nay, khi Thông tư 48 có hiệu lực, vẫn chưa có bất cứ phản hồi từ các nhà mạng về việc giảm giá cước cuộc gọi cho các khách hàng.

Quyền lợi khách hàng: Hãy đợi đấy?

Với cách hiểu như trên, việc giảm giá cước di động sau khi Thông tư 48 ban hành khó xảy ra, hoặc sẽ “cân nhắc”. Song vì lợi ích của mình, nhà mạng sẽ khó san sẻ quyền lợi cho khách hàng. Về nguyên tắc, giá cước di dộng được hình thành bởi cước nội bộ (nếu chỉ gọi nội mạng)+ cước kết nối (nếu gọi ngoại mạng)+ giá trị gia tăng. Như vậy, khi cước kết nối cuộc gọi được giảm 20%, thì đồng nghĩa với việc cước di động sẽ phải giảm tương ứng.

Điều đáng nói là, thông tư 48/2017/TT-BTTTT đã không nhắc đến việc này và các nhà mạng cũng “lờ đi”. Vì thế, việc thực hiện thông tư 48 là ảnh hưởng gián tiếp tới quyền lợi của khách hàng.

Hiện tại, cước gọi liên mạng của Vinaphone là 1.380 đồng/phút (với thuê bao trả trước) và 980 đồng/ phút với thuê bao trả sau. Hoặc mạng Viettel, cước liên mạng đối với thuê bao trả sau là 990 đồng/ phút còn với thuê bao trả trước thì Vietel có gói thấp nhất (Tomato 690) với mức phí 690đ/phút - rẻ hơn 40% so với gói cước thông thường. Cước phí được tính theo phạm vi tỉnh và không phân biệt giá cước nội mạng hay ngoại mạng.

Với 2 trường hợp trên, nếu việc cước kết nối liên mạng giảm 20% thì mạng di động cũng cần phải được giảm tương ứng, tùy theo chính sách của nhà mạng thay vì các nhà mạng lợi dụng thông tư để làm lợi cho mình.

Cước kết nối giữa các nhà mạng giảm 20% từ ngày 1.5 nhưng nhiều khả năng khách hàng sẽ không được hưởng lợi. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Cước kết nối giữa các nhà mạng giảm 20% từ ngày 1.5 nhưng nhiều khả năng khách hàng sẽ không được hưởng lợi. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Bao giờ được coi trọng?

Cần nhắc lại là, trước Thông tư 48, Bộ TTTT đã ban hành Thông tư 47 quy định các thuê bao trả trước sẽ nhận mức khuyến mại tối đa 20% và thuê bao trả sau nhận mức khuyến mại tối đa 50%. Việc này được cho là nhằm đảm bảo quyền lợi và thúc đẩy phát triển thuê bao trả sau, hạn chế cuộc gọi rác, tin nhắn rác trên tinh thần bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ di động, đảm bảo an toàn, an ninh xã hội, bảo đảm quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ.

Song, cả thông tư 47 lẫn 48 đã ban hành và có hiệu lực nhưng quyền lợi thực sự của khách hàng vẫn còn bị xem nhẹ. Đó là chưa kể cú “choáng váng” yêu cầu các thuê bao phải bổ sung đầy đủ thông tin theo Nghị định 49 ở thời hạn chót 24.4 khiến chủ thuê bao lao đao, bỏ công việc đi chụp hình mà trong đó, trách nhiệm của những nhà mạng là chủ yếu.

Anh Hoàng Anh Minh ở Cầu Giấy (Hà Nội) nêu vấn đề: “Nếu như thông tư 48 cho phép các nhà mạng giảm giá cước kết nối tối 20% cho thấy công nghệ của ngành viễn thông đã có những tiến triển. Vậy, tại sao không chỉ giảm cước kết nối giữa 2 nhà mạng thì các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông không quyết định giảm cước nội mạng và tiến hành cuộc cạnh tranh sòng phẳng bằng biệc cho phép giữ số - đổi mạng. Lúc đó, khách hàng sẽ chủ động tìm đến những nhà mạng có giá cước rẻ nhất, có dịch vụ tốt nhất. Đó mới là vì quyền lợi khách hàng”.

Rõ ràng, ở góc độ khách hàng, việc giảm cước kết nối (bị hiểu nhầm là giảm cước cuộc gọi) không quan trọng bằng việc giảm cước nội mạng. Việc này sẽ tác động đến diện rộng và hiển nhiên giảm cước nội mạng thì cước ngoại mạng sẽ giảm theo để đảm bảo cạnh tranh. Tuy nhiên, việc các nhà mạng “dùng dằng” với cước thuê bao và kéo dài thời gian thực hiện việc “chuyển mạng giữ số” tới hết 2018 đang được cho là cố tình trói các thuê bao. Chỉ khi cho phép chuyển mạng giữ số mới tạo ra cạnh tranh về giá nội mạng, từ đó, người tiêu dùng sẽ được lợi. Chậm việc thực hiện chuyển mạng giữ số ngày nào, khách hàng sẽ chịu thiệt thòi ngày đó và lợi nhuận sẽ lại chảy vào túi các nhà mạng.

Những “điểm trừ” của các nhà mạng với khách hàng

Gần đây khi quyền lợi của các thuê bao vẫn chưa có cải tiến bứt phá thì các nhà mạng đã khiến các khách hàng bức xúc.

1. Tin nhắn rác vẫn “tấn công” chủ thuê bao. Các nhà mạng vẫn để các tin nhắn quảng cáo, thậm chí quảng cáo cả web “đen” gửi đến thuê bao khiến khách hàng bức xúc.

2. Ép khách hàng bổ sung ảnh chân dung. Việc tạo ra sim rác là lỗi của nhà mạng, việc triển khai bổ sung thông tin (trong đó có ảnh chủ thuê bao) dồn dập khi thời hạn NĐ 49 có hiệu lực khiến khách hàng mệt mỏi bổ sung thông tin.

3. Sim rác vẫn hoành hành. Theo NĐ 49, các nhà mạng phải xử lý các sim “rác”. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, việc mua sim rác vẫn rất dễ dàng.

4. Tham gia, tiếp tay cho cờ bạc online. Chuyên án đánh bạc ngàn tỉ do Công an Phú Thọ thụ lý liên quan đến nhiều cựu lãnh đạo ngành công an cho thấy vai trò của các nhà mạng là rất lớn trong việc làm trung gian thanh toán. Trong số hơn 9000 tỉ đồng bị phát hiện, tiền chơi bạc từ thẻ cào chiếm 97% tổng lượng tiền chơi bạc qua các cổng trung gian thanh toán, trong đó, các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, Vinaphone, Mobifone) được hưởng từ 15,5 - 16,3%. Lợi ích của các doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ cho hoạt động đánh bạc này là không nhỏ.

5. Vụ mua 95% cổ phần AVG của nhà mạng Mobifone. Thương vụ có số tiền gần 9000 tỉ gây bức xúc dư luận và mới đây, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng đã thống nhất bổ sung việc xử lý kết luận thanh tra vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi.

6. Lộ thông tin khách hàng. Nhiều năm nay, việc các nhà mạng lộ thông tin thuê bao khách hàng vẫn còn tái diễn. Mới đây khi nộp ảnh chân dung cho nhà mạng, khách hàng vẫn còn lo lộ thông tin dù các nhà mạng hứa “bảo đảm”. L.A

THÔNG CHÍ - LINH ANH
TIN LIÊN QUAN

Sau thời hạn các nhà mạng phải thực hiện Nghị định 49: SIM rác - vẫn có thể mua “cả rổ”

THÔNG CHÍ - LINH ANH |

Một trong những mục đích cao nhất của Nghị định 49/2017/NĐ-CP, trong đó có việc chụp ảnh chân dung chủ thuê bao là ngăn chặn SIM rác. Thế nhưng, lúc cao điểm, các nhà mạng thực hiện truy bức khách hàng thực hiện hoàn thiện thông tin thì việc mua SIM rác quá dễ dàng.

Nhà mạng thiếu trách nhiệm: Khách hàng lo sốt vó, nhân viên phát sốt vì quá tải

Hà Phương |

Thực hiện sai Nghị định 49, các nhà mạng thiếu trách nhiệm, cung cấp thiếu thông tin khiến người dân mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức đi đăng ký, gây bức xúc trong những ngày qua.

Quá tải vì “gần như trong một năm qua nhà mạng không làm gì”

Dạ Thảo |

Ngày 24.4, thời điểm cuối cùng hoàn thiện thông tin thuê bao di động theo qui định của Nghị định 49, khách hàng vẫn tiếp tục tấp nập tại các điểm giao dịch của nhà mạng. Khách hàng thì “nước đến chân mới nhảy”. Vậy còn nhà mạng thì sao?

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Sau thời hạn các nhà mạng phải thực hiện Nghị định 49: SIM rác - vẫn có thể mua “cả rổ”

THÔNG CHÍ - LINH ANH |

Một trong những mục đích cao nhất của Nghị định 49/2017/NĐ-CP, trong đó có việc chụp ảnh chân dung chủ thuê bao là ngăn chặn SIM rác. Thế nhưng, lúc cao điểm, các nhà mạng thực hiện truy bức khách hàng thực hiện hoàn thiện thông tin thì việc mua SIM rác quá dễ dàng.

Nhà mạng thiếu trách nhiệm: Khách hàng lo sốt vó, nhân viên phát sốt vì quá tải

Hà Phương |

Thực hiện sai Nghị định 49, các nhà mạng thiếu trách nhiệm, cung cấp thiếu thông tin khiến người dân mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức đi đăng ký, gây bức xúc trong những ngày qua.

Quá tải vì “gần như trong một năm qua nhà mạng không làm gì”

Dạ Thảo |

Ngày 24.4, thời điểm cuối cùng hoàn thiện thông tin thuê bao di động theo qui định của Nghị định 49, khách hàng vẫn tiếp tục tấp nập tại các điểm giao dịch của nhà mạng. Khách hàng thì “nước đến chân mới nhảy”. Vậy còn nhà mạng thì sao?