Mỗi người cần tiết kiệm tối thiểu 6 tháng thu nhập để phòng thân

Mạnh Linh |

Chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 2 của Báo Lao Động, chuyên gia tài chính cá nhân - TS Hoàng Thị Bảo Thoa nhấn mạnh, trong bối cảnh biến động như hiện nay, mỗi người cần tiết kiệm để có khoản dự phòng khẩn cấp bằng khoảng 6 tháng thu nhập thường xuyên.

Trong chương trình Tài chính thông minh số 2, chuyên gia chia sẻ những "bài học xương máu" về tiền mà COVID-19 dạy chúng ta.

Theo TS. Hoàng Thị Bảo Thoa (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), bài học đầu tiên COVID-19 dạy chúng ta là phải có khoản dự phòng khẩn cấp cho các loại rủi ro bất ngờ.

Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia quản lý tài chính cá nhân, mỗi người nên có một khoản dự phòng khẩn cấp bằng 3 tháng thu nhập thường xuyên. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất định và nhiều biến động như hiện nay, TS Thoa khuyên mọi người nên xây dựng 1 khoản dự phòng khẩn cấp bằng 6 tháng thu nhập thường xuyên.

Ví dụ, hiện tại tổng thu nhập của bạn là 15 triệu đồng/tháng, bạn phải lên kế hoạch để có một quỹ dự phòng khẩn cấp khoảng 90 triệu đồng bên cạnh các quỹ khác (chi tiêu thiết yếu, tiết kiệm dài hạn, đầu tư...).

Quỹ dự phòng khẩn cấp chỉ được sử dụng khi bạn không còn giải pháp nào khác, trong những tình huống cấp bách như ốm đau, tai nạn, mất việc…

Quỹ dự phòng khẩn cấp phải có tính thanh khoản rất cao nên thường để dưới dạng tiền mặt (gửi tiết kiệm không kỳ hạn hay kỳ hạn ngắn) hoặc tương đương, như ngoại tệ mạnh và vàng.

Theo TS Thoa, bài học thứ 2 mà COVID-19 dạy chúng ta là đa dạng thu nhập: “Nếu chỉ có 1 nguồn thu nhập duy nhất, khi có biến cố xảy ra, chúng ta cũng rất dễ lâm vào thế bị động vì mất đi khoản thu nhập thường xuyên, duy nhất này".

Trước những rủi ro trong cuộc sống như COVID-19, ốm đau, bệnh tật, gia đình gặp biến cố..., mỗi người cần lập kế hoạch và quản lý tốt tài chính cá nhân. 

Hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta trả lời cho nhiều câu hỏi quan trọng: Thu nhập của chúng ta đến từ đâu? Làm sao để có thêm thu nhập? Cần làm gì để chi tiêu thông minh và tiết kiệm hiệu quả?...

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, quý độc giả đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được đăng tải trên laodong.vn vào tối thứ Năm hàng tuần, có sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Mạnh Linh
TIN LIÊN QUAN

Bài học "xương máu" về tiền mà COVID-19 dạy chúng ta

Hải Linh |

Trên thực tế, COVID-19 là một trong rất nhiều rủi ro trong cuộc sống. Chưa kể các rủi ro về tính mạng và sức khỏe nếu chẳng may mắc phải, COVID-19 khiến nhiều người mất việc làm, giảm thu nhập. Hai bài học xương máu về tiền bạc mà COVID-19 gửi tới là phải có quỹ dự phòng khẩn cấp và không nên lệ thuộc vào 1 nguồn thu nhập duy nhất, TS Hoàng Thị Bảo Thoa chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 2.

5 mẹo đối phó với nỗi lo về tiền bạc từ chuyên gia tài chính cá nhân

Minh An |

Ở khắp nơi trên thế giới, tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong cuộc sống của những người trưởng thành. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn hiểu hơn về tài chính cá nhân và vượt qua nỗi lo về tiền bạc, từ Tiến sĩ Brad Klontz (trường kinh doanh Heider , Đại học Heider , Mỹ).

Tài chính thông minh: Tiền nhiều đã gọi là giàu?

Hải Linh |

Phần lớn mọi người có xu hướng liên hệ sự giàu có với tiền bạc. Song, GS.TS Andreas Stoffers - cựu banker lão làng từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao của Deutsche Bank tại Đức và Đông Nam Á cho rằng giàu có là khái niệm rộng lớn, không dừng ở tiền. Trong số đặc biệt của chương trình Tài chính thông minh, Chủ tịch Alpha Books, ông Nguyễn Cảnh Bình và GS.TS Andreas Stoffers sẽ chia sẻ nhiều góc nhìn mới về tiêu chuẩn giàu đa chiều.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Bài học "xương máu" về tiền mà COVID-19 dạy chúng ta

Hải Linh |

Trên thực tế, COVID-19 là một trong rất nhiều rủi ro trong cuộc sống. Chưa kể các rủi ro về tính mạng và sức khỏe nếu chẳng may mắc phải, COVID-19 khiến nhiều người mất việc làm, giảm thu nhập. Hai bài học xương máu về tiền bạc mà COVID-19 gửi tới là phải có quỹ dự phòng khẩn cấp và không nên lệ thuộc vào 1 nguồn thu nhập duy nhất, TS Hoàng Thị Bảo Thoa chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 2.

5 mẹo đối phó với nỗi lo về tiền bạc từ chuyên gia tài chính cá nhân

Minh An |

Ở khắp nơi trên thế giới, tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong cuộc sống của những người trưởng thành. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn hiểu hơn về tài chính cá nhân và vượt qua nỗi lo về tiền bạc, từ Tiến sĩ Brad Klontz (trường kinh doanh Heider , Đại học Heider , Mỹ).

Tài chính thông minh: Tiền nhiều đã gọi là giàu?

Hải Linh |

Phần lớn mọi người có xu hướng liên hệ sự giàu có với tiền bạc. Song, GS.TS Andreas Stoffers - cựu banker lão làng từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao của Deutsche Bank tại Đức và Đông Nam Á cho rằng giàu có là khái niệm rộng lớn, không dừng ở tiền. Trong số đặc biệt của chương trình Tài chính thông minh, Chủ tịch Alpha Books, ông Nguyễn Cảnh Bình và GS.TS Andreas Stoffers sẽ chia sẻ nhiều góc nhìn mới về tiêu chuẩn giàu đa chiều.