Lời giải cho bài toán tài chính doanh nghiệp sau khủng hoảng

Thu Trang |

Mặc dù dịch COVID-19 gây tác động nặng nề, tuy nhiên cũng nhiều doanh nghiệp vẫn phát triển với nhiều thành tựu đáng kinh ngạc. Sở dĩ có sự khác biệt này là đến từ quy trình quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Đó chính là những nhận định của các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp có thành tựu kinh doanh nổi bật trong đại dịch tại chương trình tọa đàm “Quản trị tài chính - Lời giải cho bài toán tài chính doanh nghiệp sau khủng hoảng”. Chương trình được phối hợp tổ chức bởi Công ty cổ phần đào tạo và phát triển nhân lực Dgroup và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính, ngân hàng độc lập chia sẻ: “ Hai năm vừa qua là 2 năm vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa vì không thể tiếp tục duy trì các hoạt động. Tuy nhiên, cũng nhiều doanh nghiệp vẫn phát triển với nhiều thành tựu đáng kinh ngạc. Sở dĩ có sự khác biệt này là đến từ quy trình quản lý tài chính của doanh nghiệp”.

 
Doanh nghiệp đối phó thế nào?

Có thể thấy, một trong những giải pháp quan trọng nhất mà doanh nghiệp có thể trông cậy đó chính là ngân hàng. Để vay vốn hiệu quả, nhanh gọn, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị mục đích vay, số tiền vay phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân, lãi suất và các lệ phí, tài sản bảo đảm, thời hạn cho vay, hương thức cho vay, nguồn trả nợ, hương thức giải ngân, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp. Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng nhấn mạnh chủ doanh nghiệp cần thận trọng tuyệt đối không đặt bút ký khi chưa đọc kỹ hợp đồng tín dụng.

Do nhu cầu vay vốn cao, nên hiện nay bên cạnh các hệ thống ngân hàng chính thống cũng xuất hiện rất nhiều số tổ chức tín dụng đen. Trên thực tế đã nhiều chủ doanh nghiệp mắc bẫy, thậm chí là rơi vào cùng 1 chiếc bẫy 2 lần, khiến khủng hoảng càng thêm trầm trọng.

Ngoài ra, không ít doanh nghiệp lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu để có vốn duy trì hoạt động. Nhưng nếu việc kinh doanh không khởi sắc, không trả được nợ trái phiếu, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Thay vào đó, an toàn hơn, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng tìm đến sự giúp đỡ của ngân hàng chính là sự lựa chọn tốt nhất.

Với hơn 10 năm đồng hành cùng các doanh nghiệp, CEO Lê Dung - Tổng giám đốc công ty cổ phần đào tạo và phát triển nhân lực Dgroup cho biết: “Doanh nghiệp cần chuẩn bị trước các kịch bản để đối phó với các tình huống xấu, hiểu về quản trị rủi ro. Trong đó, quản trị rủi ro tài chính là ưu tiên hàng đầu, doanh nghiệp cần có các kiến thức để quản trị. Khi quản trị được rồi chúng ta sẽ có cơ hội để tận dụng các nguồn lực một cách tốt nhất. Mỗi chủ doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, chiến lược tài chính, cái gì khó có chuyên gia, tìm lời khuyên từ các chuyên gia, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp. Trong chiến lược tài chính, uy tín chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhờ tạo dựng uy tín tốt mà các khó khăn về tài chính đã được giải quyết một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người cũng đã làm tuột mất các cơ hội hỗ trợ từ bạn bè, người thân, đối tác, ngân hàng vì lỡ một lần không đảm bảo được uy tín. Bên cạnh đó, các vị trí chuyên môn, đặc biệt là kế toán trưởng ngoài chuyên môn ra cần có tư duy, phương thức làm việc hiệu quả, sẵn sàng tham mưu cho chủ doanh nghiệp các giải pháp tài chính tốt để giúp doanh nghiệp phát triển”.

Đại diện cho ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - ông Đinh Thế Cường - Giám đốc Trung tâm phát triển sản phẩm khối khách hàng doanh nghiệp đã đưa ra rất nhiều giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: vốn thế chấp thanh toán định kỳ, vốn tín chấp thanh toán định kỳ, vốn tín chấp thanh toán linh hoạt, vốn lãi suất 0%, vốn tài trợ xuất nhập khẩu. Đây đều là những giải pháp vốn cực kỳ ưu đãi nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs Việt vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Thu Trang
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp "khát" lao động

ANH THƯ |

Nhu cầu lao động tại các thị trường lớn, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ tiếp tục tăng cao.

4.400 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã thành lập Tổ An toàn COVID-19

Kiều Vũ |

Hà Nội – Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội cho biết đến nay đã có 11.551 Tổ An toàn COVID-19 được thành lập trong 4.400 doanh nghiệp, với 50.445 người lao động tham gia.

Doanh nghiệp nỗ lực bảo đảm bữa ăn ca cho người lao động

Mai Dung - Trung Du |

Lương không tăng, trong khi mọi chi phí sinh hoạt đang dần “leo thang” khiến cuộc sống nhiều công nhân nhà trọ ở thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình khó khăn. Họ chấp nhận cắt giảm bữa ăn hằng ngày để có tiền gửi về quê cho gia đình. Trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp nỗ lực bảo đảm bữa ăn ca cho người lao động.

Doanh nghiệp trẻ đóng góp tiên phong phát triển kinh tế - xã hội ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lãnh đạo UBND tỉnh này kỳ vọng những năm tới, ngoài những thành tích đã đạt được, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh sẽ hỗ trợ cho nhiều đơn vị khởi nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Doanh nghiệp "khát" lao động

ANH THƯ |

Nhu cầu lao động tại các thị trường lớn, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ tiếp tục tăng cao.

4.400 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã thành lập Tổ An toàn COVID-19

Kiều Vũ |

Hà Nội – Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội cho biết đến nay đã có 11.551 Tổ An toàn COVID-19 được thành lập trong 4.400 doanh nghiệp, với 50.445 người lao động tham gia.

Doanh nghiệp nỗ lực bảo đảm bữa ăn ca cho người lao động

Mai Dung - Trung Du |

Lương không tăng, trong khi mọi chi phí sinh hoạt đang dần “leo thang” khiến cuộc sống nhiều công nhân nhà trọ ở thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình khó khăn. Họ chấp nhận cắt giảm bữa ăn hằng ngày để có tiền gửi về quê cho gia đình. Trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp nỗ lực bảo đảm bữa ăn ca cho người lao động.

Doanh nghiệp trẻ đóng góp tiên phong phát triển kinh tế - xã hội ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lãnh đạo UBND tỉnh này kỳ vọng những năm tới, ngoài những thành tích đã đạt được, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh sẽ hỗ trợ cho nhiều đơn vị khởi nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.