Mua bán điện trực tiếp: Nhiều bên cùng có lợi

Thanh Cường |

Việc triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa nhà máy điện và khách hàng sử dụng điện đang được khẩn trương thực hiện. Tuy nhiên để nhiều bên cùng có lợi và thị trường bán lẻ cạnh tranh thực sự lành mạnh thì vẫn con nhiều vấn đề.

Hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh

Tại Nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: “Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Trong đó việc triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa nhà máy điện và khách hàng sử dụng điện chính là bước đầu tiên trong thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở nước ta”.

Hồi tháng 4.2021, Bộ Công Thương đã đưa ra Dự thảo (lần 2)Thông tư quy định thực hiện thí điểm mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện.

Trước đó, tháng 8.2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt đề án thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, trong giai đoạn từ 2022 đến 2024. Theo đề án khách hàng sử dụng điện sẽ tham gia mua điện trên thị trường điện giao ngay. Do đó, việc thí điểm mua bán điện trực tiếp theo cơ chế DPPA được xem là một bước chuẩn bị cho việc vận hành của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo lộ trình được duyệt và góp phần thúc đẩy phát triển bền vững các nguồn điện năng lượng tái tạo, qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các tổ chức quốc tế có tham gia các cam kết quốc tế về môi trường, chống biến đổi khí hậu và phát  triển bền vững ở Việt Nam.

Khi Bộ Công Thương đưa ra dự thảo về thí điểm mua bán điện trực tiếp, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ sự hào hứng. Chẳng hạn, Công ty Samsung Việt Nam đã ngay lập tức có đề xuất được tham gia thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp từ các dự án năng lượng tái tạo.

Theo dự thảo của Bộ Công Thương, việc thí điểm mua bán điện trực tiếp được thực hiện trên phạm vi toàn quốc với tổng công suất các dự án phát điện năng lượng tái tạo được lựa chọn tham gia không quá 1.000MW.

Dự thảo nêu rõ, nguyên tắc thí điểm mua bán điện trực tiếp là khách hàng được trực tiếp đàm phán, thỏa thuận mua bán điện với đơn vị phát điện thông qua việc ký kết một Hợp đồng kỳ hạn. Các giao dịch mua bán điện giữa các bên được thực hiện qua thị trường điện giao ngay theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.

Hội Điện lực Việt Nam đánh giá hình thức mua bán điện trực tiếp này nếu được áp dụng sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo lẫn doanh nghiệp sử dụng điện có thêm lựa chọn đơn vị cấp điện cho mình.

Ngoài ra, đây cũng có thể là một lối thoát cho các nhà sản xuất năng lượng tái tạo trong bối cảnh bùng nổ các dự án đầu tư vào năng lượng tái tạo trong thời gian qua dẫn đến sản lượng dư thừa, nhiều dự án buộc phải cắt bớt công suất, ảnh hưởng đến nguồn thu và kế hoạch tài chính của các nhà đầu tư năng lượng tái tạo.

Vẫn còn điểm nghẽn cần tháo gỡ

Theo các chuyên gia, cho đến thời điểm này vẫn còn thiếu rất nhiều điểm để có thể hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp. Ví dụ, như hạ tầng thực hiện, việc ký kết dựa trên mức giá nào, giao dịch ra sao, tiếp đến là hệ thống truyền tải từ nguồn phát đến các hộ tiêu thụ điện... Đó là chưa đề cập đến các vấn đề pháp lý xung quanh vấn đề này.

Cũng có ý kiến cho rằng, để triển khai và vận hành có hiệu quả thị trường bán lẻ cạnh tranh, cần phải tách bạch chi phí phân phối điện và chi phí bán lẻ điện. Trong khi Luật Điện lực và Luật Giá chưa quy định chi phí phân phối điện, nên cần phải bổ sung các quy định này.

Ngoài ra, theo Luật Điện lực, tất cả đường truyền tải do EVN quản lý. Tuy nhiên, trước tình hình mới, đã có nhiều kiến nghị cho phép nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời được quyền xây dựng đường truyền tải, nhưng cần có quy định khoảng cách giữa nơi phát với nơi mua ở mức độ bao nhiêu; xây dựng đường truyền tải thì nhà đầu tư chủ động quản lý luôn đường truyền tải ấy tới khách hàng. Để thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp, theo các chuyên gia thì phải có các quy định cụ thể để ràng buộc, chẳng hạn: Công suất, phụ tải bao nhiêu cho phù hợp; vào ban đêm…

Tiến tới xóa bỏ độc quyền trong ngành Điện là đúng, còn các vấn đề kỹ thuật khi thực hiện mua bán điện trực tiếp thì cơ quan quản lý nhà nước phải tính để khi thực hiện cơ chế này đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, kể cả chất lượng điện.

PGS-TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính)

 

Phát điện đang tiến tới thị trường cạnh tranh, còn thị trường phân phối đang tiến tới bán buôn, bán lẻ. Về khâu truyền tải, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, lưới truyền tải thì đều do nhà nước độc quyền (thông qua doanh nghiệp nhà nước). Việc độc quyền là để đảm bảo an ninh điện. Thứ 2, điều đó là đúng bởi cứ thử hình dung, không thể có chuyện một dãy phố mà có tới hai hệ thống cột điện song song được, rất lãng phí. Nhưng đã độc quyền thì phải có giám sát độc quyền và kiểm soát bằng giá, thông qua kiểm soát các chi phí hợp lý.

Ngoài ra, theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, nếu cho tư nhân tham gia vào truyền tải điện thì tư nhân chỉ có thể tham gia vào khâu nào chứ không để quyết định toàn bộ đường truyền đó. Đây là tính toán phù hợp khi nguồn phát đã đủ nhưng do năng lực, hệ thống truyền tải yếu nên điện năng đó sản xuất ra không đến người tiêu dùng. Rất nhiều nơi phát thừa công suất vì không có đường truyền. Theo tôi cho tham gia nhưng có nghĩa là góp vốn rồi chia lợi nhuận.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính

 

Không quá lo ngại về sự lãng phí khi cho tư nhân tham gia vào truyền tải điện. Bởi lẽ, nếu kế hoạch được vạch ra, có lộ trình và quy định cụ thể thì vẫn đảm bảo được hiệu quả. Khi để tư nhân tham gia vào truyền tải thì phải có quy định cụ thể. Phải nhìn nhận đến sự hiệu quả. Trong quá trình lập kế hoạch mà nhìn thấy không hiệu quả, chồng chéo thì chúng ta phải bỏ.

Còn về việc mua điện trực tiếp tại nhà máy thì trước nay vẫn có mua riêng rồi nhưng giờ có kế hoạch, bài bản hơn. Trước đây có những quy định mang tính độc quyền. Sau khi có vấn đề, chỉ thị phải làm rõ ràng về quy định trong trường hợp nào mua bán thế này, thế kia. Cao Nguyên (thực hiện)

Thanh Cường
TIN LIÊN QUAN

Vụ “kiểm tra khống” mua bán điện mặt trời: Thiệt hại thế nào nếu trót lọt?

THIÊN BẢO |

Giá mua điện nếu chốt trước ngày 31.12.2020 là 1.943 đồng/kWh. Giá mua điện năm 2021 do Bộ Công Thương đề xuất với Chính phủ từ khoảng 1.340 đồng/kWh. Như vậy, giá mua điện chênh lệch giữa năm 2020 và 2021 là khoảng 600 đồng/kWh. Nếu vụ việc "kiểm tra khống" ký 5 hợp đồng mua bán điện mặt trời trót lọt, số tiền thiệt hại có thể lên đến hàng chục tỉ đồng.

PGĐ chi nhánh Điện lực Trần Đề bị cách chức vì kiểm tra khống mua bán điện

Cường Ngô |

Kết quả kiểm tra Điện lực huyện Trần Đề có 11.400 tấm pin, nhưng qua kiểm đếm thực tế chỉ có 2.280 tấm pin điện mặt trời được thi công. Từ vi phạm trên, Công ty Điện lực Sóc Trăng đã kỷ luật nhiều cán bộ, trong đó cách chức 1 Phó giám đốc chi nhánh.

Xin ý kiến về việc mua bán điện mặt trời, điện gió không qua EVN

Anh Tuấn |

Khách hàng dùng điện cho sản xuất công nghiệp có thể đàm phán mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện mặt trời, điện gió qua hợp đồng kỳ hạn.

Sóc Trăng: Điều tra vụ "kiểm tra khống" mua bán điện mặt trời

TRẦN LƯU |

Kết quả kiểm tra của Điện lực huyện Trần Đề có 11.400 tấm pin, nhưng qua kiểm đếm thực tế chỉ có 2.280 tấm pin điện mặt trời được thi công. Từ kết quả trên, Công an tỉnh Sóc Trăng đã vào cuộc để điều tra, làm rõ vụ việc…

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Vụ “kiểm tra khống” mua bán điện mặt trời: Thiệt hại thế nào nếu trót lọt?

THIÊN BẢO |

Giá mua điện nếu chốt trước ngày 31.12.2020 là 1.943 đồng/kWh. Giá mua điện năm 2021 do Bộ Công Thương đề xuất với Chính phủ từ khoảng 1.340 đồng/kWh. Như vậy, giá mua điện chênh lệch giữa năm 2020 và 2021 là khoảng 600 đồng/kWh. Nếu vụ việc "kiểm tra khống" ký 5 hợp đồng mua bán điện mặt trời trót lọt, số tiền thiệt hại có thể lên đến hàng chục tỉ đồng.

PGĐ chi nhánh Điện lực Trần Đề bị cách chức vì kiểm tra khống mua bán điện

Cường Ngô |

Kết quả kiểm tra Điện lực huyện Trần Đề có 11.400 tấm pin, nhưng qua kiểm đếm thực tế chỉ có 2.280 tấm pin điện mặt trời được thi công. Từ vi phạm trên, Công ty Điện lực Sóc Trăng đã kỷ luật nhiều cán bộ, trong đó cách chức 1 Phó giám đốc chi nhánh.

Xin ý kiến về việc mua bán điện mặt trời, điện gió không qua EVN

Anh Tuấn |

Khách hàng dùng điện cho sản xuất công nghiệp có thể đàm phán mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện mặt trời, điện gió qua hợp đồng kỳ hạn.

Sóc Trăng: Điều tra vụ "kiểm tra khống" mua bán điện mặt trời

TRẦN LƯU |

Kết quả kiểm tra của Điện lực huyện Trần Đề có 11.400 tấm pin, nhưng qua kiểm đếm thực tế chỉ có 2.280 tấm pin điện mặt trời được thi công. Từ kết quả trên, Công an tỉnh Sóc Trăng đã vào cuộc để điều tra, làm rõ vụ việc…