Lão nông đất Tổ thu tiền tỉ từ niềm đam mê chăn nuôi

Tô Công |

Phú Thọ - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thủy nổi tiếng khắp vùng vì mỗi năm thu cả tỉ đồng từ việc nuôi ong và các loài động vật.

Thu tiền tỉ từ chăn nuôi

Những ngày giữa tháng 2, từ sự chỉ dẫn của người dân xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, nhóm PV Báo Lao Động tìm đến nhà ông Lê Đình Thanh (63 tuổi, sống tại khu 2, xã Tu Vũ), người nông dân giỏi có tiếng trong vùng vì vươn lên làm giàu và tạo công ăn việc làm cho người nông dân từ đam mê nuôi các loài động vật.

Được ông Thanh dẫn đi thăm hệ thống chuồng trại sau nhà, tại đây, ông đang nuôi hàng trăm cá thể nhím, dúi, cầy - những loài động vật có giá trị kinh tế cao. Bước vào 2 tầng chuồng trại khép kín của ông Thanh, la liệt những bao ngô, rổ chuối, hoa quả, rau... thức ăn hàng ngày của các loài động vật mà ông đang nuôi.

 
Thức ăn của các loài vật ông Thanh đang nuôi. Ảnh: Tô Công.

Theo ông Thanh, mặc dù các loài vật đang nuôi không tốn nhiều chi phí cho thức ăn, chỉ khoảng 300 nghìn đồng/ngày, nhưng do không sử dụng các loại cám chăn nuôi nên các cá thể được nuôi lớn chậm, cùng với đó giá trị con giống rất cao.

Tại 2 tầng chuồng trại của ông Thanh, tổng giá trị con giống đã lên tới trên 1 tỉ đồng.

"Riêng về nuôi dúi và nhím, mỗi năm gia đình tôi thu về khoảng 400 triệu đồng, thu nhập từ cầy thì hiện tại chưa tính được nhưng tổng thu về chăn nuôi của gia đình tôi 1 năm khoảng 1,2 tỉ đồng" - ông Thanh chia sẻ.

 
Những cá thể cầy trong chuồng trại của ông Thanh. Ảnh: Tô Công.

Để đạt đến con số tổng thu nhập như trên, góp một phần không nhỏ từ việc ông Thanh đang sở hữu tới 600 thùng nuôi ong, được bố trí rải rác khắp nơi trong khu vực.

Với khoảng 10 lít mật ong thu được từ mỗi thùng/năm, ông Thanh có thể thu về 6.000 lít mật ong/năm. Với giá cả thị trường từ 100 đến 200 nghìn đồng/lít tùy loại, trừ chi phí, mỗi năm, ông Thanh thu được trên dưới 600 triệu đồng từ việc nuôi ong.

Để tạo dựng thương hiệu mật ong của quê hương, phát triển nghề nuôi ong theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Tháng 3.2020, Hợp tác xã (HTX) nuôi ong Thanh Thủy được thành lập với 10 thành viên, trong đó ông Thanh là Giám đốc HTX.

Đến nay, cả HTX đã có 2.500 thùng ong, nằm rải rác khắp vùng "núi Tản, sông Đà", mỗi năm thu được khoảng 20.000 lít mật (tùy người nuôi thu được số lít mật ong/thùng khác nhau).

 
Riêng nuôi ong, mỗi năm ông Thanh thu về trên dưới 600 triệu đồng. Ảnh: Tô Công.

Cơ duyên với loài ong

Ông Thanh kể, cách đây hơn 33 năm, ông Thanh bị đau thượng vị, nghe dân gian kể về việc chữa trị dần dần bằng mật ong sẽ khỏi, ông Thanh phải sử dụng mật ong mỗi ngày, không bao lâu, bệnh tình của ông thuyên giảm. Nhận thấy lợi ích của mật ong, ông Thanh nảy ra ý định nuôi loài này để lấy mật, phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình.

Sau đó, qua việc hỏi han nhiều người, ông Thanh đạp xe đạp đến huyện Thanh Sơn để tìm mua ong. Sau khi tìm được, ông Thanh đã đổi chiếc xe đạp hiệu Thống Nhất của mình lấy 3 thùng ong về nhà nuôi.

Lúc đầu, do chưa nắm được kỹ thuật, chưa có kinh nghiệm nên ong chết như "ngả rạ", 3 thùng ong mà ông Thanh mua về chẳng mấy chốc đã mất đi 2 thùng.

 
Thành viên HTX di chuyển thùng ong đến nơi lấy mật mới. Ảnh: Tô Công.

Không nản chí, với một chiếc xe đạp khác, ông Thanh lại đạp xe đến xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi ong của những cụ cao niên ở đây. Dần dần, ong của ông Thanh đã không còn chết nhiều như trước. Lấy được "vựa" mật ong đầu tiên, ông Thanh mừng rơi nước mắt.

"Người nuôi ong cần phải cần mẫn, tỉ mỉ, đồng thời phải hiểu được tập tính, quy luật của loài ong. Thậm chí, phải nắm bắt được cả thiên nhiên, thời tiết nữa. Mãi nhiều năm về sau, khi đã có nhiều bài học kinh nghiệm, tôi mới dám nhân rộng đàn ong của mình" - ông Thanh bộc bạch.

Năm 2022 vừa qua, để nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong của HTX, ông Thanh đã đầu tư gần 200 triệu đồng để mua máy hạ thủy phần mật ong (tách nước ra khỏi mật ong thô). Theo ông Thanh, mật ong sau khi được hạ thủy phần sẽ tinh khiết hơn, tuổi thọ mật ong sẽ được kéo dài hơn, không bị chuyển màu, chuyển hóa...

 
Nhóm sản phẩm "Mật ong rừng Thanh Thủy" của HTX đã được UBND tỉnh Phú Thọ chứng nhận là sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao. Ảnh: Tô Công.

Hiện tại, từ việc chăn nuôi của bản thân ông Thanh và việc nuôi ong của HTX đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 50 lao động, với thu nhập khá từ 10 đến 12 triệu đồng/tháng. Góp phần không nhỏ vào công cuộc an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế của địa phương.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Khuất Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy cho biết, ông Thanh là tấm gương của một người nông dân làm kinh tế giỏi, dám nghĩ dám làm, được chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện cho đến xã công nhận nhiều năm nay.

"Mô hình nuôi ong của HTX Nuôi ong Thanh Thủy là một mô hình hay, mang lại giá trị kinh tế cao, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Chính quyền, các ban ngành liên quan luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để HTX nâng cao hơn nữa cả về số lượng, chất lượng sản phẩm cũng như phát triển thương hiệu, thị trường" - ông Dũng nói.

Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Lão nông Đất Tổ vực dậy thương hiệu chè của quê hương

Tô Công - Minh Nguyễn |

Phú Thọ - Là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu toàn quốc, ông Nguyễn Văn Thanh (xã Điêu Lương, huyện Cẩm Khê) đã truyền cảm hứng, tìm hướng đi đúng đắn cho nông dân địa phương thoát nghèo, phát triển kinh tế từ cây chè.

Nuôi gà Ai Cập, nông dân Phú Thọ thu cả trăm triệu đồng

Tô Công |

Một nông dân ở xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê đã có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm từ việc nuôi gà Ai Cập lấy trứng.

Bí quyết nghề nuôi ong ở Tấu Lìn

Phung Minh |

Mô hình nuôi ong dựa vào những triền đồi đầy hoa tại Tấu Lìn đang cho kết quả tốt. Nhờ hợp thổ nhưỡng, mật ong Tấu Lìn đang dần có tiếng trên thị trường.

Nghi phạm cướp cửa hàng Thế giới di động mua súng trên mạng xã hội

Long Nguyễn |

Vĩnh Phúc - Do đánh hơn 4.000 điểm lô và thua hết số tiền đã vay nên đối tượng đã lấy khẩu súng hơi mua trên mạng xã hội để mang đi đe dọa, cướp tài sản.

Khách Tây gợi ý hành trình khám phá một Vịnh Hạ Long rất khác

Minh Anh |

Dưới đây là hành trình ghé thăm những địa điểm ít người biết tới, vẫn còn giữ nguyên nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc ở Vịnh Hạ Long, giúp du khách khám phá kỳ quan thiên nhiên này "đỉnh" như dân bản địa.

Ông Park Hang-seo liệu có thành công nếu dẫn dắt tuyển Thái Lan, Indonesia?

NGUYỄN ĐĂNG |

Khi còn làm việc tại Việt Nam, VFF và VPF có thể sắp xếp, điều chỉnh lịch thi đấu các giải quốc nội để ông Park Hang-seo có điều kiện tập hợp lực lượng tốt nhất, nhưng nếu sang Thái Lan làm việc, điều đó sẽ không xảy ra.

Dịch vụ lái xe hộ đắt hàng, dân nhậu chi thêm vài trăm nghìn để "né" CSGT

Hải Danh |

Thời gian gần đây, CSGT đang đẩy mạnh công tác kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn dịch vụ thuê lái xe hộ sau khi uống rượu bia.

Nguy cơ mất trắng khi mua nhà ở xã hội qua mạng

Nguyễn Thúy |

Với giá thành thấp, nhiều người lựa chọn tìm mua nhà ở xã hội “qua tay” theo các thông tin quảng cáo trên mạng. Tuy nhiên, chuyên gia pháp lý cảnh báo, mọi giao dịch nhà ở xã hội không đúng đối tượng, đặc biệt trong 5 năm đầu tiên đều là vô hiệu.

Lão nông Đất Tổ vực dậy thương hiệu chè của quê hương

Tô Công - Minh Nguyễn |

Phú Thọ - Là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu toàn quốc, ông Nguyễn Văn Thanh (xã Điêu Lương, huyện Cẩm Khê) đã truyền cảm hứng, tìm hướng đi đúng đắn cho nông dân địa phương thoát nghèo, phát triển kinh tế từ cây chè.

Nuôi gà Ai Cập, nông dân Phú Thọ thu cả trăm triệu đồng

Tô Công |

Một nông dân ở xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê đã có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm từ việc nuôi gà Ai Cập lấy trứng.

Bí quyết nghề nuôi ong ở Tấu Lìn

Phung Minh |

Mô hình nuôi ong dựa vào những triền đồi đầy hoa tại Tấu Lìn đang cho kết quả tốt. Nhờ hợp thổ nhưỡng, mật ong Tấu Lìn đang dần có tiếng trên thị trường.